Luận Văn Quá trình tác động của con người tới môi trường tự nhiên.

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 97%, align: center"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] Quá trình tác động của con người tới môi trường tự nhiên.
    Trong quá trình sống và sinh hoạt, con người đã tác động vào tự nhiên làm cho môi trường tự nhiên bị biến đổi.
    3.1. Những tác động tiêu cực của con người.
    3.1.1. Quá trình công ngiệp hóa và đô thị hóa.
    Quá trình này mới xuất hiện cách đây chưa lâu, vào khoảng giữa thế kỉ XVIII với sự ra đời của đầu máy hơi nước. Tiếp theo đó là việc chế tạo được hàng loạt các loại máy móc khác sử dụng cho nhiều ngành sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải. Sự phối hợp các loại máy móc đó làm thành một hệ thống kĩ thuật mới, tạo điều kiện cho nền đại sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển. Đây là cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ hai. Cuộc cách mạng này nổ ra đầu tiên ở nước Anh, sau đó lan rộng ra các nước Châu Âu khác và Bắc Mĩ vào đầu thế kỉ XIX. Đến cuối thế kỉ XIX lại có thêm các máy phát điện và động cơ điện ra đời, từ đấy máy móc đi vào nhiều ngành sản xuất, tạo ra năng suất lao động và khối lượng hàng hóa lớn. Sản xuất phát triển, nhu cầu sử dụng các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu ngày càng nhiều, đòi hỏi việc khai thác các nguồn tài nguyên ngày càng mở rộng, các nhà máy mọc lên ngày một nhiều, lượng khí thải và các chất thải công nghiệp thải ra môi trường ngày càng lớn. Đó là nguồn gốc gây ra những tác động to lớn đối với môi trường.
    Việc khai thác các mỏ quặng là tác nhân gây phá hủy các cảnh quan tự nhiên, đất đai, cây rừng và hệ động vật sống trong các khu vực đó. Việc tăng cường sử dụng các nguồn nhiên liệu mà chủ yếu là nguyên liệu truyền thống không những làm cho tài nguyên bị cạn kiệt mà còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hàng năm các ngành sản xuất công nghiệp thải ra khí quyển một lượng lớn các chất gây hiệu ứng nhà kính, trong đó chủ yếu là hàm lượng CO¬2, ngoài ra sự phát thải các khí khác như metan, CFC (clorofluorocacbon), oxit nitơ cũng góp phần làm tăng hiệu ứng nhà kính. Trong các hoạt động kinh tế làm tăng hiệu ứng nhà kính thì việc sử dụng năng lượng chiếm 49%, công nghiệp 24%, nông nghiệp 13% và phá rừng là 14%. Trong đó các nước công nghiệp phát triển chính là những nước phát thải CO2 nhiều nhất thế giới.
    Hoa Kì là một trong những nước phát thải lớn nhất các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, nhưng chính phủ Hoa Kì lại không tham gia kí Nghị định thư Kyôtô.
    Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp đặc biệt là một số nước công nghiệp mới nên lượng phát thải khí thải và các chất thải gây hiệu ứng nhà kính ngày càng tăng cao, gây ra các biến đổi theo chiều hướng tiêu cực của môi trường tự nhiên.

    Cùng với quá trình công nghiệp hóa, thì đô thi hóa cũng phát triển nhanh chóng. Đô thị hóa là hiện tượng nổi bật của nền văn minh hiện đại do sự phát triển của công nghiệp và sự bùng nổ dân số trên toàn thế giới. Tại các vùng đô thị, thiên nhien hầu như bị biến đỏi hoàn toàn và thay thế vào đó là các công trình nhân tạo. Các thành phố không những là nơi tập trung dân cư đông, mà cũng là nơi tập chung nhiều nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, vì thế một mặt đây là nơi tiêu thụ lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, nguồn nước và năng lượng rất cao. Mặt khác, đây là nơi tập chung các chất thải công nghiệp, sinh hoạt và tiếng ồn, nguồn gốc gây ô nhễm mạnh cho môi trường không khí, đất và nước.

