Thạc Sĩ Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 13/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    LỜI CẢM ƠN

    Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS. TS Tôn Thảo Miên –
    người đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý
    báu để em có thể hoàn thành luận văn này.
    Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo Khoa Ngữ
    Văn, khoa Sau Đại học – Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy và giúp
    đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
    Cối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè đã luôn cổ
    vũ, động viên tôi trong suốt thời gian qua.
    Trong quá trình thực hiện, do còn hạn chế về mặt thời gian, kinh phí
    cũng như trình độ chuyên môn nên luận văn sẽ khó tránh khỏi những thiết sót.
    Rất mong nhận được những ý kiến quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa
    học cùng bạn bè!
    Tôi xin chân thành cảm ơn!


    Tác giả luận văn
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN iii
    LỜI CẢM ƠN iv
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Lịch sử vấn đề 2
    2.1 Các công trình nghiên cứu về nhà văn Tô Hoài 2
    3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 4
    4.1. Đối tượng 4
    4.2 Phạm vi nghiên cứu . 5
    5. Phương pháp nghiên cứu . 5
    6. Đóng góp của đề tài . 5
    7. Cấu trúc luận văn . 6
    NỘI DUNG 7
    Chương 1: KHÁI LƯỢC LÝ THUYẾT TIẾP NHẬN . 7
    VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI 7
    1.1. Khái lược về lý thuyết tiếp nhận . 7
    1.1.1Khái niệm tiếp nhận văn học . 7
    1.1.2.Lý luận tiếp nhận văn học truyền thống và hiện đại 11
    1.1.3. Những đặc điểm cơ bản của tiếp nhận 13
    1.1.4. Một số phạm trù của tiếp nhận văn học . 19
    1.2. Hành trình sáng tác và quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài 23
    1.2.1 Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm1945 24
    1.2.2 Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 29
    Chương 2: TIẾP NHẬN SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI 35
    TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 35
    2.1. Tiếp nhận đề tài miền núi trong sáng tác của Tô Hoài . 35
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vi
    2.2. Tiếp nhận những sáng tác về Hà Nội của Tô Hoài 47
    2.2.1. Đề tài Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám 47
    2.2.2. Đề tài Hà Nội sau Cách mạng tháng Tám . 50
    2.3. Tiếp nhận mảng truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài . 55
    2.4. Tiếp nhận hồi kí và tự truyện của Tô Hoài . 59
    Chương 3:TIẾP NHẬN SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI . 65
    TRÊN PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 65
    3.1. Nghệ thuật ngôn ngữ và giọng điệu trong sáng tác của Tô Hoài . 66
    3.2. Nghệ thuật trần thuật trong sáng tác của Tô Hoài 74
    3.3. Những đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật 79
    3.4. Nghệ thuật xây dựng kết cấu không gian, thời gian . 83
    KẾT LUẬN . 89
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 92

    1
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Tác giả Tô Hoài là một nhà văn có vị trí đặc biệt trong nền văn học hiện
    đại Việt Nam. Ông là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào, bền bỉ và đa dạng,
    xứng đáng được coi là cây bút văn xuôi lực lưỡng bậc nhất có nhiều đóng góp
    quan trọng vào tiến trình văn học mới. Giáo sư Phong Lê trong bài “Tô Hoài,
    sáu mươi năm viết .” (1999) đã nhận xét: “55 năm viết, với trên dưới 150 đầu
    sách được ấn hành, có thể nói đó là một khối lượng lao động đồ sộ, hiếm có ai
    trong các nhà văn Việt Nam hiện đại so sánh được” [27, tr. 17].
    Trong dòng văn học hiện đại Việt Nam, Tô Hoài được đánh giá là một
    cây đại thụ. Ông nhận giải thưởng Hồ Chí Minh vào năm 1996. Nhà phê bình
    Vương Trí Nhàn đã nhận xét : “So với các cây bút đương thời, Tô Hoài có lẽ là
    nhà văn giàu chất chuyên nghiệp bậc nhất. Sống đến đâu viết đến đấy. Việc viết
    lách đối với ông là một thứ lao động hàng ngày”. Giáo sư Hà Minh Đức cho
    rằng “Tô Hoài là một cây bút văn xuôi sắc sảo và đa dạng”.
