Luận Văn Quá trình sản xuất kinh doanh của Nhà máy dệt may Hà Nội

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 12/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    Qua một thời gian học việc và rèn luyện ở Nhà máy may 1 Công ty dệt may Hà
    Nội, để giúp cho tôi làm quen với những công việc ở Nhà máy . Đồng thời tạo cơ sở để
    tôi có thể nhận thức tốt hơn về các công việc sau này. Do đó tôi đã cố gắng đi sâu tìm
    hiểu để có thể hiểu rõ về quá trình sản xuất kinh doanh của Nhà máy cũng như của
    Công ty. Đây là khoảng thời gian Nhà máy tạo điều kiện để cho tôi được học hỏi kinh
    nghiệm của những anh chị đồng nghiệp.
    Trong hai tháng học việc tại nhà máy may 1 tôi đã được sự chỉ bảo giúp đỡ tận
    tình của chị Thuỷ, các anh chị đồng nghiệp cũng như sự giúp đỡ của ban lãnh đạo Nhà
    máy . Tôi đã tìm hiểu được quy trình sản xuất của Nhà máy may 1 để làm cơ sở để có
    thể làm tốt hơn các công việc được phân công sau này.




    Phần 1 Tìm hiểu chung về công tác quản lý và kinh doanh của công ty dệt
    may Hà Nội
    1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty
    Công ty dệt may Hà Nội là một trong những Công ty hàng đầu của ngành Dệt
    may Việt nam trực thuộc Tổng công ty dệt may Việt nam.
    Tên gọi chính thức: Công ty dệt may Hà Nội ( Hà Nội textile company )
    Tên giao dịch: HANOSIMEX
    Trụ sở chính: Số 1 Mai Động, Quận Hoàng Mai, Thành Phố Hà Nội
    Công ty chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 1984. Ban đầu
    Tổng công ty nhập khẩu thiết bị Việt nam và hãng UNIOMATEX của CHLB Đức chính
    thức ký hợp đồng xây dựng Nhà máy sợi Hà Nội - tiền thân của Công ty dệt may ngày
    nay và khánh thành công trình vào ngày 21/11/1985.
    Những năm trong thời kỳ bao cấp Nhà máy chưa phát huy được hết tiềm năng
    của mình. Đến tháng 12/1989 thực hiện quy mô mở rộng và phát triển sản xuất theo
    chiều sâu với nguồn vốn nhà nước cấp, vốn tự có và vốn vay ngân hàng, Nhà máy đã
    mạnh dạn đầu tư xây dựng phân xưởng dệt kim hiện đại, tổng số vốn 8 triệu đô la với
    một dây chuyền hoàn chỉnh gồm: 8 máy dệt vải Rib, 5 máy dệt vải Interlock, 10 máy
    thêu, 2 máy cắt, 250 máy may, 5 máy nhuộm cao áp, 5 máy nhuộm thường, 2 máy vắt, 1
    máy cán ướt, 1 máy xe thô, 1 máy định hình, 1 máy cán, 1 máy cuộn vải hoàn tất từ
    khâu dệt đến may hiện đại nhất miền Bắc với sản lượng 5,5 triệu sản phẩm xuất khẩu/
    năm.
    Vào giai đoạn này nền kinh tế nước ta bước sang cơ chế mới - cơ chế thị trường.
    Bộ kinh tế đối ngoại cho phép Nhà máy sợi Hà Nội được kinh doanh xuất nhập khẩu
    trực tiếp với các hãng kinh doanh nước ngoài với tên giao dịch đối ngoại là
    HANOSIMEX.
    Tháng 4/1991, Bộ công nghiệp nhẹ quyết định chuyển tổ chức và hoạt động của
    Nhà máy sợi Hà Nội thành Xí nghiệp liên hợp Sợi - Dệt kim Hà nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...