    Một điểm đáng chú ý khác là, thời kì công nghiệp hóa cũng là thời kì chủ nghĩa thực dân phát triển mạnh. Các nước thuộc địa trở thành nơi bóc lột sức lao động và nơi vơ vét các nguồn tài nguyên của bọn đế quốc. Nguồn tài nguyên của nhiều nước thuộc địa, đặc biệt là tài nguyên rừng và động vật hoang dã bị khai thác tàn bạo và suy giảm nhanh chóng, trong đó có một số loài quý hiếm bị tuyệt chủng.
    Như vậy trải qua các quá trình phát triển của xã hội, nhất là trong giai đoạn công nghiệp và hậu công nghiệp, những tác động tiêu cực của con người đến môi trường hết sức mạnh mẽ. Con người làm cho các nguồn tài nguyên không tái tạo bị cạn kiệt dần, nguồn tài nguyên sinh học và đất bị suy thoái, các hệ sinh thái tự nhiên bị biến đổi, tính đa dạng sinh học bị suy giảm, môi trường bị ô nhiễm và từ đó suy giảm chính cuộc sống của mình.
    3.1.2. Quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp.
    Song song với quá trình phát triển công nghiệp thì ngành nông nghiệp cũng ngày càng phát triển nhờ việc ứng dụng những thành tựu của công nghiệp. Nền sản xuất nông nghiệp ngày càng được hiện đại hóa, các sản phẩm nông nghiệp ngày càng phong phú và đa dạng, năng suất chất lượng tăng cao. Nhưng bên cạnh đó nó cũng gây những tác động không nhỏ đến môi trường tự nhiên.
    Việc sử dụng phân bón hợp lí là một cách để tăng độ phì của đất. Tuy nhiên việc sử dụng phân bón không hợp lí, dù là phân hữu cơ hay vô cơ đều gây hại tiềm tàng đến môi trường. Một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất là việc sử dụng chất dinh dưỡng không cân đối làm cho đất bị mất độ phì, giảm năng suất cây trồng và môi trường bị suy thoái, đặc biệt là làm ô nhiễm nguồn nước.
    Theo số liệu của Viện Tài nguyên thế giới, năm 2000, tính chung cho 100 nước sử dụng nhiều phân bón nhất thế giới thì bình quân 1ha sử dụng 110kg phân bón quy chuẩn, còn tính bình quân 10 nước đứng đầu thế giới là 357kg. Việt Nam đã thuộc nhóm 10 nước sử dụng phân bón nhiều nhất thế giới.

    Sự ra tăng sử dụng các loại chất bảo vệ thực vật như: thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thêm vào đó là chất thải không được sử lí, chính điều đó đã gây nên tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước tại các vùng nông thôn, một số loại thiên địch bị suy giảm, sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng, tình trạng bệnh tật gia tăng, các chất này sử dụng lâu dài sẽ làm giảm chất lượng của đất, nước, năng suất, chất lượng cây trồng sẽ dần bị ảnh hưởng.

    Ngoài ra, việc áp dụng các phương tiện máy móc hiện đại vào sản xuất là nguyên nhân tiềm tàng làm phá vỡ kết cấu của đất, lâu dài sẽ làm cho chất lượng đất bị suy giảm.

    3.1.3. Ảnh hưởng của quá trình bùng nổ dân số.
    Theo các công trình nghiên cứu, từ giữa thế kỉ thứ XX trở lại đây, dân số thế giới ngày càng tăng nhanh. Vào năm 1950 tổng dân số thế giới là 2508 triệu người, và từ đó trở đi số dân tăng trung bình hàng năm qua các thập niên với thời gian sau cao hơn thời gian trước. Cụ thể như sau:
    1950 – 1960: 50,2 triệu người
    1960 – 1970: 62,2 triệu người
    1970 – 1980: 78,3 triệu người
    1980 – 1990: 87,8 triệu người
    Nếu tính khoảng thời gian dân số thế giới tăng thêm 1 tỷ người hoặc tăng thêm gấp đôi thì đều ngày càng rút ngắn lại.
    Năm 1820 1927 1959 1975 1987 1999
    Dân số thế giới
    (tỷ người) 1 2 3 4 5 6
    Thời gian số dân tăng thêm một tỷ (năm) 107 32 16 12
    12

    Thời gian dân số tăng gấp đôi (năm) 107 52 40
    Khoảng thời gian để dân số tăng thêm 1 tỷ người và thời gian để dân số tăng gấp đôi.
    Sự tăng nhanh dân số trong một khoảng thời gian ngắn như vậy được gọi là sự bùng nổ dân số. Tuy nhiên, sự bùng nổ dân số trong thế kỉ XX xảy ra chủ yếu ở các nước đang phát triển.