    Sáng tác của Tô Hoài phong phú đa dạng về thể loại, trong hành trình
    sáng tác lâu dài, bền bỉ của mình, nhà văn đã sáng tác trên nhiều thể loại gồm:
    truyện ngắn, tiểu thuyết, ký, truyện thiếu nhi . Ở thể loại nào ông cũng để lại
    những thành công và tạo được dấu ấn riêng, đậm nét trong lòng độc giả.
    Tác phẩm của Tô Hoài được giảng dạy và học tập nghiên cứu trong nhà
    trường, điều đó cho thấy sáng tác của ông luôn nhận được sự quan tâm lớn của
    độc giả và giới nghiên cứu. Việc tìm hiểu về toàn bộ quá trình sáng tác cũng
    như quá trình đón nhận tác phẩm của Tô Hoài góp phần giúp cho các thế hệ
    độc giả có cái nhìn toàn diện về sáng tác của nhà văn, có thêm nguồn tư liệu
    phục vụ cho công tác học tập và giảng dạy.
    Cuéc ®êi vµ sù nghiÖp s¸ng t¸c cða T« Hoµi ®·
    ®­îc giìi nghiªn cøu, phª b×nh quan t©m rÊt sìm trªn
    2
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    tÊt c¶ c¸c ph­¬ng diÖn. Từ việc khảo sát các nội dung, đề tài sáng
    tác chính, cho đến những đặc sắc trong nghệ thuật sáng tác, những nghiên cứu
    về nhà văn trên cơ sở lý luận . tất cả đều hướng đến những giá trị đặc sắc trong
    quá trình sáng tạo nghệ thuật của Tô Hoài, khẳng định tên tuổi của ông trong
    nền văn học hiện đại của nước nhà.
    Việc tìm hiểu về tiếp nhận sáng tác của Tô Hoài nhằm thống kê lại
    những công trình, bài viết của các nhà nghiên cứu, của độc giả về nhà văn Tô
    Hoài. Mặt khác qua tìm hiểu quá trình tiếp nhận sáng tác của Tô Hoài còn giúp
    ta thấy được những giá trị to lớn về nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của
    ông, tác phẩm của ông có sức sống lâu bền với thời gian, thu hút được sự quan
    tâm của nhiều độc giả. Với đề tài “Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài”,
    chúng tôi muốn có cái nhìn đầy đủ, trọn vẹn về những đóng góp của Tô Hoài
    trong quá trình vận động và phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại.
    2. Lịch sử vấn đề
    2.1 Các công trình nghiên cứu về nhà văn Tô Hoài
    Tô Hoài là một nhà văn lớn trong nền văn học dân tộc, do đó từ trước tới
    nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về ông, tuy nhiên với một số lượng tác
    phẩm lớn, thời gian sáng tác lâu dài, nhiều mảng đề tài, nhiều nội dung đặc sắc
    cùng với những nét nghệ thuật độc đáo . Có thể thấy rằng việc nghiên cứu về
    Tô Hoài là cả một vấn đề khoa học mà ở đó mỗi người có thể khám phá và tìm
    thấy những đặc sắc riêng. Đó cũng là lý do mà từ trước tới nay đã có nhiều
    công trình nghiên cứu về tác giả Tô Hoài ở nhiều góc độ, nội dung khác nhau.
    Các công trình nghiên cứu về tác Tô Hoài trải dài theo quá trình sáng tác
    của ông. Chúng ta có thể dễ dàng tìm hiểu về nhà văn qua một số công trình
    tiêu biểu như: tuyển tập "Tô Hoài về tác gia và tác phẩm" (Phong Lê giới thiệu,
    Vân Thanh tuyển chọn, 2000), cuốn sách gồm các bài nghiên cứu, phê bình,
    giới thiệu về Tô Hoài; chuyên luận "Phong cách nghệ thuật Tô Hoài" (2006)
    3
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    của tác giả Mai Thị Nhung tìm hiểu về những đặc điểm trong phong cách nghệ
    thuật của Tô Hoài .
    Các tài liệu về văn học Việt Nam hiện đại, các giáo trình giảng dạy trong
    các trường đại học, cao đẳng cũng có phần viết và giới thiệu về nhà văn Tô
    Hoài với đầy đủ chi tiết về cuộc đời cũng như toàn bộ sự nghệp sáng tác của
    nhà văn.
