Luận Văn Quá trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 1997 đến

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quá trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh ở tỉnh BắcNinh giai đoạn từ 1997 đến nay - Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp




    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần là một chủ trương khoa học mang tính chiến lược của Đảng và Nhà nước nhằm phát huy mọi nguồn lực cho phát triển sản xuất. Với chính sách này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh (DNVVN NQD) ngày càng có vai trò quan trọng và có đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng triển kinh tế của đất nước. Nhìn chung, các loại hình DNVVN ở nước ta chiếm tới 96% tổng số các doanh nghiệp (DN) đã tạo việc làm cho gần nửa số lao động trong các DN nói chung và đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của đất nước. Thực tế, trong công cuộc đổi mới kinh tếcác DNVVN NQD Việt Nam đã khẳng định vai trò tích cực của mình vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) nền kinh tế.
    Tuy nhiên, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và gia nhập WTO đã tạo không ít những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của các DNVVN NQD ở nước ta hiện nay. Thực tế đó cho thấy, để các DNVVN NQD phát triển cần thiết phải có sự thay đổi mạnh mẽ không chỉ từ phía nhà nước, mà còn đòi hỏi có sự thay đổi cơ bản từ chính các hoạt động của DNVVN NQD để nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm mục đích phát triển mạnh mẽ các DNVVN NQD trong xu thế đổi mới kinh tế của đất nước.
    Thời gian qua, ở tỉnh Bắc Ninh các DNVVN NQD có sự gia tăng nhanh chóng về số lượng, sự mở rộng về qui mô hoạt động và đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, các DN này vẫn còn nhiều khó khăn trong hoạt động như: sản xuất kinh doanh thiếu ổn định, mang nặng tính tự phát, qui mô nhỏ, hiệu quả kinh doanh thấp, công nghệ lạc hậu, nguồn nhân lực yếu
    Từ những khó khăn của DNVVN NQD, vấn đề đặt ra là làm gì để các DN này phát triển và có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
    Xuất phát từ thực tiễn đó, nghiên cứu sinh (NCS) chọn đề tài “Quá trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 1997 đến nay - Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp” làm nội dung nghiên cứu.
    2. Tổng quan
    Nghiên cứu về DNVVN NQD đã thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả, các nhà hoạch định chính sách trong những năm gần đây. Một số công trình đã công bố như:
    TS. Phạm Thuý Hồng với đề tài “Chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) ở Việt Nam hiện nay” đã phân tích thực trạng chiến lược canh tranh của các DNVVN ở Việt Nam, đề ra các giải pháp, kiến nghị cho các DNVVN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
    GS. TS. Nguyễn Đình Hương với tác phẩm “Giải pháp phát triển DNVVN ở Việt Nam” cũng đã đưa ra những vấn đề cơ bản về phát triển các DNVVN trong nền kinh tế thị trường, phân tích thực trạng, định hướng và những giải pháp phát triển DNVVN ở Việt Nam hiện nay.
    GS. TS. Nguyễn Cúc đã thống kê, phân tích thực trạng các chính sách hỗ trợ DNVVN, từ đó có đề xuất một số điều kiện để phát triển DNVVN ở Việt Nam trong nội dung cuốn sách “Đổi mới cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển DNVVN ở Việt Nam”.
    Trong luận án Tiến sĩ kinh tế “Tác động của các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của chính phủ đến sự phát triển của DNVVN Việt Nam”, TS. Trần Thị Vân Hoa có một số giải pháp để nâng cao tác động tích cực của các chính sách sau khi phân tích những vấn đề lý luận về DNVVN, vai trò của Chính phủ đối với sự phát triển các DNVVN và đánh giá, nhận xét về những tác động đó.
    NCS. Chu Thị Thuỷ với luận án Tiến sĩ kinh tế “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNVVN Việt Nam” lại đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề bên trong hoạt động của DN để phát triển các DN bằng cách nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu.
