Luận Văn Quá trình nhận thức và phát huy nhân tố quốc tế của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới.

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Quá trình nhận thức và phát huy nhân tố quốc tế của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới.

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia dân tộc, ở thời kỳ nào cũng vậy, nhân tố quốc tế vẫn luôn tác động vào đời sống và bước phát triển của họ.
    Hơn thập kỷ cuối thế kỷ XX, nhân loại đã sống trong một thế giới biết bao biến động sâu sắc, diễn biến khá phức tạp và nhanh chóng, tác động đến nhiều mặt trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội thế giới.
    Sự kiện nổi bật nhất tác động sâu sắc đến tình hình thế giới là sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu. Hậu quả đó đã đưa chủ nghĩa xã hội (CNXH) lâm vào tình trạng thoái trào. Trong điều kiện đó, đế quốc Mỹ càng hung hăng hơn bao giờ hết trong tham vọng chi phối trật tự toàn cầu. Trong mấy thập kỷ cuối của thế kỷ XX, để thích ứng với tình hình mới do thắng lợi của các trào lưu cách mạng tạo ra, nhờ ứng dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ vào sản xuất . chủ nghĩa tư bản (CNTB) đã thu được nhiều thành quả và có những bước phát triển mới. Tuy vậy, bản chất của CNTB vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột, bất công, một xã hội chứa đựng những mâu thuẫn không sao khắc phục được.
    Từ thập kỷ 70 thế kỷ XX trở đi, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão đã làm xuất hiện một loạt ngành khoa học mới, kỹ thuật cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới . kết quả là ra đời kinh tế tri thức. Nó đã tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống các quốc gia dân tộc, đang đẩy mạnh quá trình toàn cầu hóa. Trong điều kiện đó, vừa tạo thời cơ cho các nước phát triển nhanh chóng, đồng thời vừa là những thách thức lớn đặc biệt là đối với các nước đang phát triển.
    Mấy thập kỷ gần đây, sự xuất hiện hơn 100 quốc gia độc lập đã làm thay đổi bộ mặt thế giới. Họ sẽ tiếp tục tăng cường cuộc đấu tranh để tự lựa chọn và quyết định con đường phát triển của mình, chống lại chính sách cường quyền, áp đặt, can thiệp và xâm lược của nước ngoài để bảo vệ độc lập chủ quyền và nền văn hóa dân tộc.
    Các phong trào đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội ngày càng phát triển với những hình thức đấu tranh mới.
    Từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX, trong đời sống nhân loại đang xuất hiện những vấn đề có tính toàn cầu cấp bách liên quan đến mọi quốc gia dân tộc, đòi hỏi phải có sự hợp tác của các quốc gia dân tộc để giải quyết.
    Công cuộc đổi mới xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta đã, đang chịu sự tác động mạnh mẽ của những nhân tố quốc tế, nhưng chúng ta đã biết phát huy và biến chúng thành động lực đẩy mạnh công cuộc đổi mới. Nhờ đó cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn từng bước vững chắc tiến lên trên con đường đổi mới của mình. Việc nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm trong đó có nghiên cứu tổng kết việc phát huy nhân tố quốc tế trong tiến trình cách mạng đó là một việc làm thường xuyên của mỗi kỳ Đại hội, đồng thời cũng là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn lớn đòi hỏi những người làm công tác lý luận phải đầu tư suy nghĩ, tổng hợp, khái quát việc phát huy nhân tố quốc tế của Đảng ta. Đồng thời đưa ra những dự báo về xu hướng tác động của những nhân tố quốc tế, tạo điều kiện cho việc đánh giá và nhận thức về chúng được chính xác hơn nhằm đáp ứng với những biến động của tình hình thế giới hiện nay. Xuất phát từ ý nghĩa đó, tác giả quyết định chọn đề tài: Quá trình nhận thức và phát huy nhân tố quốc tế của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Nghiên cứu các văn kiện của Đảng trước kia, đặc biệt là các văn kiện trong thời kỳ đổi mới, khai thác những nội dung có liên quan đến đề tài, tác giả thấy Đảng ta đã vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để đề ra đường lối đối nội và đối ngoại. Tác giả luôn bám sát những quan điểm của Đảng trong cách nhìn nhận, đánh giá, nhiệm vụ, biện pháp . lấy đó làm định hướng để phân tích nội dung của đề tài.
    Các bài viết của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta trong cách mạng dân tộc, dân chủ, ví dụ như: Trường Chinh, Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; Lê Duẩn, Tình hình thế giới và nhiệm vụ quốc tế của Đảng ta. Các bài viết đã phân tích làm sáng tỏ quan điểm của Đảng trong mối quan hệ quốc tế. Trên những quan điểm đó, tác giả đã phân tích vào một thời kỳ, một sự kiện lịch sử cụ thể.
    Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, ví dụ như: Lê Duẩn, Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; Trường Chinh, Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước và của thời đại; Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh một con người một dân tộc một thời đại một sự nghiệp, Hồ Chí Minh quá khứ hiện tại và tương lai; Nguyễn Văn Linh, Đổi mới để tiến lên; Lê Khả Phiêu, Tiếp tục đi theo con đường đã chọn, dù 50 năm, 100 năm hay lâu hơn nữa, chúng tôi cũng không bao giờ nao núng, chủ nghĩa xã hội nhất định thành công; Võ Nguyên Giáp, Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, những bài viết và nói chọn lọc trong thời kỳ đổi mới .
    Các bài viết đều làm sáng tỏ quan điểm đổi mới của Đảng nói chung, quan điểm đối ngoại nói riêng. Đứng trên góc độ này, góc độ khác các bài viết ít, nhiều đã đề cập đến xu thế thời đại, về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản, cách mạng khoa học và công nghệ, các nước đang phát triển, những vấn đề toàn cầu . Tuy nhiên, những bài viết mới dừng lại ở định hướng vấn đề. Bởi vậy, trong quá trình nghiên cứu đề tài, dựa trên những quan điểm của Đảng, những định hướng của những bài viết của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tác giả đã hệ thống vấn đề, chắt lọc vấn đề để giải quyết nội dung đề tài đặt ra.
    Gần 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đã có rất nhiều tác giả đề cập đến những vấn đề liên quan đến đề tài. Ví dụ, liên quan đến chủ nghĩa xã hội có: Đôi điều suy nghĩ về vận mệnh của chủ nghĩa xã hội, của Nguyễn Đức Bình; Kiên quyết đấu tranh chống bệnh quan liêu và đẩy lùi nạn tham nhũng trong bộ máy Đảng, của Võ Chí Công; Chủ nghĩa xã hội vượt qua những sự kiện ở hai đầu của thế kỷ XXI, của Trần Quang Nhiếp; Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước, của Nguyễn Trọng Phúc . Những bài viết về chủ nghĩa tư bản hiện đại có các bài: Chủ nghĩa tư bản hiện đại, của Vũ Hiền; Cách tiếp cận lịch sử bằng các nền văn minh, của Nguyễn Tĩnh Gia; Từ khái niệm "toàn cầu hóa" của C.Mác đến "toàn cầu hóa" của chủ nghĩa tư bản độc quyền xuyên quốc gia, của Trần Nhu .
    Liên quan đến cuộc cách mạng khoa học và công nghệ có các bài: Tư tưởng Hồ Chí Minh và khoa học công nghệ, của Vũ Đình Cự; Hướng phát triển nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, của Trần Bạch Đằng; Xu thế phát triển khoa học và công nghệ trong thế kỷ XXI - Thách thức và thời cơ đối với Việt Nam, của Nguyễn Thành Bang .
    Liên quan đến các nước đang phát triển có các bài: Các nước đang phát triển trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế, của Nguyễn Thúy Anh; Kinh tế các nước đang phát triển năm 2001, của Phạm Văn Dân, Phạm Thị Phúc; Nền kinh tế tri thức và những thách thức đối với các nước đang phát triển. của Nguyễn Hoàng Giáp, Thái Văn Long .
    Liên quan đến đối ngoại: Ngoại giao Việt Nam 1945-1995, của Lưu Văn Lợi; Nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho đối ngoại Việt Nam, của Nguyễn Duy Niên; Một số vấn đề về quan hệ quốc tế trong giai đoạn hiện nay, của Nguyễn Xuân Phách .
    Liên quan đến vấn đề chung: Góp phần nhận thức thế giới đương đại, của Nguyễn Đức Bình, Lê Hữu Nghĩa, Trần Hữu Tiến; Trung Quốc cải cách mở cửa những bài học kinh nghiệm, của Nguyễn Văn Hồng; Những điều chỉnh mới trong chiến lược an ninh và chính sách đối ngoại của Mỹ, của Trần Bá Khoa; Toàn cầu hóa và hợp tác ASEAN, của Nguyễn Văn Lịch .
    Hàng trăm bài viết trong thời kỳ đổi mới, các tác giả đứng trên góc độ khai thác khác nhau đã cung cấp một khối lượng kiến thức khá lớn ít, nhiều đã cho chúng ta thấy: Về tính tất yếu của sự nghiệp đổi mới; về quá trình xây dựng của chủ nghĩa xã hội hiện thực, những thành tựu và hạn chế của nó, cũng như sự khủng hoảng và nguyên nhân khủng hoảng của nó, sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu, nguyên nhân sụp đổ đó, tương lai của chủ nghĩa xã hội; . về chủ nghĩa tư bản hiện đại thể hiện cả hai mặt tích cực và không tích cực của nó; về sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ; xu thế "toàn cầu hóa"; về những khó khăn, thử thách của các nước đang phát triển, cũng như mục tiêu đấu tranh của họ; về hội nhập quốc tế; về bài học thành công và thất bại của công cuộc cải tổ, cải cách của các nước xã hội chủ nghĩa .
    Những vấn đề được đề cập nói trên, đó là nguồn tư liệu quý để tác giả tham khảo phục vụ trong quá trình nghiên cứu.
    Tuy nhiên, các bài viết mới chỉ đề cập đến từng khía cạnh, phân tích trong phạm vi mà bài viết đang đề cập tới. Các bài viết chưa đề cập một cách hệ thống quá trình nhận thức và phát huy nhân tố quốc tế của Đảng trong sự nghiệp đổi mới. Kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, tác giả đã nghiên cứu một cách có hệ thống quá trình nhận thức của Đảng về sự tác động của nhân tố quốc tế trên cả hai mặt tích cực và không tích cực, từ đó luận giải việc Đảng ta đã phát huy nhân tố quốc tế trong tiến trình đổi mới ở nước ta.
    3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận án
    -
     
Đang tải...