    Trong những năm gần đây xuất hiện ngày càng nhiều chuyên luận, luận
    văn nghiên cứu, tìm hiểu về tác giả Tô Hoài cũng như những đặc sắc trong đề
    tài, thể loại, nội dung, nghệ thuật thể hiện trong sáng tác của ông. Các học viên
    theo học tại các trường Đại học, các viện nghiên cứu đã chọn Tô Hoài và
    những lĩnh vực sáng tác của ông làm đề tài nghiên cứu. Điều này càng chứng tỏ
    quá trình tiếp nhận Tô Hoài luôn được độc giả các thế hệ quan tâm.
    Ngay tõ nhưng n¨m ®Çu cða sù nghiÖp s¸ng t¸c, t¸c
    phÈm cða «ng ®· ®­îc d­ luËn quan t©m. Cµng vÓ sau,
    cïng vìi sù dµy dÆn trong sè l­îng s¸ng t¸c vµ sù ®Æc
    s¾c trong bñt ph¸p thÑ hiÖn, sù nghiÖp s¸ng t¸c cða
    T« Hoµi cµng cã søc hÊp dÉn, thñ vÞ ®èi vìi ng­êi ®äc
    vµ giìi nghiªn cøu, Vò QuÇn Ph­¬ng nhËn thÊy: “Kh¸m
    ph¸ vÓ «ng c¶ vÓ v¨n lÉn vÓ ®êi lµ mét say mª vìi
    chñng ta, nhưng ng­êi cã h¹nh phñc ®­îc cïng thêi vìi
    «ng, vµ ch¾c c¶ thÕ hÖ sau. Kh¸m ph¸ vÓ «ng lµ c¶ mét
    vÊn ®Ó khoa häc lìn lao nh­ng tr­ìc hÕt vìi chñng t«i
    lµ ®ßi hái cða t×nh c¶m, cða lßng biÕt ¬n, sù noi
    g­¬ng” [37, tr.58].
    2.2 Công trình nghiên cứu vê tiếp nhận sáng tác của Tô Hoài
    Có nhiều công trình nghiên cứu của một số tác giả cũng đã đề cập đến
    việc tiếp nhận sáng tác của Tô Hoài, tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức độ phục vụ
    cho mục đích nghiên cứu hay cho luận điểm của bài viết. Qua tìm hiểu chúng
    4
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    tôi thấy rằng chưa có công trình nào thực sự nghiên cứu về tác giả Tô Hoài ở
    góc độ tiếp nhận văn học hoặc tìm hiểu quá trình tiếp nhận sáng tác của ông từ
    trước tới nay.
    3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
    Tìm hiểu một cách khái lược lý thuyết tiếp nhận và thực tiễn tiếp nhận
    sáng tác của Tô Hoài từ trước đến nay. Qua việc tìm hiểu về tiếp nhận sáng tác
    của Tô Hoài giúp ta hệ thống lại các công trình nghiên cứu, bài viết về những
    sáng tác của ông. Mặt khác với việc tiếp nhận đối với độc giả mọi lứa tuổi qua
    các thời kì một lần nữa phần nào khẳng định được những giá trị, những đóng
    góp to lớn cũng như sức sống lâu bền của tác phẩm Tô Hoài trong lòng bạn đọc
    và công chúng.
    Ở bình diện lý thuyết tiếp nhận, có thể đưa ra những quan điểm tiếp cận
    mới đối với những sáng tác của Tô Hoài. Với việc tổng hợp những nội dung đề
    tài sáng tác chủ yếu được nhiều độc giả quan tâm, những sáng tạo nghệ thuật
    độc đáo trở thành khuôn mẫu cho các thế hệ học tập, từ đó đánh giá những
    thành công, những mặt hạn chế trong sáng tác của nhà văn.
    Qua việc khảo sát các công trình nghiên cứu, bài viết . về nhà văn Tô
    Hoài một lần nữa khẳng định và nhấn mạnh sự quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu
    của các thế hệ độc giả đối với sáng tác của nhà văn trên các bình diện đề tài,
    nghệ thuật thể hiện. Sự quan tâm tiếp nhận một cách nghiêm túc, đầy đam mê
    của các thế bạn đọc phần nào đã chứng tỏ được những giá trị đặc sắc trong sáng
    tác của nhà văn, những sáng tạo nghệ thuật mà ông miệt mài trong
    quá trình lao động.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng
    - Lý thuyết về tiếp nhận văn học: Trên cơ sở lý thuyết tiếp nhận, vận dụng
    vào tìm hiểu quá trình tiếp nhận sáng tác của Tô Hoài thông qua những công
    trình nghiên cứu.