    Nội dung cuốn sách “Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp” của TS. Trang Thị Tuyết (Chủ biên) đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp, phân tích triệt để thực trạng hoạt động của các loại hình doanh nghiệp nước ta hiện nay và đề xuất các giải pháp hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới ở nước ta trong tình hình hiện nay.
    TS. Phạm Văn Hồng với luận án Tiến sĩ kinh tế “Phát triển DNVVN ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế” đi sâu phân tích lý luận về DNVVN, kinh nghiệm về phát triển DNVVN ở một số nước, cơ hội và thách thức của các DNVVN, đề ra một số giải pháp phát triển DNVVN Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
    Ngoài ra còn có nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí, các bài tham luận tại hội thảo trong nước và quốc tế để cập đến sự phát triển của các DNVVN với nhiều nội dung khác nhau.
    Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về DNVVN, trong đó có DNVVN NQD đã xem xét nhiều khía cạnh về môi trường kinh doanh, hoàn thiện cơ chế chính sách, nâng cao năng lực cạnh tranh.v.v. Những vấn đề đó có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn đối với phát triển DNVVN NQD. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một công trình nào nghiên cứu về tình hình phát triển DNVVN NQD ở tỉnh Bắc Ninh từ khi tái lập tỉnh (1997), vấn đề mà lãnh đạo địa phương rất quan tâm trong công tác định hướng và quản lý với loại hình DN này.
    3. Mục đích nghiên cứu
    - Luận án nghiên cứu thực trạng phát triển của các DNVVN NQD ở tỉnh Bắc Ninh để thấy được những thành công và hạn chế cũng như những nguyên nhân của hạn chế đó trong hoạt động của các DNVVN NQD.
    - Luận án đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục thúc đẩy sự phát triển các DNVVN NQD tỉnh Bắc Ninh trong quá trình CNH, HĐH hiện nay.
    - Đề xuất một số kiến nghị như điều kiện đối với nhà nước, đối với Hiệp hội DNVVN, Hội DN trẻ cũng như đối với bản thân các DNVVN NQD nhằm tăng thêm tính khả thi trong thực hiện các giải pháp.
    4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình phát triển DNVVN NQD ở tỉnh Bắc Ninh.
    - Phạm vi nghiên cứu:
    + Về nội dung: Những chính sách của nhà nước và địa phương tác động đến sự phát triển của DNVVN NQD, hoạt động của DNVVN NQD và những đóng góp của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
    + Thời gian nghiên cứu từ năm 1997 (năm tái lập tỉnh Bắc Ninh) đến nay.
    Đồng thời trong nghiên cứu, những kinh nghiệm về phát triển DNVVN của một số nước trên thế giới cũng được nghiên cứu, xem xét để góp phần làm rõ hơn những vấn đề về phát triển DNVVN ở nước ta, trong đó có tỉnh Bắc Ninh.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Trong nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp như phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic, đồng thời còn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
    Đồng thời NCS còn khảo sát, tham vấn ý kiến của các nhà DN, các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia trong nghiên cứu lĩnh vực phát triển DNVVN để làm rõ thực trạng phát triển DNVVN NQD ở tỉnh Bắc Ninh.
    6. Đóng góp mới về khoa học của luận án
    - Làm rõ thực trạng phát triển DNVVN NQD ở một địa phương cụ thể là tỉnh Bắc Ninh nhằm tìm ra những giải pháp tiếp tục phát triển các DN này cho phù hợp với điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá và phát triển kinh tế thị trường.
    - Đề xuất các giải pháp và những kiến nghị để thực hiện các giải pháp đó.
    7. Kết cấu của luận án
    Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục các bảng, biểu, các chữ viết tắt, các tài liệu tham khảo, kết cấu của luận án gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển DNVVN NQD.
    Chương 2: Thực trạng phát triển DNVVN NQD ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 đến nay.
    Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển DNVVN NQD ở tỉnh Bắc Ninh thời gian tới.
     
Đang tải...