Luận Văn Quá trính thực hiện Đường lối Phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống Campuchia-Việt Nam từ năm 199

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của luận văn
    Campuchia và Việt Nam là hai nước láng giềng của nhau, cùng nằm trên bán đảo Đông dương, nhân dân hai nước vốn có quan hệ gắn bó từ lâu đời. Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đó được xây dựng không chỉ bởi những nét tương đồng về địa lí, lịch sử, văn hóa . mà còn bởi một bề dày truyền thống đoàn kết, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
    Campuchia và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1967. Từ đó đến nay, quan hệ hai nước trải qua nhiều thăng trầm, biến cố do các cuộc chiến xâm lược của thực dân, đế quốc và cuộc nội chiến kéo dài ở Campuchia. Giai đoạn 1991 – 1998, Campuchia khôi phục chế độ quân chủ lập hiến, thực hiện đường lối dân chủ hoá, đa đảng và kinh tế thị trường. Tình hình chính trị Campuchia đã dần đi vào ổn định, nhưng quan hệ Campuchia và Việt Nam vẫn chịu nhiều chi phối bởi cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các phe phái chính trị tại Campuchia. Quan hệ hai nước trong giai đoạn này chủ yếu thể hiện qua mối quan hệ giữa hai đảng CPP và đảng Cộng sản Việt Nam, chưa đi vào thực chất. Cuộc Tổng tuyển cử năm 1998 thành công, chính phủ liên hiệp CPP – FUNCINPEC được thành lập, đây là chính phủ đầu tiên do người dân Campuchia tự bầu ra. Sự kiện này, một mặt đánh dấu sự ra đời của một nhà nước Campuchia dân chủ; mặt khác, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc về chính trị của CPP, từ đây, CPP chính thức trở thành chính đảng lớn nhất nắm quyền kiểm soát tình hình chính trị tại Campuchia. Trên bối cảnh chính trị thuận lợi như vậy, quan hệ hữu nghị Campuchia và Việt Nam đã được củng cố về chất trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị.
    Những năm qua, bằng sự quyết tâm và sự nỗ lực của lãnh đạo và nhân dân hai nước, quan hệ giữa hai nước, hai dân tộc Campuchia - Việt Nam đã có những bước phát triển tốt đẹp cả chiều rộng lẫn chiều sâu, trên tất cả các lĩnh vực như quan hệ chính trị, quan hệ hợp tác về an ninh, quốc phòng, kinh tế, thương mại và đầu tư Trong đó Campuchia - Việt Nam đang triển khai mạnh mẽ chính sách về việc trao đổi, tham khảo kinh nghiệm của nhau về các vấn đề hội nhập quốc tế, phối hợp hoạt động trên các diễn đàn quốc tế trong khuôn khổ Liên hợp quốc, ASEAN, ASEM; mở rộng các mối quan hệ hợp tác đa phương mang tính khu vực như Hợp tác lưu vực sông Mê Công (MRC), Hợp tác tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS), Chiến lược hợp tác phát triển kinh tế ba dòng sông Ayeyawady - Chao Phraya - Mê Kông (AMECS) , Hợp tác bốn nước (CLMV), Hợp tác phát triển hành lang Đông-Tây (WEC), Hợp tác tam giác phát triển kinh tế Campuchia -Lào và Việt Nam (CLV)
    Do vị trí địa lý cận kề, Việt Nam là địa bàn chiến lược quan trọng với Campuchia trên tất cả các lĩnh vực, nhất là chính trị, an ninh, quốc phòng, đối ngoại. Việc kết hợp giữa quan hệ chính trị gắn bó vốn có và đang phát triển tốt đẹp với tăng cường hợp tác kinh tế có vai trò quan trọng nhằm tạo sự gắn kết, hỗ trợ mạnh mẽ cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu bền, hợp tác toàn diện giữa Campuchia và Việt Nam.
    Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về qúa trình thực hiện đường lối phát triển quan hệ hữu nghị giữa Campuchia - Việt Nam có ý nghĩa thiết thực cho việc định vị và tiếp tục phát triển mối quan hệ truyền thống hữu nghị giữa hai nước. Hơn nữa, mốc năm 1998 trở nên có ý nghĩa rất quan trọng trong đề tài nghiên cứu này, đây là thời điểm đánh dấu quan hệ Campuchia và Việt Nam thực sự đi vào thực chất, đạt được những thành tựu to lớn. Do vậy, chúng tôi chọn đề tài “Quá trình thực hiện đường lối phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống Campuchia - Việt Nam từ năm 1998 đến 2010 ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu của luận văn
    Liên quan đến chủ đề của luận văn, đã một số cơ quan, học giả trong nước và ngoài nước từng nghiên cứu về quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Campuchia - Việt Nam, song chủ yếu đề cập đến khía cạnh xung đột, ít đề cập đến khía cạnh hợp tác. Ở Campuchia hiện nay có rất nhiều cơ quan chuyên trách về quan hệ giữa Campuchia và Việt Nam thuộc Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế, Ban Đối ngoại của Đảng Nhân dân Campuchia, Đảng đối lập, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Viện nghiên cứu Đông Nam Á đã từng có đánh giá tồng kết một số giai đoạn hoặc một khía cạnh mối quan hệ Campuchia - Việt Nam. Ngược lại, cũng có một số cơ quan, học giả của Việt Nam quan tâm nghiên cứu và đề cập đến nội dung quan hệ giữa hai nước. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào đề cập cụ thể mối quan hệ biện chứng, với cách tiếp cận hợp tác về quá trình thực hiện đường lối phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Campuchia -Việt Nam từ năm 1998 đến 2010.
    Từ năm 1998 đến nay, nhiều nội dung trong mối quan hệ giữa hai nước đã không ngừng phát triển, như: trong lĩnh vực như chính trị, kinh tế, an ninh Các quan hệ này không chỉ được các nhà lãnh đạo cấp cao của hai Chính phủ, hai Đảng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo mà còn được từng Bộ, ban, ngành, địa phương và các doanh nghiệp hai nước phối hợp để triển khai cụ thể. Với phạm vi của luận văn tốt nghiệp, người viết chỉ mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc đánh giá thực trạng mối quan hệ hợp tác truyền thống giữa hai nước, nhận định về triển vọng và đưa ra một số kiến nghị để phát triển ngày một tốt đẹp hơn mối quan hệ đối tác chiến lược Campuchia-Viêt Nam trong thời gian tới.
    3. Mục đích của luận văn
    - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề liên quan đến qua trình thực hiện đường lối, chính sách ngoại giao của Campuchia trong phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống Campuchia - Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1998 đến 2010.
    - Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu về việc đoàn kết và hợp tác đa phương trong các lĩnh vực như; ngoại giao, chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng, văn hóa và khoa học kĩ thuật trong đường lối phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Campuchia - Việt Nam trong giai đoạn những năm 1998 đến 2010.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    - Đánh giá đường lối, Chính sách của Campuchia đối với Việt Nam từ năm 1998 đến 2010.
    - Trên cơ sở tổng kết lý luận và đánh giá thực tiễn sẽ góp phần kiến nghị phương hướng chính sách phát triển quan hệ đối tác chiến lược Campuchia - Việt Nam trong thời gian tới.
    5. Phương pháp nghiên cứu luận văn
    Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tổng hợp và so sánh, kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu phổ biến khác.
    6. Những điểm mới của luận văn
    - Thứ nhất, tổng hợp một cách tương đối đầy đủ mối quan hệ Campuchia - Việt Nam, chủ yếu trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, văn hóa và khoa học kỹ thuật từ những 1998 đến 2010.
    - Thứ hai, đánh giá thực trạng mối quan hệ hai nước hiện nay, chỉ ra được vai trò của các yếu tố tác động chính đến mối quan hệ biện chứng Campuchia-Việt Nam; từ đó đưa ra những giải pháp tăng cường chất và lượng trong quá trình phát triển quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước trong thời gian tới.
    7. Ý nghĩa của luận văn
    - Củng cố lý luận về quan hệ quốc tế, đặc biệt là lý luận trong xây dựng mô hình quan hệ với Việt Nam.
    - Góp phần đánh giá về thực trạng và những tồn tại trong quan hệ Campuchia - Việt Nam, dự báo về triển vọng phát triển của quan hệ hai nước, đưa ra kiến nghị, giải pháp thúc đẩy mối quan hệ hai nước.
    8. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc thành 3 chương.

