Luận Văn Quá trình ra đời chữ quốc ngữ và văn hóa – văn học quốc ngữ

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần mở đầu
    I. Lý do chọn đề tài
    Đầu tiên, lý do quan trọng và trực tiếp khiến tôi chọn “Quá trình ra đời chữ Quốc ngữ và
    Văn hóa – Văn học quốc ngữ” làm đề tài đó là, đề tài này sẽ giúp tôi rèn luyện khả năng
    viết tiểu luận và hoàn thành học phần “Thực tập viết tiểu luận”, mà tôi phải học trong quá
    trình ngồi trên ghế giảng đường.
    Thứ đến, tìm hiểu đề tài Quá trình ra đời của chữ Quốc ngữ và Văn hóa – văn học quốc
    ngữ, giúp cho chúng ta có cái nhìn khách quan và chính xác về giá trị của chữ Quốc ngữ
    và công lao những con người đã sáng tác ra nó.
    Nói như vậy, sở dĩ trong lịch sử nước ta, đã có thời lên án gay gắt, loại bỏ, bài bác chữ
    Quốc ngữ. Cho nó là thứ ngôn ngữ của quân đi xâm lược, của bọn thực dân. Nhìn lại quá
    khứ, nước Việt Nam chúng ta cũng đã sử dụng chữ Hán – thứ ngôn ngữ của quân đi xâm
    lược, cũng có thời, chúng ta đã loại bỏ chữ Nôm – ngôn ngữ được người Việt Nam chúng
    ta Việt hóa. Chữ Nôm bị loại bỏ vì trong hệ tư tưởng Nho giáo, nó là loại ngôn ngữ không
    chính thống, cùng với chữ Nôm, văn học viết bằng chữ Nôm cũng không được coi trọng.
    Cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, chữ Quốc ngữ ra đời, bắt đầu cuộc đấu tranh với chữ
    Hán và chữ Nôm, khẳng định những ưu điểm tối ưu mà chữ Hán, chữ Nôm không có
    được. Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chữ quốc ngữ đã khẳng định dược chỗ đứng,
    và kể từ đó một nền văn hóa, văn học quốc ngữ thực sự được mở ra tạo nên thời kỳ phát
    triển mới của văn học Việt Nam.
    Tóm lại, tìm hiểu về quá trình ra đời chữ quốc ngữ và nền văn hóa văn học quốc ngữ, nó
    có thể đáp ứng cho tôi yêu cầu hoàn thành học phần Thực tập viết tiểu luận, ngoài ra, việc
    tìm hiểu đề tài này còn cung cấp cho tôi những kiến thức bổ ích về ngôn ngữ, lịch sử và
    về văn học – văn hóa.
    II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đề tài, Quá trình ra đời chữ Quốc ngữ và Văn hóa – Văn học quốc ngữ, là đề tài chứa
    đựng những tư liệu rộng lớn, những kiến thức của đề tài trên đã được hình thành tồn tại,
    phát triển qua thời gian dài và còn được phát triển mãi về sau. Vì thế, đối tượng nghiên
    cứu tìm hiểu của đề tài này là : ngôn ngữ, cụ thể là chữ quốc ngữ và nền văn học quốc
    ngữ.
    Về phạm vi nghiên cứu, như trên đã nói, đề tài được nghiên cứu bao hàm những vấn đề
    lớn mà với dung lượng của bài viết này thì không thể đáp ứng được một cách đầy đủ. Do
    đó, đề tài trên được giới hạn phạm vi nghiên cứu tìm hiểu trong giai đoạn sơ khai của đối
    tượng nghiên cứu. Tức là, giai đoạn mà những đối tượng nghiên cứu được hình thành và
    bắt đầu khẳng định được chỗ đứng.
    III. Ý nghĩa đề tài
    Tìm hiểu nghiên cứu về sự ra đời và phát triển của chữ quốc ngữ, cùng với hệ quả của nó
    là nền văn học – văn hóa quốc ngữ được khai sinh cho chúng ta những ý nghĩa bao quát
    về mặt lý luận cũng như mặt thực tiễn.
    Về ý nghĩa lý luận, nghiên cứu đề tài trên cho chúng ta những luận cứ, luận điểm khách
    quan về chữ quốc ngữ và nền văn học quốc ngữ. Những luận điểm luận cứ đó dựa trên
    những sự thực lịch sử đã được ghi chép của Việt Nam.
    Về ý nghĩa thực tiễn, nghiên cứu sự ra đời của chữ quốc ngữ và nền văn hóa – văn học
    quốc ngữ, cung cấp cho chúng ta những kiến thức bổ ích về nguồn gốc ra đời cùng sự
    phát triển qua các thời kỳ của tiếng Việt. Ngoài ra, nó còn cho chúng ta một cái nhìn
    khách quan về sự cống hiến vô vị lợi của các nhà truyền giáo khi sáng tạo ra chữ quốc
    ngữ. Qua tìm hiểu đề tài trên, chúng ta còn biết được quá trình đặt nền móng và sự phát
    triển của nền văn học – văn hóa quốc ngữ.
    IV. Phương pháp nghiên cứu
    Để tìm hiểu nghiên cứu được đề tài này, tôi chủ yếu dựa vào các tác phẩm nghiên cứu về
    chữ quốc ngữ và nền văn học quốc ngữ. Ngoài những tác phẩm đó, tôi còn dựa vào những
    tư liệu lịch sử đã được ghi chép trong các sách sử học của Việt Nam. Ngoài ra, những
    kiến thức cá nhân tôi đã lĩnh hội được trong quá trình ngồi trên ghế nhà trường và cả
    những tri thức đã đọc được trên các trang báo. Những kiến thức đó, tôi đã tổng hợp, vận
    dụng để làm bài tiểu luận này.
    V. Lược sử vấn đề
    Theo giòng phát triển của tiếng Việt cũng như sự phát triển của văn học Việt Nam, chúng
    gặp thấy rất nhiều công trình nghiên cứu về chữ Quốc ngữ và văn học quốc ngữ. Cụ thể
    như :
    Đỗ Quang Chính, Lịch sử chữ quốc ngữ 1620-1659,
    Phạm Thế Ngũ, Việt Nam Văn Học Sử giản ước tân biên, tập 3
    Văn học hiện đại 1862-1945).
    Viện Văn học, Sơ Thảo Lịch Sử Văn Học Việt Nam 1930-1945,
    Thế Phong, Lược Sử Văn Nghệ Việt Nam
    Trên đây là những công trình nghiên cứu tổng hợp của một số tác giả tiêu biểu. Từ những
    công trình nghiên cứu này, chúng ta có thể gặp thấy các vấn đề, đối tượng nghiên cứu của
    tập tiểu luận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...