Tiến Sĩ Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam từ năm 1996

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 19/3/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2014
    Đề tài: Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2010


    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 9
    Chương 1: QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI ĐÔNG BẮC VIỆT NAM (TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2000) 22
    1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và chính sách dân tộc của Đảng đối với vùng miền núi Đông Bắc Việt Nam 22
    1.2. Tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh miền núi Đông Bắc 43
    Chương 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI ĐÔNG BẮC VIỆT NAM (TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010) 66
    2.1. Chính sách dân tộc của Đảng trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng miền núi Đông Bắc 66
    2.2. Tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh miền núi Đông Bắc 80
    Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM VỀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG Ở VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010 117
    3.1. Một số nhận xét 117
    3.2. Một số kinh nghiệm 137
    KẾT LUẬN 153


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Việt Nam là quốc gia đa tộc người, với 54 thành phần dân tộc, trong đó miền núi - vùng dân tộc thiểu số Việt Nam chiếm hơn 3/4 lãnh thổ, có hơn 1/3 số dân với hơn 23 triệu người. Trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm, các dân tộc thiểu số đã gắn bó, đoàn kết, hòa nhập cùng dân tộc Kinh thành một kết cấu thống nhất về mặt lãnh thổ, về mặt thể chế - hành chính, về mặt ý thức hệ quốc gia - dân tộc, trong sự đa dạng về văn hóa tộc người. Nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của vấn đề dân tộc và chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc hoạch định đường lối, chủ trương và chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện tốt chính sách dân tộc. Nhờ vậy, trong các giai đoạn cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tập hợp đông đảo các tầng lớp, giai cấp tham gia vào nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tạo nên sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Không chỉ giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc mà sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc đã tạo ra những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
    Qua hơn 25 năm đổi mới đất nước, kinh tế - xã hội ở những địa bàn có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống đã phát triển tương đối nhanh. Kế thừa truyền thống quý báu của dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn giương cao ngọn cờ đại đoàn kết toàn dân, đó là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4/2001) khẳng định: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc luôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng” [22, tr.127]. Thực hiện tốt chính sách các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất hàng hoá, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xoá đói giảm nghèo, mở mang dân trí, giữ gìn, làm giàu, phát huy bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc.
    Vùng Đông Bắc Việt Nam là một khu vực lịch sử - dân tộc học; gồm cả hệ sinh thái rẻo cao, rẻo giữa và rẻo thấp; có nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng; giàu bản sắc văn hoá, trong đó đóng vai trò chủ thể vùng là nhóm cư dân Tày - Nùng. Thổ nhưỡng phục vụ cho phát triển nông - lâm nghiệp: rừng làm nguyên liệu cho công nghiệp, là tấm lá chắn bảo vệ, che chở và nuôi dưỡng cho môi trường bền vững. Thảm thực vật đa dạng phục vụ cho nghiên cứu và an ninh sinh kế tộc người. Sông ngòi và tài nguyên nước phục vụ cho thuỷ điện; khoáng sản phục vụ cho phát triển các ngành công nghiệp v.v . Do vậy, việc phát huy các thế mạnh của vùng không chỉ có ý nghĩa kinh tế lớn, mà còn có ý nghĩa chính trị sâu sắc. Tuy nhiên, những tiềm năng ấy chưa được khai thác hiệu quả, thiếu tính bền vững. Bên cạnh đó, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá càng được đẩy tới thì các dân tộc thiểu số sống ở khu vực này càng bị thua thiệt về cơ hội phát triển, họ ít có khả năng tham gia vào quá trình đó.
    Vùng Đông Bắc là địa bàn cư trú của hàng chục dân tộc thiểu số (Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông ). Phần lớn các dân tộc thiểu số ở đây lại có quan hệ đồng tộc về mặt lịch sử và văn hoá với các tộc người của quốc gia láng giềng. Chính vì vậy, các dân tộc trong vùng và các dân tộc bên kia biên giới bên cạnh sự “sơn thuỷ tương liên” còn có mối quan hệ “văn hoá tương đồng” [119, tr.9], thậm chí cả quan hệ huyết thống. Các quan hệ đồng tộc xuyên biên giới (hôn nhân xuyên biên giới, thăm thân xuyên biên giới, di chuyển lao động xuyên biên giới .) rất phổ biến. Thậm chí, các học giả phương Tây gọi hiện tượng này là chủ nghĩa bản địa xuyên quốc gia. Đông Bắc còn là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh, chính trị, quốc phòng và quan hệ lân bang - khi vùng Đông Bắc có đường biên giới dài hàng nghìn ki-lô-mét giáp với Trung Quốc cả trên đất liền, trên biển, trên không và dưới lòng đất. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi, dân tộc biên giới là cơ sở đảm bảo giữ vững an ninh, quốc phòng của đất nước. Vì vậy, việc xây dựng chính sách quản lý và phát triển đối với vùng biên giới, đa tộc người trở nên vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam với Trung Quốc bên cạnh xu hướng tích cực (như: thúc đẩy giao thương kinh tế, giao lưu văn hoá, tăng cường đối ngoại nhân dân, hình thành các khu kinh tế cửa khẩu .) thì cũng nảy sinh hàng loạt vấn đề an ninh phi truyền thống phức tạp như: [I]di dân xuyên biên giới, buôn bán ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em, buôn lậu hàng hoá, ứng phó với hiểm họa dịch bệnh lây lan nhanh (người, động vật, thực vật), thảm họa thủy điện và tranh chấp nguồn nước, các tổ chức ngoài nhà nước hoạt động xuyên biên giới .
    Trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chính sách ưu tiên đầu tư cho các tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam. Nhờ vậy, đời sống nhân dân và bộ mặt nông thôn miền núi có sự thay đổi. Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa tương xứng và chưa đáp ứng yêu cầu của nhân dân, đặc biệt là các dân tộc thiểu số. Các tỉnh miền núi Đông Bắc vẫn là [I]vùng chậm phát triển; trình độ phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội còn một khoảng cách lớn so với các khu vực khác trong cả nước. Sau một quá trình thực hiện thành công các chương trình, dự án giảm nghèo cho vùng miền núi và dân tộc thiểu số nói chung, đã đến lúc Đảng, Nhà nước phải có một hệ thống chính sách mới phù hợp với xu thế và trình độ phát triển khi Việt Nam đã bước vào ngưỡng của nước thu nhập trung bình thấp. Mặt khác, thực tiễn đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề cần được giải quyết như: [I]vấn đề quan hệ dân tộc - quốc gia, dân tộc - tộc người, di dân tự do, vấn đề đói nghèo, vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá tộc người đòi hỏi chính sách dân tộc phải được xây dựng và vận hành nhằm mang lại quyền bình đẳng thực sự cho các dân tộc. Muốn xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách dân tộc, cần có một nghiên cứu quy mô và toàn diện về vùng dân tộc thiểu số nói chung cũng như ở vùng miền núi Đông Bắc nói riêng. Qua đó, tổng kết, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc của Đảng; đồng thời, nhận diện những ưu điểm, hạn chế và đúc kết kinh nghiệm nhằm hoàn thiện chính sách dân tộc nói chung cũng như các chủ trương, chính sách, giải pháp thực hiện chính sách dân tộc ở khu vực các tỉnh miền núi Đông Bắc nước ta nói riêng.
    Do đó, việc thực hiện đề tài [B]“[I]Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2010”[/I][FONT=Segoe UI] là[/FONT][I]vấn đề khoa học có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
    [B]2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
    [B][I]2.1. Mục đích[/I]
    [FONT=Segoe UI]- Làm sáng tỏ nhận thức khoa học về chính sách dân tộc của Đảng và quá trình tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh vùng Đông Bắc của Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2010.[/FONT]
    [FONT=Segoe UI]- Đánh giá những thành tựu, hạn chế của quá trình tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2010.[/FONT]
    [FONT=Segoe UI]- Tổng kết một số kinh nghiệm chủ yếu về tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh vùng Đông Bắc từ năm 1996 đến năm 2010 - gợi ý cho tổng kết thực tiễn - lý luận 30 năm đổi mới.[/FONT]
    [B][I]2.2. Nhiệm vụ[/I]
    [FONT=Segoe UI]Để đạt được những mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ sau:[/FONT]
    [B]-[FONT=Segoe UI] Phân tích các công trình nghiên cứu trước đây để xác định những cơ sở phương pháp luận cần vận dụng trong thực hiện luận án, những vấn đề đã được giải quyết có thể kế thừa và phát triển, những khoảng trống cần phải bổ khuyết. [/FONT]
    [FONT=Segoe UI]- Khái quát những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình dân tộc và dân cư ở một số tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam với ý nghĩa tạo nên đặc tính vùng. [/FONT]
    [B]- [FONT=Segoe UI]Nghiên cứu, hệ thống hoá quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về chính sách dân tộc ở vùng miền núi Đông Bắc từ năm 1996 đến năm 2010 nhằm góp phần làm rõ sự phát triển về nhận thức và sự chỉ đạo thực tiễn của Đảng về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc ở địa bàn này.[/FONT]
    [FONT=Segoe UI]- Phân tích quá trình tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam trong những năm 1996 - 2010.[/FONT]
    [FONT=Segoe UI]- Đánh giá thành tựu và hạn chế của Đảng trong lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc tại một số tỉnh vùng Đông Bắc nước ta từ năm 1996 đến năm 2010.[/FONT][FONT=Segoe UI][/FONT]
    [FONT=Segoe UI]- Đúc kết một số kinh nghiệm cơ bản trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2010.[/FONT]
    [B]3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
    [B][I]3.1. Đối tượng nghiên cứu[/I]
    [FONT=Segoe UI]Các quan điểm, chủ trương, định hướng hợp thành chính sách dân tộc (theo nghĩa rộng) của Đảng; sự thể chế hóa về mặt nhà nước ở cấp vĩ mô, cấp vùng và cấp địa phương; các biện pháp thực thi chính sách dân tộc ở một số tỉnh vùng Đông Bắc từ năm 1996 đến năm 2010. [/FONT]
    [B][I]3.2. Phạm vi nghiên cứu[/I]
    [I]- Về thời gian: Luận án nghiên cứu giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2010 - đây là lúc mà Việt Nam chuyển sang thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập sâu hơn với khu vực và trên thế giới. Năm 2010 là mốc thời gian các Đảng bộ tỉnh Đông Bắc kết thúc nhiệm kỳ của đảng bộ địa phương 2005 - 2010, có sự đánh giá tổng kết thực hiện chính sách dân tộc của 5 năm và 10 năm trước đó.