    NỘI DUNG
    CHƯƠNG I
    KHÁI QUÁT QUAN HỆ CAMPUCHIA-VIỆT NAM TRƯỚC 1998
    1. Chính sách của Campuchia đối với Việt Nam
    2. Thực trạng quan hệ Campuchia-Việt Nam
    3. Tiểu kết


    CHƯƠNG II
    CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM TỪ SAU 1998 VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TỪ NĂM 1998 ĐỀN NAY
    2.1. Giai đoạn 1998-2003
    2.1.1. Bối cảnh chung tác động đến việc vạch ra đường lối đối ngoại
    2.1.2. Đường lối đối ngoại của Campuchia đối với Việt Nam
    2.1.3. Thực trạng quan hệ hữu nghị với Việt Nam
    2.2. Giai đoạn 2003-2008
    2.2.1. Bối cảnh chung tác động đến việc vạch ra đường lối đối ngoại
    2.2.2. Đường lối đối ngoại của Campuchia đối với Việt Nam
    2.2.3. Thực trạng quan hệ với Việt Nam
    2.3. Giai đoạn 2008 đến nay
    2.3.1. Bối cảnh chung tác động đến việc vạch ra đường lối đối ngoại
    2.3.2. Đường lối đối ngoại của Campuchia đối với Việt Nam
    2.3.3.Thực trạng quan hệ với Việt Nam
    Kết luận
    CHƯƠNG III
    TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG LỐI HỮU NGHỊ TRONG
    QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM
    3.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu về mối quan hệ giữa Campuchia và Việt Nam
    3.1.1. Quan điểm, dịnh hướng, mục tiêu của Campuchia trong mối quan hệ với Việt Nam
    3.1.1.1. Quan điểm
    3.1.2.1. Định hướng và mục tiêu
    3.1.2. Quan điểm, dịnh hướng, mục tiêu của Việt Nam trong mối quan hệ với Campuchia
    3.1.2.1. Quan điểm
    3.1.2.2. Định hướng và mục tiêu
    3.2. Lợi ích mỗi bên trong việc tiếp tục phát triển quan hệ hữu nghị song phường
    3.2.1. Lợi ích mỗi bên trong quan hệ hữu nghị Campuchia-Việt Nam
    3.2.2. Khả năng phát triển của chính sách đối với Việt Nam
    3.3. Kiến nghị phương hướng phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị Campuchia-Việt Nam
    3.3.1. Phương hướng đối ngoại và phương châm hành động
    3.3.2. Một số nội dung cụ thể về hướng phát triển quan hệ hai nước
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...