    5
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    - Thực tiễn tiếp nhận sáng tác của Tô Hoài từ trước đến nay:
    + Tiếp nhận trên phương diện nội dung, đề tài
    + Tiếp nhận trên phương diện nghệ thuật.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài tập trung vào các công trình, bài viết, luận văn, luận án nghiên cứu
    về tiếp nhận văn học và sáng tác của Tô Hoài. Từ cơ sở lý thuyết tiếp nhận hiện
    đại, các bài viết, công trình nghiên cứu về nhà văn Tô Hoài, luận văn tổng hợp,
    khảo sát quá trình sáng tác của nhà văn, quá trình đón nhận của bạn đọc, từ đó
    đưa ra những kết luận chung về việc tiếp nhận những đặc sắc trong sáng tác của
    Tô Hoài trên phương diện nội dung và nghệ thuật.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiện nghiên cứu đề tài Tiếp nhận sáng tác của Tô Hoài, chúng tôi
    sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
    - Phương pháp thống kê: Trên cơ sở thống kê các công trình nghiên cứu,
    thực tế tiếp nhận sáng tác của Tô Hoài, luận văn tiến hành thống kê, phân loại
    các định hướng nghiên cứu và tiếp nhận sáng tác.
    - Phương pháp phân tích: Trên cơ sở thống kê, tìm hiểu về quá trình tiếp
    nhận sáng tác của Tô Hoài, chúng tôi tiến hành phân tích, tìm hiểu cụ thể sự
    tiếp nhận qua các phương diện nội dung và nghệ thuật.
    - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Trong quá trình tìm hiểu các công trình
    nghiên cứu về Tô Hoài, chúng tôi có tiến hành so sánh đối chiếu với quá trình
    tiếp nhận sáng tác Tô Hoài giai đoạn trước đó.
    - Phương pháp tổng hợp và hệ thống: Sau khi phân tích, so sánh đối chiếu
    chúng tôi tiến hành tổng hợp đưa ra kết luận và những nhận định chung sau khi
    tìm hiểu toàn bộ quá trình tiếp nhận về Tô Hoài.
    - Phương pháp liên ngành: Có sự liên hệ với các lĩnh vực khác trong quá
    trình tìm hiểu về tiếp nhận sang tác của Tô Hoài.
    6. Đóng góp của đề tài
    6
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    Nghiên cứu về Tô Hoài dựa trên lý thuyết tiếp nhận văn học là một hướng
    tiếp cận mới, một đóng góp mới trong việc tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp
    văn chương đồ sộ của nhà văn Tô Hoài. Làm rõ thêm phong cách nghệ thuật
    của nhà văn, những đóng góp tiêu biểu của nhà văn được các thế hệ bạn đọc
    quan tâm.
    Trên bình diện lý thuyết tiếp nhận cho thấy, trong quá trình sáng tác văn
    học nhà văn đã có sự quan tâm, chú ý đến đối tượng người đọc. Các đề tài sáng
    tác phong phú, thế giới nhân vật đa dạng gần gũi, ngôn từ đặc sắc, sự thành
    công trong nghệ thuật thể hiện . tất cả tạo nên sụ hấp dẫn lôi cuốn người đọc.
    Nghiên cứu tác giả văn học ở góc độ tiếp nhận là một hướng đi mới, thú
    vị, vừa làm rõ được những đóng góp độc đáo, những sáng tạo của nhà văn
    trong quá trình sáng tác, vừa nhấn mạnh được vai trò của bạn đọc trong quá
    trình đón nhận và quảng bá tác phẩm.
    7. Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được cấu trúc gồm 3 chương:
    - Chương I: Khái lược lý thuyết tiếp nhận và hành trình sáng
    tác của Tô Hoài
    - Chương II: Tiếp nhận sáng tác của Tô Hoài trên phương diện
    nội dung, đề tài.
    - Chương III: Tiếp nhận sáng tác của Tô Hoài trên phương diện
    nghệ thuật.
     
Đang tải...