Luận Văn Quá trình khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám ở Thái Nguyên

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài

    Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã viết nên những trang sử hào hùng và chói lọi bằng những chiến công hiển hách chống giặc ngoại xâm.Cách mạng tháng 8/1945 cũng đã ghi vào lịch sử dân tộc một trong những trang chói lọi nhất, đã “mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, một cuộc đổi đời chưa từng có đối với mỗi người Việt Nam” [13, 15]
    Cách mạng tháng 8 là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nó đã đập tan hai xiềng xích nô lệ Pháp – Nhật đồng thời lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại mấy ngàn năm trên đất nước ta. Thắng lợi này đã đưa nước ta từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập dưới chế độ dân chủ cộng hòa.Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành những người dân độc lập tự do làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của dân tộc. Đảng cộng sản Việt Nam từ Đảng hoạt động bí mật, bất hợp pháp trở thành Đảng lãnh đạo chính quyền trong cả nước.
    Thắng lợi của Cách mạng tháng 8 đã đánh dấu một bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở đầu kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - kỷ nguyên độc lập tự do gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Cách mạng tháng 8 là thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của một dân tộc nhược tiểu, đã tự giải phóng khỏi ách thực dân đế quốc, bằng việc “đem sức ta mà giải phóng cho ta”, đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa trên thế giới.
    Ngày nay, đã 65 năm trôi qua kể từ ngày cách mạng tháng 8 thành công, tuy nhiên những giá trị lịch sử của cuộc khởi nghĩa và bài học kinh nghiệm của nó vẫn còn nguyên giá trị. Cách mạng tháng 8 không chỉ cho thấy sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, mà còn cho thấy sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết dân tộc, khả năng cách mạng, tính chủ động và sáng tạo của các địa phương trong khởi nghĩa giành chính quyền.
    Thái Nguyên là mảnh đất truyền thống yêu nước và cách mạng. Vì vậy, trong suốt tiến trình lịch sử của dân tộc, nhân dân Thái Nguyên luôn kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của ông cha, để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và đấu tranh, bảo vệ quê hương đất nước. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Thái Nguyên từ tháng 3 đến tháng 8/1945 là một điển hình về sự kế tục truyền thống đó. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945 ở Thái Nguyên là một bộ phận khăng khít không thể tách rời khỏi cuộc cách mạng tháng 8 trong cả nước. Nghiên cứu về quá trình khởi nghĩa giành chính quyền ở Thái Nguyên còn có ý nghĩa thực tiễn và lý luận to lớn làm phong phú thêm cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng 8 ở Việt Nam.
    Thông qua việc nghiên cứu và tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Thái Nguyên (từ tháng 3 đến tháng 8/1945), góp phần làm sáng rõ truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân trong tỉnh, đồng thời thấy được sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng ta trong việc sử dụng và kết hợp các hình thức bạo lực cách mạng để giành chính quyền.
    Việc tìm hiểu khởi nghĩa giành chính quyền ở Thái Nguyên trong cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 còn góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu trong giảng dạy lịch sử địa phương. Từ những lí do trên đây, nhóm chúng tôi đã lựa chọn uá “khởi nghĩa giành chính quyền ở Thái Nguyên” (từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1945) để nghiên cứu.
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Cách mạng tháng Tám là vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Trong 65 năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu như sách báo, tài liệu tham khảo .được công bố về các vấn đề liên quan đến cách mạng tháng Tám ở Thái Nguyên.
    Ở Trung ương: năm 1957, Trần Huy Hiệu và Văn Tạo biên soạn: “Tổng khởi nghĩa tháng Tám- tập 12”. Năm 1960, Viện Sử Học xuất bản tác phẩm: “Cách mạng tháng Tám: Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội và các địa phương, quyển 1”. Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu khác về Cách mạng tháng Tám.
    Trong những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về cuộc vận động cách mạng tháng Tám được công bố như: Năm 1995, Gs. Văn Tạo cho xuất bản tác phẩm: “Cách mạng tháng Tám một số vấn đề lịch sử”. Năm 2000, Trần Hữu Đính và Lê Trung Dũng cho ra đời tác phẩm: “Cách mạng tháng Tám những sự kiện” .Các tác phẩm trên ít nhiều đề cập tới cuộc vận động Cách mạng thàng Tám ở Thái Nguyên.
    Ở địa phương: chủ đề Cách mạng tháng Tám và các vấn đề lịch sử thời kỳ 1939-1945 là một vấn đề trọng tâm trong hầu hết các công trình nghiên cứu.
    Năm 1949, Tỉnh bộ Việt Minh Thái Nguyên xuất bản tác phẩm: “Việt Minh Thái Nguyên (1941-1949)”. Năm 1980, Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Bắc Thái đã cho ra đời cuốn: “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Thái tập 1 (1939-1945)”. Trong các công trình nói trên nổi bật là tác phẩm: “Sơ khảo lịch sử thời kỳ vận động Cách mạng tháng Tám tỉnh Bắc Thái 1939-1945”; “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Thái, tập 1, 1930-1954”; “Bắc Thái trong căn cứ địa Việt Bắc”; những tác phẩm này đã đề cập một cách khá hệ thống, cụ thể về cuộc vận động Cách mạng tháng Tám 1945 ở tỉnh Bắc Thái trước đây.
    Từ năm 2002 trở lại đây, thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Ban thường vụ tỉnh Thái Nguyên về: “Tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng bộ các cấp, Lịch sử các ngành trong tỉnh”, các đơn vị cấp huyện và cơ sở trong tỉnh đã tiến hành sưu tầm và biên soạn Lịch sử Đảng và Lịch sử truyền thống.
    Các công trình trên đã đề cập đến quá trình vận động tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền ở Thái Nguyên với những mức độ khác nhau. Song, cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Thái Nguyên từ tháng 3-8/1945. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên là những tư liệu rất quý, là cơ sở để chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài.