    Khi dân số tăng lên, các nhu cầu về ăn, mặc, nơi ở, việc đi lại, học hành, vui chơi giải trí đều tăng lên. Để đáp ứng các nhu cầu đó, con người phải tăng cường khai thác tài nguyên thiên nhiên, cùng với nó là việc phát triển sản xuất và đô thị hóa cũng được mở rộng, làm cho lượng chất thải đổ vào môi trường ngày càng tăng.
    3.1.4. Diện tích và chất lượng rừng ngày càng suy giảm.
    Rừng có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, trong đời sống xã hội và việc bảo vệ môi trường sinh thái. Nhưng trong những năm qua diện tích và chất lượng rừng trên thế giới ngày càng bị suy giảm. Nguyên nhân là do tình trạng khai thác quá mức của con người. sự suy giảm đó được thể hiện qua một số bảng số liệu sau.

    Như vậy trung bình mỗi năm trên thế giới có khoảng 9,5 triệu ha rừng bị phá hủy. Cùng với sự gia tăng dân số, kết quả là diện tích rừng tính bình quân theo đầu người bị giảm mạnh.
    Độ che phủ rừng thấp nhất ở Châu Á và Châu Phi, còn tốc độ mất rừng nhanh nhất là ở Châu Phi (0,78%/ năm). Nguyên nhân chính là do quy mô dân số đông, gia tăng dân số nhanh kết hợp với sự bùng nổ của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa cùng với nhu cấu ngày càng tăng về đất trồng và nguồn nguyên liệu gỗ. Rừng ở các khu vực này đều là các cánh rừng nhiệt đới. Việc khai thác gỗ bừa bãi hoặc phá rừng để phát triển nông nghiệp chỉ đêm lại chút lợi trước mắt chứ không phải là cách sử dụng tối ưu nhất. Ngoài các nguyên nhân nói trên, việc phá rừng nhiệt đới còn do nhu cầu của thị trường và cả việc chính quyền địa phương và người dân có xu hướng chỉ đơn thuần chú ý đến mặt kinh tế, mà chưa quan tâm tới giá trị bảo vệ môi trường sinh thái của rừng.


    3.2. Những hành động mang tính tích cực của con người.
    Con người đang ngày càng nhận ra những biến đổi của tự nhiên theo hướng bất lợi, và cũng nhận ra được nguyên nhân chủ yếu là do chính con người, vì vậy chúng ta đã và đang có những hành động tích cực.
    Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và những nghiên cứu mới giúp chúng ta tìm ra được các giải pháp nhằm hạn chế sự thay đổi của môi trường. Chúng ta đã biết cách tận dụng các dạng năng lượng tự nhiên mới thay thế cho các năng lượng truyền thống như: năng lượng gió, mặt trời, thủy triều, điều này góp phần hạn chế việc khai thác sử dụng các năng lượng cũ, giảm sự phát thải các chất khí gây hiệu ứng nhà kính. Các nước ứng dụng các công nghệ này chủ yếu là các nước phương Tây có nền kinh tế phát triển, khoa học kĩ thuật tiên tiến.
    Một diện tích rừng bị mất trước kia nay đang được phục hồi dần dần,tuy các diện tích rừng trồng lại không có nhiều giá trị như rừng nguyên sinh, song nó cũng góp một phần vào việc phục hồi dần dần chất lượng của môi trường hiện nay. Các nước trên thế giới đã và đang tích cực trong việc phục hồi lại diện tích rừng đã mất ở mỗi nước.

