Luận Văn Quá trình tự do hóa tài chính

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 20/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    h=1]A. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng từ năm 1986, nền kinh tế Việt nam từng bước chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập với nền kinh tế thế giới.
    Theo đó, hệ thống ngân hàng cũng không ngừng được cải cách để nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính. Tác động và kết quả trực tiếp của tiến trình này là việc tiền tệ hoá sâu sắc các nguồn lực kinh tế và các quan hệ kinh tế. Điều này cũng có nghĩa là cải cách kinh tế đã và sẽ tiếp tục gắn chặt với tự do hoá tài chính trong mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, mở ra những tiềm năng và cơ hội phát triển cho hệ thống ngân hàng. Với sự ra đời của Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính (tháng 5/1990) đã đưa đến việc hình thành hệ thống ngân hàng 2 cấp:
    - Các NHTM thực hiện nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ và cung cấp các dịch vụ ngân hàng. - NHNN thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và chức năng NHTW. Cho đến nay, hệ thống pháp luật về ngân hàng được hoàn thiện về căn bản với việc ban hành Luật NHNN và Luật các TCTD vào tháng 12/1997.
    Quá trình tự do hoá tài chính được thực hiện theo những bước đi cụ thể và đã đạt được kết quả đáng khích lệ, bao gồm:
    - Hình thành và phát triển hệ thống điều hành tiền tệ dựa trên cơ sở thị trường với hệ thống các công cụ gián tiếp; - CSTT đã được đổi mới căn bản và có trật tự theo hướng tăng cường các công cụ và phương pháp điều hành gián tiếp, phù hợp với sự thay đổi về thể chế và hạ tầng tài chính; - Cơ chế điều hành lãi suất từng bước được đổi mới và đã được tự do hóa theo cơ chế thị trường (từ lãi suất áp đặt sang “trần – sàn”, đến khống chế trần và cuối cùng là lãi suất thỏa thuận); - Chính sách quản lý ngoại hối từng bước được tự do hóa, xóa bỏ nhiều loại giấy phép theo hướng phù hợp dần với thông lệ quốc tế và yêu cầu hội nhập quốc tế, bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu của cải cách hành chính, của Luật Doanh nghiệp trong việc phân định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của doanh nghiệp, tạo ra sự thông thoáng hơn cho hoạt động kinh tế đối ngoại. Việc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối đã được tiến hành theo hướng đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền quản lý để nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các địa phương, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân thực hiện các giao dịch ngoại hối, giúp NHNN có điều kiện tập trung nghiên cứu cơ chế, chính sách theo mô hình ngân hàng trung ương hiện đại; - Thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá từ tỷ giá cố định sang tỷ giá có điều chỉnh, đến tỷ giá công bố theo mức hình thành cuối ngày trên thị trường; - Từ tháng 12/2005, các giao dịch vãng lai đã được tự do hóa hoàn toàn và các giao dịch vốn đã được nới lỏng đáng kể với việc ban hành Pháp lệnh Ngoại hối. Hiện nay, các giao dịch vốn, nhất là dòng vốn ra vẫn được kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính và giảm thiểu rủi ro do việc rút vốn ồ ạt ra nước ngoài; - Hoạt động tín dụng thay đổi từ tín dụng phân phối cho một số ít đối tượng khách hàng sang tín dụng không phân biệt thành phần kinh tế và tách bạch hoạt động cho vay chính sách với cho vay thương mại; - Mở rộng hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính cho các thành phần kinh tế và tổ chức tài chính trong và ngoài nước, từng bước chuyển từ hoạt động cung ứng dịch vụ độc quyền của ngành ngân hàng sang thị trường tài chính đa ngành;
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...