Luận Văn Quá trình phát triển của chế định thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Quá trình phát triển của chế định thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế

    Lời mở đầu .1


    Chương 1. Khái quát chung về thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế 4


    1.1. Khái niệm chung về thu hồi đất .4


    1.2. Bản chất của thu hồi đất 5


    1.3. Các nguyên tắc về thu hồi đất 6


    1.4. Phạm vi và đối tượng áp dụng trong thu hồi đất .6


    1.5. Ý nghĩa của thu hồi đất 7


    1.6. Mục đích thu hồi đất trong quy hoạch xây dựng .7


    1.6.1. Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng .8


    1.6.2. Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế 9


    1.7. Quản lý đất bị thu hồi 11


    1.8. Cơ sở để thu hồi đất .11


    1.8.1. Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất .11


    1.8.2. Quy hoạch xây dựng đô thị và khu dân cư nông thôn .12


    1.8.2.1. Quy hoạch xây dựng đô thị 12


    1.8.2.2. Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn 13


    1.8.3. Thu hồi đất trong quy hoạch 13


    1.8.3.1. Đặc trưng của thu hồi đất trong quy hoạch 13


    1.8.3.2. Chủ thể thu hồi đất và chủ thể có đất bị thu hồi 13


    1.9. Trình tự, thủ tục thu hồi đất .15


    1.10. Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người bị thu hồi đất 16


    1.10.1. Pháp luật về bồi thường 16


    1.10.2. Chính sách hỗ trợ 16


    1.10.3. Tái định cư 17

    Chương 2. Quá trình phát triển của chế định thu hồi đất ở Việt Nam 19


    2.1. Lược sử về thu hồi đất .19


    2.2. Những quy định pháp luật hiện hành về thu hồi đất 20


    2.3. Quá trình phát triển của chế định thu hồi đất 21


    2.3.1. Giai đoạn 1: từ khi có Luật Đất đai 1993 21


    2.3.2. Giai đoạn 2: từ khi có Luật Đất đai 2003 24


    2.3.2.1. Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất .25


    2.3.2.2. Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai 27


    2.3.2.3. Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư .28


    2.3.3. Dự hướng quá trình phát triển của chế định thu hồi đất 32


    2.4. Điểm nổi bật của quá trình thu hồi đất 34


    2.5. Đánh giá chung cho quá trình phát triển của chế định thu hồi đất 36


    2.5.1. Thuận lợi và khó khăn .36


    2.5.2. Kết quả đạt được trong quá trình thu hồi đất .37


    2.5.3. Đảnh giá chung 38


    Chương 3. Thực trạng về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và định hướng phát triển chế định thu hồi đất .40


    3.1. Thực trạng về quá trình thu hồi đất ở Việt Nam 40


    3.1.1. về việc thực thi pháp luật 40


    3.1.2. về bồi thường trong quá trình thu hồi đất .42


    3.1.3. về hỗ trợ trong quá trình thu hồi đất .43


    3.1.4. về tái định cư trong quá trinh thu hồi đất 43


    3.2. Những tồn tại và hạn chế .44


    3.2.1. Nguyên nhân 44


    3.2.2. Khó khăn và vướng mắc 45

    3.2.3. Hướng giải quyết .48


    3.3. Định hướng phát triển chế định thu hồi đất ở Việt Nam .49


    Kết Luận


    Tài liệu tham khảo

    LỜI MỞ ĐẦU 1. Yêu cầu của đề tài


    Trong lịch sử phát triển của mọi quốc gia, việc giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế là không thể tránh khỏi, nhịp độ phát triển kinh tế càng lớn thì nhu cầu giải phóng mặt bằng ngày càng cao và trở thành thách thức lớn đối với sự thảnh công không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà ở cả lĩnh vực chính trị, xã hội trên phạm vi quốc gia.


    Trong quá trình phát triển của đất nước, sự xuất hiện và hình thành các khu đô thị, khu công nghiệp là điều tất yếu, khách quan đó là sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thích họp có vai trò thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Đe hình thành và phát triển cơ sở hạ tầng thì thu hồi đất để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng an ninh và công cộng là vấn đề rất được quan tâm không chỉ Nhà nước, nhà đầu tư và toàn thể nhân dân. vấn đề đặt ra là Nhà nước cần có quy hoạch, kế hoạch để sử dụng đất một cách phù hợp nhằm đảm bảo cho quá trình giải phóng mặt bằng phát triển bền vững.


    Hiện nay nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật là rất lớn. Đe có đất đai phục vụ nhu cầu này Nhà nước cần phải tiến hành công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất chung cho toàn quốc gia và chi tiết cụ thể cho từng địa phương cụ thể. Công tác thu hồi đất để thực hiện dự án có ý nghĩa quyết định đối với tiến độ thi công dự án thì lại là công tác khó khăn nhất vì nó ảnh hưởng tới lợi ích của người sử dụng đất và của Nhà nước. Giải phóng mặt bằng làm thay đổi, di dời toàn bộ cuộc sống người dân từ công việc sản xuất kinh doanh đến sinh hoạt hằng ngày, vì vậy người dân chỉ sẵn sàng chuyển sang nơi ở mới và sản xuất mới khi lợi ích của họ được bảo đảm. Điều này phụ thuộc vào chính sách đền bù thiệt hại của Nhà nước đối với người dân trong diện giải tỏa, vì vậy cần đưa ra chính sách giải pháp cụ thể đền bù thiệt hại cho người dân.