    3.1. Đối tượng nghiên cứu.

    Cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Thái Nguyên từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1945.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu.

    - Không gian : Tỉnh Thái Nguyên xét theo giới hạn địa lí năm 1945.
    - Thời gian: Từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1945.
    3.3 Nhiệm vụ của đề tài.

    - Khái quát điều kiện tự nhiên, văn hóa,xã hội và truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân tỉnh Thái Nguyên.
    - Nêu rõ công cuộc đấu tranh giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám 1945 ở Thái Nguyên.
    - Làm sáng rõ hơn hình thái đấu tranh Cách mạng tháng Tám ở Thái Nguyên và sự sáng tạo của Đảng trong việc sử dụng kết hợp các hình thức bạo lực cách mạng để giành chính quyền về tay nhân dân.
    4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

    4.1 Nguồn tài liệu

    Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng các văn kiện Đảng, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã được công bố. Các bài viết đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử Đảng, Lịch sử Quân sự Các tác phẩm hồi kí, bút kí của các lãnh tụ và những người trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh Cách mạng tháng Tám ở Thái Nguyên.
    Ngoài những nguồn tài liệu thành văn trên, trong quá trình thực hiện, chúng tôi còn sử dụng tài liệu nhân chứng của một số cán bộ lão thành Cách mạng từng tham gia hoạt động cách mạng ở Thái Nguyên thời kì trước và trong năm 1945.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu:

    Đế thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic là chủ yếu. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp, phương pháp điều tra, khảo sát, điền dã để làm sáng tỏ nội dung đề tài.
    5. Đóng góp của đề tài

    Đề tài trình bày một cách cụ thể, có hệ thống về quá trình khởi nghĩa giành chính quyền ở Thái Nguyên trong cách mạng tháng Tám năm 1945. Qua đó, cho thấy truyền thống yêu nước đấu tranh kiên cường bất khuất của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thái Nguyên.
    Đề tài góp phần làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử phương ở các trường phổ thông và chuyên nghiệp trong tỉnh. Góp phần vào việc giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào về quê hương đất nước cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
    6. Kết cấu của đề tài

    Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, đề tài kết cấu gồm 2 chương:
    Chương 1
    Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình văn hoá – xã hội và truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân tỉnh Thái Nguyên trước cách mạng tháng Tám năm 1945.
    Chương 2
    Quá trình Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Thái Nguyên (từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1945)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...