    Tuy đã có những biểu hiện của sự cố gắng của con người cho việc bù đắp lại những gì mà mình gây ra, nhưng những cố gắng đó là vẫn chưa đủ.[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][​IMG][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]




    Con người là một sinh vật của hệ sinh thái có số lượng lớn và khả năng hoạt động được nâng cao nhờ khoa học kỹ thuật. Tác động của con người đối với hệ sinh thái rất lớn, có thể phân ra các loại tác động chính sau đây:
    § Tác động vào cơ chế tự ổn định, tự cân bằng của hệ sinh thái.
    § Tác động vào các chu trình sinh địa hoá tự nhiên.
    § Tác động vào các điều kiện môi trường của hệ sinh thái: Khí hậu, thuỷ điện v.v .
    § Tác động vào cân bằng sinh thái.
    § Tác động vào cơ chế tự ổn định, tự cân bằng của hệ sinh thái
    Cơ chế của hệ sinh thái tự nhiên là tiến tới tỷ lệ P/Rằ 1; P/Bằ 0. Cơ chế này không có lợi cho con người, vì con người cần tạo ra năng lượng cần thiết cho mình bằng cách tạo ra hệ sinh thái có P/R > 1 và P/B > 0. Do vậy, con người thường tạo ra các hệ sinh thái nhân tạo (đồng cỏ chăn nuôi, đất trồng lương thực thực phẩm). Các hệ sinh thái này thường kém ổn định. Ðể duy trì các hệ sinh thái nhân tạo, con người phải bổ sung thêm năng lượng dưới dạng sức lao động, xăng dầu, phân bón.
    Tác động vào các chu trình sinh địa hoá tự nhiên
    Con người sử dụng năng lượng hoá thạch, tạo thêm một lượng lớn khí CO2, SO2 v.v Mỗi năm con người tạo thêm 550 tỷ tấn CO2 do đốt các loại nhiên liệu hoá thạch đang làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên của trái đất, dẫn tới việc thay đổi chất lượng và quan hệ của các thành phần môi trường tự nhiên. Ðồng thời, các hoạt động của con người trên trái đất ngăn cản chu trình tuần hoàn nước, ví dụ đắp đập, xây nhà máy thuỷ điện, phá rừng đầu nguồn v.v . Việc này có thể gây ra úng ngập hoặc khô hạn nhiều khu vực, thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật nước v.v .
    Tác động vào các điều kiện môi trường của hệ sinh thái
    Con người tác động vào các điều kiện môi trường của hệ sinh thái tự nhiên bằng cách thay đổi hoặc cải tạo chúng như:
    § Chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp làm mất đi nhiều loại động, thực vật quý hiếm, tăng xói mòn đất, thay đổi khả năng điều hoà nước và biến đổi khí hậu v.v .
    § Cải tạo đầm lầy thành đất canh tác làm mất đi các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng đối với môi trường sống của nhiều loài sinh vật và con người.
    § Chuyển đất rừng, đất nông nghiệp thành các khu công nghiệp, khu đô thị, tạo nên sự mất cân bằng sinh thái khu vực và ô nhiễm cục bộ.
    § Gây ô nhiễm môi trường ở nhiều dạng hoạt động kinh tế xã hội khác nhau.
    Tác động vào cân bằng sinh thái
    Con người tác động vào cân bằng sinh thái thông qua việc:
    § Săn bắn quá mức, đánh bắt quá mức gây ra sự suy giảm một số loài và làm gia tăng mất cân bằng sinh thái.
    § Săn bắt các loài động vật quý hiếm như hổ, tê giác, voi . có thể dẫn đến sự tuyệt chủng nhiều loại động vật quý hiếm.
    § Chặt phá rừng tự nhiên lấy gỗ, làm mất nơi cư trú của động thực vật.
    §
    § Lai tạo các loài sinh vật mới làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên. Các loài lai tạo thường kém tính chống bụi, dễ bị suy thoái. Mặt khác, các loài lai tạo có thể tạo ra nhu cầu thức ăn hoặc tác động khác có hại đến các loài đã có hoặc đối với con người.
    § Ðưa vào các hệ sinh thái tự nhiên các hợp chất nhân tạo mà sinh vật không có khả năng phân huỷ như các loại chất tổng hợp, dầu mỡ, thuốc trừ sâu, kim loại độc hại v.v .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...