Tiểu Luận Quá trình phát triển ngoại thương của Hàn Quốc 2006-2010

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Nội dung Trang
    MỞ ĐẦU 2
    NỘI DUNG 3
    A – QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN NGOẠI THƯƠNG CỦA HÀN QUỐC 3
    I – Hàn Quốc phụ thuộc chặt chẽ vào hoạt động ngoại thương, coi phát triển ngoại thương là mục tiêu cốt yếu để phát triển kinh tế đất nước . 3
    II – Vai trò và xu hướng xuất khẩu trong nền kinh tế Hàn Quốc . 4
    III – Quan điểm về các chính sách thương mại và “làn sóng FTA” 5
    1. Các quy định về thương mại . 5
    2. Tự do hóa thương mại và làn sóng FTA . 5
    IV – Lộ trình chính sách thương mại phải thực hiện 7
    1. Chính sách về thuế quan . 7
    2. Hàng rào phi thuế quan 8
    3. Chính sách khuyến khích xuất khẩu . 8
    B – THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGOẠI THƯƠNG HÀN QUỐC 2006 – 2010 9
    I – Các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ đạo và tỉ trọng của từng mặt hàng . 9
    1. Các mặt hàng xuất khẩu và tỉ trọng từng mặt hàng 9
    1.1 Thiết bị điện tử 11
    1.2 Tàu thuyền 12
    1.3 Ô tô . 14
    1.4 Máy móc chung và phụ tùng . 15
    2 – Các mặt hàng nhập khẩu . 15
    2.1 Nhập khẩu lao động nước ngoài . 15
    2.2 Nhập khẩu café, thuốc lá, chè . 16
    2.3 Nhập khẩu thủy sản 18
    II – Khủng hoảng tài chính năm 2008 ảnh hướng tới hoạt động ngoại thương của Hàn Quốc 19
    1. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tới kinh tế Hàn Quốc nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng 19
    2. Hàn Quốc đối phó với khủng hoảng, kinh tế phát triển trở lại, hoạt động ngoại thương lại tấp nập 21
    III – Các đối tác ngoại thương của Hàn Quốc . 23
    1. Quan hệ Hàn Quốc – Trung Quốc 23
    2. Quan hệ Hàn Quốc – Mỹ 24
    3. Quan hệ Hàn Quốc – Nhật Bản 25
    4. Quan hệ Hàn Quốc – Liên minh Châu Âu . 26
    5. Quan hệ Hàn Quốc – Việt Nam 26
    IV – Lịch trình cắt giảm thuế quan của Hàn Quốc theo cam kết với WTO . 28
    KẾT LUẬN 31
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 32
    PHÂN CÔNG TÌM HIỂU TÀI LIỆU, VIẾT BÀI . 32



    MỞ ĐẦULà một quốc gia thuộc Đông Nam Á, nằm ở nửa phía nam bán đảo Triều Tiên – Hàn Quốc là một cái tên vẫn thường được nhắc đến cùng với Hồng Kông , Singapore và Đài Loan, lập thành bốn con rồng châu Á. Đó là những nền kinh tế nổi bật đã duy trì một tốc độ tăng trưởng cao và công nghiệp hóa nhanh giữa thập niên 1960 và thập niên 1990. Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. Bất chấp các ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, nước này đã khôi phục kinh tế rất nhanh chóng và vững chắc. Người ta thường nhắc đến sự phát triển thần kỳ về kinh tế của Hàn Quốc như là "Huyền thoại sông Hàn", đến nay huyền thoại này vẫn tiếp tục. Vậy điều gì đã làm nên một “Huyền thoại sông Hàn”? Có thể khẳng định một trong những nhân tố quan trọng không thể không nhắc đến đó là hoạt động ngoại thương.
    Ngoại thương đã và đang đóng vai trò tiên quyết tới nền kinh tế của Hàn Quốc nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung. Hoạt động ngoại thương bao gồm xuất khẩu và nhập khẩu. Nó tạo điều kiện phát huy được lợi thế của từng nước trên thị trường quốc tế. Kết quả hoạt động ngoại thương của một nước được đánh giá qua cân đối thu chi ngoại tệ dưới hình thức “Cán cân thanh toán xuất nhập khẩu”, kết quả này sẽ làm tăng hoặc giảm thu nhập của đất nước, do đó mà nó tác động đến tổng cầu của nền kinh tế.
    Hàn Quốc đã tự nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của mình để đưa hoạt động ngoại thương của đất nước phát triển. Quá trình phát triển ngoại thương trong giai đoạn 2006 – 2010 của Hàn Quốc đã có những bước chuyển biến vượt bậc để phù hợp với xu thế hội nhập và phù hợp với tình hình kinh tế thế giới, đặc biệt đã xuất sắc vượt qua cuộc khủng hoảng năm 2008. Trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những quan điểm, chính sách thương mại của chính phủ Hàn Quốc trong việc điều tiết hoạt động ngoại thương và thực tế quá trình phát triển của nó trong giai đoạn này.
    Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Vũ Hoàng Việt – giáo viên bộ môn Chính sách thương mại, trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội đã giúp chúng em trong việc định hướng đề tài, tìm hiểu và khai thác thông tin để hoàn thành tốt bài tiểu luận này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...