    - [I]Về không gian - địa bàn: Vùng Đông Bắc được hiểu theo nhiều góc tiếp cận khác nhau [Phụ lục 17], có thể là [I]vùng văn hóa - lịch sử, vùng địa lý - sinh thái, vùng tộc người, vùng thể chế. Trong phạm vi luận án này, vùng Đông Bắc được xác định là không gian địa lý - tộc người, lấy Thủ đô Hà Nội làm điểm nhìn để xác định tọa độ cho phương vị "đông bắc", lấy phạm vi các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang làm không gian chung cho nghiên cứu cảnh quan cấp vùng, chọn các tỉnh biên giới Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh làm địa bàn khảo sát thực địa chủ yếu của luận án.
    [I]- Về nội dung:
    + Chính sách dân tộc có nội dung rất rộng, thể hiện trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, . Tuy nhiên, luận án chỉ giới hạn ở năm nhóm chính sách chủ yếu: [I]chính sách kinh tế (xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế); [I]chính sách chăm lo phát triển trí lực và thể lực (giáo dục - đào tạo, y tế, nâng cao đời sống vật chất); [I]chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [B]* Tài liệu tiếng Việt
    [FONT=Segoe UI][TABLE="class: cms_table, width: 705"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]1. Ban Chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2010), [I]Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ, [/I]Nxb Thống kê, Hà Nội, tháng 6.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]2. Hoàng Chí Bảo (2009), [I]Bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay, [/I]Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]3. Bộ Chính trị (1989), [I]Nghị quyết số 22/1[/I][I]989/NQ-TW ngày 27-12-1989 Về chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi, [/I][URL="http://www.na.gov.vn/sach_qh/chinhsachpl/phan1/p1_iv_7.html"]Chinh sach va Phap luat cua Dang va Nha nuoc ve Dan Toc[/URL].[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Cục Trồng trọt, [I]Báo cáo sơ kết sản xuất trồng trọt năm 2006 và kế hoạch phát triển sản xuất trồng trọt năm 2007 các tỉnh vùng miền núi phía Bắc[/I], Hà Nội.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]5. Trịnh Quang Cảnh (2005), [I]Phát huy vai trò đội ngũ trí thức các dân tộc thiểu số nước ta trong sự nghiệp cách mạng hiện nay[/I], Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]6. Chính phủ (2011), [I]Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 về công tác dân tộc, [/I][I][URL="http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh/Nghi-dinh-05-2011-ND-CP-cong-tac-dan-toc-vb117534t11.aspx"]Ngh[/URL][/I][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]7. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [Trực tuyến]. Địa chỉ: http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungquyhoachvung?_piref135_16042_135_16035_1603 5.strutsAction=ViewDetailAction.do&_piref135_16042 _135_16035_16[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]8. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam [Trực tuyến]. Địa chỉ:[URL="http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=45755"]Hệ thống văn bản pháp quy Chính phủ[/URL][B].[/B][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]9. Phan Hữu Dật (chủ biên) (2001), [I]Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay[/I] (sách tham khảo), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]10. Hoàng Trọng Diên (2012), [I]Kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo trên cả nước,[/I] [I]http://baodientu.chinhphu.vn/Utilities/PrintView.aspx? distributionid=133781[/I][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]11. Khổng Diễn (1995), [I]Dân số và dân số tộc người ở Việt Nam[/I], Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]12. Donovan D., Rambo T.A, Fox J., Lê Trọng Cúc, Trần Đức Viên (1997[I]), Những xu hướng phát triển ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, Tập 1: Tổng quan và phân tích, Tập 2: Các nghiên cứu mẫu và bài học từ châu Á[/I], Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]13. Trương Minh Dục (2009), [I]Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở miền Trung, Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới, [/I]Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]14. Đảng bộ tỉnh Cao Bằng (2010), [I]Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII (Nhiệm kỳ 2010- 2015), số 01- BC/TU, [/I]Cao Bằng[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1960), [I]Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III[/I], Nxb Sự thật, Hà Nội.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), [I]Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV[/I], Nxb Sự thật, Hà Nội.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), [I]Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,[/I] Nxb Sự thật, Hà Nội.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), [I]Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,[/I] Nxb Sự thật, Hà Nội.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), [I]Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, [/I]Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), [I]Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII,[/I] Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), [I]Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII,[/I] Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), [I]Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX[/I], Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), [I]Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, [/I]Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), [I]Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X[/I], Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/FONT]
    [/B][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/I][/B][I][/I][/I][/I][/I]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...