Tiểu Luận Quá trình nhận thức và đường lối xây dựng và phát triển nền văn hóa

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    1.QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, Phát triển NỀN VĂN HÓA:
    1.1.THỜI KÌ TRƯỚC ĐỔI MỚI:
    1.1.1.QUAN DIỂM, CHỦ TRƯƠNG VỀ Xây dựng NỀN VĂN HÓA MỚI.
    1.1.2.KẾT QUẢ, Ý NGHĨA, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN.
    1.2.TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI:
    1.2.1.QUÁ TRÌNH ĐỒI MỚI TƯ DUY VỀ Xây dựng VÀ Phát triển VĂN HÓA
    1.2.2.QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ CHỦ TRƯƠNG VỀ Xây dựng VÀ Phát triển VĂN HÓA
    1.2.3.KẾT QUẢ, Ý NGHĨA, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN.




    1.Quá trình nhận thức và nội dung đường lối xây dựng, Phát triển nền văn hóa
    1.1.Thời kỳ trước đổi mới
    1.1.1.Quan điểm, chủ trương về Xây dựng nền văn hoá mới
    Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, bên cạnh những chủ trương, đường lối Xây dựng hệ thống Chính trị và Phát triển kinh tế xã hội, Đảng ta luôn coi trọng Xây dựng nền văn hoá Việt Nam vừa mang tính dân tộc, vừa hiện đại, mang tính chất Xã hội chủ nghĩa. Văn hoá luôn được xác định là một mục tiêu, thậm chí là mục tiêu bao trùm của sự nghiệp giải phóng dân tộc, Xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời là động lực, nền tảng vững chắc nhất của cách mạng.
    - Trong quá trrình vận động cách mạng giành chính quyền, năm 1943 Ban thường vụ Trung ương Đảng họp tại Võng La (Đông Anh, Phú Yên) đã thông qua bản Đề cương văn hoá Việt Nam do đồng chí Trường Chinh trực tiếp dự thảo.
     Đề cương văn hoá Việt Nam xác định văn hoá là một trong ba mặt trận: kinh tế, chính trị, văn hoá của cách mạng Việt Nam.
     Bản đề cương đề ra 3 nguyên tắc của nền văn hoá mới là Dân tộc - Khoa học - Đại chúng.
     Bản đề cương đã xác định khái niệm văn hoá bao gồm cả tư tưởng, học thuật và nghệ thuật, những vấn đề cơ bản của đời sống tinh thần xã hội.
     Bản đề cương khẳng định văn hoá mới Việt Nam có tính chất Dân tộc về hình thức và tân dân chủ về nội dung.
    Có thể coi Đề cương chính là cương lĩnh văn hoá của Đảng trong cách mạng giải phóng dân tộc, là phương hướng chỉ đạo hoạt động văn hoá, nghệ thuật trong quá trình đấu tranh giành và bảo vệ chính quyền, kháng chiến chống thực dân Pháp và cả những năm sau đó, khi vừa Xây dựng chủ nghĩa Xã hội trên miền Bắc, vừa kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.
    - Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Hội Đồng chính phủ, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, trong đó có 2 nhiệm vụ cấp bách thuộc về văn hoá.
    Một là, cùng với diệt giặc đói phải diệt giặc dốt.
     Hai là, phải giáo dục lại tinh thần nhân dân.
    Đây là hai nhiệm vụ hết sức khiêm tốn nhưng lại vĩ đại ở tầm nhìn, độ chính xác và tính thời sự của nó.
     
Đang tải...