    Thu hồi đất là quá trình gặp nhiều khó khăn, vướng mắc nhất trong giai đoạn hiện nay. ở các địa phương, hàng loạt các thư khiếu nại của người dân liên quan thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đang diễn ra căng thẳng. Nhiều dự án treo, nhiều công trình xây dựng dang dở trong khi doanh nghiệp đang mòn mỏi trông chờ một cơ chế thị trường thông thoáng, một hành lang pháp lý an toàn để đầu tư. Để quá trình thu hồi đất diễn ra theo một trật tự ổn định, bảo đảm lợi ích cho người sử dụng đất, lợi ích cho xã hội và bảo đảm tốt công tác quản lý về đất đai cần phải có quy định về trình tự, thủ tục hành chính trong lĩnh vực này, chúng ta không thể phủ nhận vai trò tích cực của các văn bản pháp luật đối với quá trình thu hồi đất để hệ thống pháp luật về đất đai càng hoàn thiện và hợp lòng dân. Nhận thức được tầm quan trọng của thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng và tiếp xúc với những tài liệu liên quan đến vấn đề này nên người viết xin chọn đề tài “Quá trình phát triển chế định thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế”.


    2. Mục đích nghiên cứu


    Với đề tài trên, người viết đi vào tìm hiểu quá trình phát triển của công tác thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư qua từng giai đoạn lịch sử của pháp luật đất đai để từ đó tìm ra những tồn tại, vướng mắc và đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác thu hồi đất được ban hành và áp dụng vào thực tế hiệu quả hơn nhằm thúc đẩy nhanh quá trình thu hồi đất phát triển đất nước. Qua nghiên cứu đề tài, người viết được tiếp cận thêm những văn bản pháp luật được ban hành từ trung ương đến địa phương điều chỉnh về quá trình thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để phục vụ cho quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình mình và phục vụ cho công tác học tập, làm việc sau này.


    3. Phạm vi nghiên cứu


    Đề tài “Quá trình phát triển của chế định thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế” sẽ đi vào tìm hiểu nguồn gốc bắt đầu hình thành quy định về thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất vĩ mục đích quốc phòng, công cộng và phát triển kinh tế và từ khi được quy định đến nay được điều chỉnh trong các văn bản pháp luật đất đai như thế nào. Phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định từ khi có sự ra đời của Luật Đất đai năm 1987, kế tiếp là Luật Đất đai năm 1993 được sửa đổi bổ sung năm 1998 và năm 2001, sau đó là Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản điều chỉnh về vấn đề bồi thường, thu hồi đất trong từng giai đoạn cụ thể mà cho đến ngày hôm nay cơ sở pháp lý hiện hành cao nhất để điều chỉnh vấn đề thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tể là Khoản 1 Điều 38 Luật Đất đai năm 2003.


    4. Phương pháp nghiền cứu


    Trong quá trình nghiên cứu, người viết đã sử dụng phương pháp nghiên cứu luật viết và phương pháp phân tích, tổng họp dựa vào những quy định pháp luật và thực tiễn liên quan đến chế định thu hồi đất, người viết so sánh kết quả đạt được qua từng giai đoạn và đưa ra những kết luận cụ thể những yêu cầu của hiện tại.


    5. Bổ cục đề tài


    Luận văn của người viết được trình bày theo kết cấu truyền thống bao gồm: lý luận, pháp lý và thực tiễn.


    - Chương 1. Khái quát chung về thu hồi đất về thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an


    ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế.


    Chương này nghiên cứu về những khái niệm chung về thu hồi đất, các nguyên tắc để thu hồi đất, cơ sở để thu hồi đất, trình tự thủ tục thu hồi đất và những quy định pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Đây chỉ là phần khái quát chung để mô tả bức tranh chung cho quá trình thu hồi đất ở nước ta, làm tiền đề cho quá trình phát triển của việc thu hồi đất ở chương 2.


    - Chương 2. Quá trình phát triển của chế định thu hồi đất ở Việt Nam.


    Đây là quá trình nghiên cứu về quá trình phát triển chế định thu hồi đất từ quá khứ đển hiện tại để tìm hiểu việc quy định về thu hồi đất trong văn bản pháp luật, qua đó đánh giá những khó khăn và thuận lợi qua kết quả đạt được trong việc áp dụng các văn bản pháp luật vào thực tiễn. Việc nghiên cứu các vãn bản pháp luật về thu hồi đất góp phần làm sáng tỏa những tình hình thực tế ở chương 3.


    - Chương 3. Thực trạng về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và định hướng


    phát triển chế định thu hồi đất


    Căn cứ vào tình hình thực tế của việc áp dung các văn bản hiện hành về thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sẽ tìm hiểu những tồn tại và hạn chế của các văn bản pháp luật hiện hành đang áp dụng vào thực tiễn để từ đó đề ra giải pháp phù hợp với tình hình đó.


    Là một sinh viên lần đầu tiếp cận với công tác nghiên cứu khoa học nên không tránh khỏi những khó khăn, bỡ ngỡ hơn nữa do hạn chế về nguồn thông tin, tài liệu tham khảo và hạn chế về khả năng của bản thân nên dù đã cố gắng hểết sức vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Người viết vô cùng cảm ơn mọi ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn cùng những ai quan tâm đến đề tài này để nội dung luận văn ngày càng hoàn thiện hơn.
     

    Các file đính kèm:

    • 16-.pdf
      Kích thước:
      21.5 MB
      Xem:
      0
Đang tải...