Luận Văn Quá Trình Phát Triển Cấu Trúc Và Tiềm Năng Dầu Khí Bồn Phú Khánh

Thảo luận trong 'Địa Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quá Trình Phát Triển Cấu Trúc Và Tiềm Năng Dầu Khí Bồn Phú Khánh
    Bồn trũng Phú Khánh nằm ở rìa phía Tây thuộc thềm lục địa Việt Nam, chiếm hầu hết diện tích vùng sườn thềm lục địa miền Trung. Đây là một bồn dài và hẹp, nước sâu (mực nước biển khoảng 50 – 2.500m) bao gồm chủ yếu là các lô từ 122 đến 130 (Hình số 2), tổng diên tích khoảng 60.000km2. Về phương diện địa chất, bồn Phú Khánh giáp với bồn Cửu Long ở phía Nam, bồn Sông Hồng ở phía Bắc, bể Hoàng Sa ở phía Đông Bắc, thềm Đà Nẵng và thềm Phan Rang ở phía Tây, và về phía Đông là vùng biển sâu của Biển Đông – nơi ít được nghiên cứu.
    Địa hình đáy biển trong vùng rất phức tạp với đặc trưng của một biển rìa, bao gồm các địa hình: thềm lục địa, sườn lục địa và chân lục địa với các hố sụt và khối nâng địa phương. Các đơn vị địa chất ở đây nằm trên phần vỏ lục địa và vỏ chuyển tiếp giữa lục địa và đại dương. Thềm lục địa rất hẹp, mực nước sâu từ 0 – 200m, nằm trên móng granit phân dị, nơi móng nhô cao tạo thành các dải nâng ngầm và nơi sụt lún tạo thành những trũng tích tụ nhỏ. Do hoạt động của các hệ thống đứt gãy, móng của thềm bị trượt theo khối, tạo ra dạng địa hình bậc thang, sâu dần về phía Biển Đông. Sườn lục địa kế tiếp thềm Đà Nẵng,

    Phan Rang là một vùng có độ sâu nước biển từ 150 – 3.000m, độ dốc từ vài độ đến vài chục độ, bề rộng từ 20 – 200km. Mức độ phân cắt sườn lục địa cao hơn nhiều so với phần thềm, với nhiều dãy núi ngầm và hẻm vực ngầm (canyon). Ở phần phía Bắc, tương ứng với Quảng Nam đến Bình Định và phần phía Nam tương ứng với Bình Thuận – Ninh Thuận, sườn lục địa tương đối rộng, ngược lại ở phần giữa, tương ứng với Nam Bình Định đến Khánh Hoà, sườn lục địa rất hẹp có nơi chỉ còn 18km, tạo thành một hình móng ngựa, đánh dấu vùng biển tách giãn lấn sâu nhất vào gần địa khối Kon Tum. Các đồng bằng biển sâu địa hình tương đối bằng phẳng nằm ở phía ngoài chân sườn lục địa. Tuy không có những tài liệu địa chấn nhưng theo các kết quả nghiên cứu trọng lực, nằm dưới đồng bằng biển sâu là những địa hào có kích thước khác nhau, đó là những trũng tích tụ, bề dày trầm tích có thể lên đến 3 – 4km.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...