Tiểu Luận Quá trình phát triển của Ngoại Thương Hàn Quốc

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. Lời mở đầu

    Hàn Quốc là một quốc gia có nhiều đặc điểm tương đồng với Việt Nam :cùng là một quốc gia Á Đông, chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh và đất nước bị chia cắt làm hai miền. Tuy nhiên, ngày nay Hàn Quốc được biết đến là một trong những quốc gia phát triển cao nhất thế giới, được mệnh danh là “con rồng châu Á”; trong khi đó Việt Nam chỉ mới được Ngân hàng thế giới xếp vào nhóm nước có thu nhập trung bình vào năm 2009. Vậy chính phủ Hàn Quốc đã làm cách nào để có thể đưa nước này phát triển đến như vậy?
    Một trong những chính sách khiến cho Hàn Quốc phát triển một cách thần kỳ là tập trung phát triển vào Ngoại thương. Việc nghiên cứu quá trình phát triển ngoại thương của Hàn Quốc trong giai đoạn 2007-2010 sẽ giúp ta rút ra được những bài học quý giá để có thể đưa ra những nhận xét, góp ý cho việc phát triển đất nước Việt Nam trong tương lai đồng thời có những dự báo về các mối quan hệ kinh tế quốc tế trong tương lai. Chính vì thế , nhóm 20 đã tiến hành thu thập số liệu để tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Quá trình phát triển ngoại thương của Hàn Quốc giai đoạn 2007-2010”.
    Bài làm của chúng em sẽ không tránh khỏi những sai sót, chúng em rất mong nhận được nhận xét góp ý từ thầy giáo.

    B. Nội dung
    I. Những đặc điểm khái quát về Hàn Quốc:
    1.Đặc điểm tự nhiên:

    Hàn Quốc nằm trên bán đảo Triều Tiên, một bán đảo trải dài 1.000 km từ bắc tới nam, ở phần đông bắc của lục địa châu Á, nơi hải phận của bán đảo tiếp giáp với phần cực tây của Thái Bình Dương. Phía bắc bán đảo tiếp giáp với Trung Quốc và Nga. Phía đông của bán đảo là Biển Đông, xa hơn nữa là nước láng giềng Nhật Bản. Ngoài bán đảo chính còn có hơn 3.200 đảo nhỏ. Hàn Quốc có một đường bờ biển dài, có thế mạnh trong ngành hàng hải. Tuy nhiên, Hàn Quốc lại không giàu tài nguyên thiên nhiên. Điều này có ảnh hưởng lớn đến chính sách phát triển của Hàn Quốc.
    2. Đặc điểm chính trị - xã hội và kinh tế:
    Đặc điểm rõ nét nhất về tình hình chính trị - xã hội Hàn Quốc là việc quốc gia này là một trong hai phần bị chia cắt của Bán đảo Triều Tiên với hai chế độ chính trị khác nhau: Bắc Hàn (CHDCND Triều Tiên) và Nam Hàn (Hàn Quốc). Việc chia cắt làm 2 miền với những bất ổn chính trị và tranh chấp gay gắt tại khu vực này có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc, đặc biệt là khi Hàn Quốc theo đuổi mô hình chiến lược phát triển tăng trưởng nhanh cần sự thu hút đầu tư lớn từ nước ngoài.
    Hàn Quốc là một nước phát triển có mức sống cao, có nền kinh tế phát triển theo và có một nền công nghiệp tiên tiến, hiện đại. Với việc sở hữu, làm chủ những công nghệ cao, Hàn Quốc có lợi thế trong việc sản xuất và đưa ra thị trường quốc tế những sản phẩm có hàm lượng tri thức, công nghệ cao như hàng điện tử, ô tô, linh kiện bán dẫn, thiết bị viễn thông, Điều này đặc biết có lợi trong thương mại quốc tế ngày nay khi hiện tượng giá cánh kéo diễn ra hết sức thường xuyên.
    Hàn Quốc còn liên tục thực thi các chính sách mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và khuyến khích các ngành sản xuất thế mạnh của mình. Những chính sách này đã tạo động lực thúc đấy phát triển kinh tế trong nước đồng thời tạo nên một môi trường đầu tư an toàn với các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng luôn duy trì được một hành lang pháp lý mạnh mẽ.
    Hàn Quốc là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế quốc tế (Liên hiệp quốc, WTO, OECD và nhóm các nền kinh tế lớn G-20), là thành viên sáng lập của APEC và Hội nghị cấp cao Đông Á, là đồng minh không thuộc NATO của Hoa Kỳ. Những chính sách hội nhập kinh tế quốc tế giúp Hàn Quốc thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư và công nghệ từ các nước khác trên thế giới. Ngoài ra, việc hội nhập kinh tế quốc tế này còn mở đường cho việc xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao của Hàn Quốc đến các thị trường tiềm năng như Mỹ, Liên minh châu Âu,
    Nền kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế thị trường trong đó nhà nước đóng vai trò quan trọng. Hàn Quốc đã sớm có sự đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) và đặc biệt là đầu tư phát triển con người trong giai đoạn trước để chuẩn bị cho sự phát triển với tốc độ nhanh ở giai đoạn này.
    II. Ngoại thương Hàn Quốc giai đoạn 2007 – 2010:
    1. Tốc độ tăng trưởng:
    Là một nước tư bản phát triển năng động và có thể sánh ngang với nhịp độ phát triển của các nước như Mỹ hay tư bản Phương Tây, Hàn Quốc đang ngày càng chứng tỏ được vị thế của mình trong nền kinh tế châu Á cũng như nền kinh tế thế giới. Cùng với những chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn thì nước này đã có những bước phát triển đáng kể sau khủng hoảng tài chính năm 1997. Nhưng bên cạnh đó, việc tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm trở lại đây lại cho thấy những bấp bênh trong chính sách và đường lối phát triển đặc biệt là dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới tháng 9/2008.

    Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng GDP, Xuất khẩu và Nhập khẩu
    [TABLE="width: 401"]
    [TR]
    [TD]Năm
    [/TD]
    [TD]2007
    [/TD]
    [TD]2008
    [/TD]
    [TD]2009
    [/TD]
    [TD]2010
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]GDP (%)
    [/TD]
    [TD]5.1
    [/TD]
    [TD]2.3
    [/TD]
    [TD]0.2
    [/TD]
    [TD]6.1
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Xuất khẩu (%)
    [/TD]
    [TD]14.1
    [/TD]
    [TD]13.6
    [/TD]
    [TD]-13.9
    [/TD]
    [TD]28.3
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]So với GDP (lần)
    [/TD]
    [TD]2.8
    [/TD]
    [TD]5.91
    [/TD]
    [TD]-69.5
    [/TD]
    [TD]4.64
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Nhập khẩu (%)
    [/TD]
    [TD]15.3
    [/TD]
    [TD]22
    [/TD]
    [TD]-25.8
    [/TD]
    [TD]31.6
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Từ bảng số liệu trên, có thể thấy tốc độ tăng trưởng GDP năm 2007 là 5.1%. Năm 2008 là năm bắt đầu có dấu hiệu của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tốc độ tăng GDP giảm rõ rệt, xuống chỉ còn 2.3%, và chỉ 1 năm sau khi chịu tác động của nó, GDP chỉ còn tăng 0,2%, giảm rõ rệt. Nhưng hết năm 2010, tốc độ tăng trưởng đã tăng mạnh, từ 0,2 -> 6.1% tương đương mức GDP là 1.467 nghìn tỉ USD, chứng tỏ sự khôi phục đáng kinh ngạc của nền kinh tế. Đồng thời đó cũng là mức tăng trưởng được ghi nhận cao nhất trong giai đoạn 2002 – 2010 của Hàn Quốc.
    Bên cạnh đó, có thể thấy việc xuất khẩu của Hàn Quốc ngay lập tức bị ảnh hưởng nặng nề khi cuộc khủng hoảng diễn ra. Năm 2007 và 2008, tăng trưởng xuất khẩu còn đang đạt 14.1% và 13.6% thì đến năm 2009 chỉ số này đã giảm cực kì nhanh xuống -13,9% và thấp hơn tốc độ tăng GDP năm 2009. Nhưng vào năm 2010 con số này đã nhanh chóng khôi phục lại và đạt 28,3%, thậm chí cao hơn năm thời điểm trước khủng hoảng năm 2007. Đồng thời, tương quan giữa tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và tốc độ tăng GDP cũng cho thấy hoạt động xuất khẩu đóng góp rất nhiều vào GDP khi xuất khẩu tăng nhanh hơn GDP khá nhiều. Theo số liệu của năm 2011 thì tốc độ tăng trưởng của Hàn Quốc quý I năm 2011 đã cao hơn do xuất khẩu tăng và nhu cầu nội địa tăng.
    Ngoài ra, ta có thể nhận thấy rằng tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu cũng cao hơn tốc độ tăng GDP, và thậm chí còn cao hơn xuất khẩu. Điều này khá là đáng lo ngại cho nền kinh tế Hàn Quốc khi nước này đang có xu hướng nhập siêu, thặng dư cán cân thương mại giảm trong tương lai gần. Điều này có ý nghĩa đặc biệt khi Hàn Quốc là một quốc gia phát triển với chính sách tập trung vào sản xuất, hướng về xuất khẩu và luôn đặt ra mục tiêu thặng dư cán cân thương mại cao. Vì vậy, trong thời gian tới, chính phủ Hàn Quốc sẽ còn phải ban hành và thực thi những chính sách mới để cải thiện tình hình này.

    Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng GDP và xuất khẩu giai đoạn 2006-2010 (%)

    Qua việc phân tích những dữ liệu về tốc độ tăng trưởng của Hàn Quốc cũng như giá trị xuất khẩu của Hàn Quốc, chúng ta có thể thấy rằng đây là một quốc gia năng động, nhanh chóng hồi phục sau hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn những rủi ro và thách thức tiềm ẩn trong nền kinh tế cũng những yếu kém của việc vận hành chiến lược kinh tế tăng trưởng nhanh. Vì vậy đã dẫn đến việc nền kinh tế của nước này đã chịu ảnh hưởng khá nhiều từ cuộc khủng hoảng kinh tế tháng 8 năm 2009. Điều này đặt ra nhiệm vụ cho các nhà hoạch định chính sách Hàn Quốc là cần phải thay đổi những chính sách kinh tế để tránh được những thiếu sót của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
    2. Cán cân thương mại
    Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu (Đơn vị: triệu USD)
    [TABLE="align: left"]
    [TR]
    [TD]Năm
    [/TD]
    [TD]2007
    [/TD]
    [TD]2008
    [/TD]
    [TD]2009
    [/TD]
    [TD]2010
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Xuất khẩu
    [/TD]
    [TD]371.5
    [/TD]
    [TD]422
    [/TD]
    [TD]373.6
    [/TD]
    [TD]466.3
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Nhập khẩu
    [/TD]
    [TD]356.8
    [/TD]
    [TD]435.2
    [/TD]
    [TD]317.5
    [/TD]
    [TD]417.9
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Thặng dư
    [/TD]
    [TD]14,7
    [/TD]
    [TD]-13,2
    [/TD]
    [TD]56.1
    [/TD]
    [TD]48.4
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]





    Bảng sử dụng số liệu trong link dưới đây:
    http://global.kita.net/statistics/01/index.jsp
    Từ số liệu bảng ta có thể thấy:
    - Hàn Quốc là nước xuất siêu lớn. Ngay cả khi chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì những năm sau Hàn Quốc vẫn có thặng dư kim ngạch xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu cũng phục hồi gần bằng với giá trị trước khủng hoảng.
    - Cán cân thương mại Hàn Quốc khó xác định: năm 2007 xuất siêu 14.7 triệu USD, năm 2008 nhập siêu 13.2 triệu USD, năm 2009 xuất siêu 56.1 triệu USD, năm 2010 xuất siêu 48.4 triệu USD. Điều này cho thấy một nền kinh tế còn tiềm ẩn nhiều vấn đề, đồng thời đây cũng là một hệ quả tất yếu của việc theo đuổi chiến lược sản xuất hướng về xuất khẩu. Ngay khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 xảy ra, Hàn Quốc ngay lập tức chịu ảnh hưởng và trở thành nước nhập siêu với thâm hụt thương mại ở mức hơn 13 triệu USD.Sau cuộc khủng hoảng kinh tế, Hàn Quốc đẩy mạnh xuất khẩu và đã tăng giá trị xuất khẩu lên rất cao vào năm 2009, tuy vậy, do vẫn chịu tác động của cuộc khủng hoảng và độ trễ của gói kích cầu nên xuất khẩu chưa bù đắp cho GDP nên tốc độ tăng trưởng vẫn giảm. Năm 2010 xuất khẩu lại có xu hướng giảm nhẹ.

    3. Cơ cấu nhập khẩu

    Bảng 3: Nhập khẩu phân theo nhóm hàng (Đơn vị: %)
    [TABLE="width: 582"]
    [TR]
    [TD]Nhóm hàng
    [/TD]
    [TD]2007
    [/TD]
    [TD]2008
    [/TD]
    [TD]2009
    [/TD]
    [TD]2010
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Lương thực, thực phẩm
    [/TD]
    [TD]4.24
    [/TD]
    [TD]4.22
    [/TD]
    [TD]4.66
    [/TD]
    [TD]4.28
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Nguyên liệu thô
    [/TD]
    [TD]33.79
    [/TD]
    [TD]39.24
    [/TD]
    [TD]34.66
    [/TD]
    [TD]36.04
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hóa chất
    [/TD]
    [TD]9.09
    [/TD]
    [TD]8.42
    [/TD]
    [TD]9.75
    [/TD]
    [TD]9.68
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hàng tiêu dùng
    [/TD]
    [TD]14.55
    [/TD]
    [TD]14.93
    [/TD]
    [TD]13.39
    [/TD]
    [TD]13.20
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Máy móc, thiết bị
    [/TD]
    [TD]30.12
    [/TD]
    [TD]26.31
    [/TD]
    [TD]29.99
    [/TD]
    [TD]29.00
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hàng công nghệ cao
    [/TD]
    [TD]7.73
    [/TD]
    [TD]6.58
    [/TD]
    [TD]7.21
    [/TD]
    [TD]7.43
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hàng hóa khác
    [/TD]
    [TD]0.48
    [/TD]
    [TD]0.30
    [/TD]
    [TD]0.35
    [/TD]
    [TD]0.37
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tổng
    [/TD]
    [TD]100
    [/TD]
    [TD]100
    [/TD]
    [TD]100
    [/TD]
    [TD]100
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...