Tài liệu Quá trình hoàn thiện pháp luật về hoạt động điều tra hình sự

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Giai đoạn trước năm 1989
    Ngày 20/7/1946, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hoà ban hành Sắc lệnh số 131/SL về tổ chức tư pháp công an và việc điều tra các loại tội phạm (đại hình, tiểu hình và vi cảnh) được giao cho các uỷ viên tư pháp công an. Ngày 16/02/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh số 141/SL đổi Nha công an Việt Nam thành Thứ bộ công an. Trong đó, Vụ chấp pháp có nhiệm vụ điều tra, lập hồ sơ đề nghị truy tố các vụ phạm tội phản cách mạng và tội phạm hình sự khác. Ở ti công an tỉnh có ban chấp pháp, ở công an liên khu có phòng chấp pháp.
    Căn cứ Nghị định số 32/CP ngày 22/02/1973 của Hội đồng Chính phủ, Bộ công an quyết định giao công tác hỏi cung, lập hồ sơ truy tố các loại tội phạm hình sự (về trị an xã hội) cho Cục cảnh sát hình sự đảm nhiệm. Đối với các vụ án kinh tế, cơ quan chấp pháp chỉ thụ lí, điều tra theo thủ tục tố tụng hình sự các vụ án phản cách mạng và tội phạm xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, tội phạm kinh tế phức tạp, nghiêm trọng; còn những vụ án kinh tế đơn giản, ít nghiêm trọng do các đơn vị trinh sát kinh tế thụ lí, điều tra.
    Ngày 12/6/1981, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 250/HĐCP quy định lại nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức ở Bộ nội





    vụ. Theo đó, ở Bộ công an có Cục chấp pháp an ninh điều tra xét hỏi và cảnh sát điều tra xét hỏi. Ở công an tỉnh, thành phố có 02 phòng là phòng an ninh điều tra xét hỏi và phòng cảnh sát điều tra xét hỏi. Trong đó, cục và phòng an ninh điều tra xét hỏi được giao thụ lí, điều tra xét hỏi các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia; cục và phòng cảnh sát điều tra xét hỏi được giao thụ lí, điều tra xét hỏi các vụ án hình sự khác. Các đơn vị trinh sát hình sự, kinh tế không làm công tác điều tra công khai theo tố tụng hình sự nữa mà chỉ tập trung vào công tác trinh sát bí mật, phục vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
    Có thể nói, trong giai đoạn trước năm 1989, các quy định pháp lí về hoạt động điều tra hình sự được ban hành với số lượng không đáng kể và chủ yếu dưới dạng các văn bản dưới luật, nội dung lại khá sơ sài, phần lớn mới chỉ quy định về tổ chức cơ quan điều tra và thẩm quyền điều tra và ngay cả những nội dung này tính hợp lí cũng chưa cao. Điều đó không chỉ làm giảm hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mà còn cho thấy hoạt động lập pháp tố tụng hình sự nói chung, xây dựng hệ thống pháp luật về hoạt động điều tra hình sự nói riêng còn rất nhiều nhiệm vụ khá nặng nề ở phía trước.







    2. Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2003
    Ngày 01/01/1989, Bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên của nước ta có hiệu lực pháp luật. Đây là một điểm mốc lớn trong lịch sử phát triển pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và có tác động tích cực đối với quá trình tố tụng hình sự nói chung, hoạt động điều tra hình sự nói riêng. Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 dành 6 chương (từ Chương VIII đến Chương XIII) với 49 điều luật trên tổng số 286 điều để quy định những vấn đề quan trọng liên quan đến hoạt động điều tra hình sự. Đặc biệt, phần lớn các điều luật trong 6 chương nêu trên được dành để quy định khá chi tiết về trình tự, thủ tục tiến hành các biện pháp điều tra cụ thể (từ Điều 106 đến Điều 134). Phù hợp với nguyên tắc của kĩ thuật lập pháp, một số vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động điều tra do không cần thiết phải quy định chi tiết trong Bộ luật tố tụng hình sự mà có thể quy định trong một văn bản dưới luật nên các vấn đề như cơ cấu tổ chức; nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các cơ quan điều tra cũng như của các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; tiêu chuẩn bổ nhiệm điều tra viên . đã được Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự do Hội đồng nhà nước thông qua ngày 04/4/1989 cụ thể hóa. Như vậy, hành lang pháp lí cho hoạt động điều tra hình sự lần đầu tiên đã được Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 1989 xác định khá đầy đủ và rõ ràng.
    Bám sát thực tiễn điều tra hình sự, các cơ
    quan chức năng đã kịp thời ban hành bổ



    sung các văn bản pháp luật theo thẩm quyền nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc phát sinh trong hoạt động này.
    Theo quy định tại Điều 17 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 1989 và Thông tư số 79/TT ngày 15/9/1989 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, cơ quan điều tra viện kiểm sát được thành lập ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương, viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và viện kiểm sát quân sự quân khu, quân chủng, quân đoàn, tổng cục, trong khi đó: “Cơ quan điều tra của viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh vừa ít việc và cũng rất ít khi trực tiếp điều tra; hoạt động điều tra còn thụ động và phụ thuộc chủ yếu vào ý chí của viện trưởng viện kiểm
    sát”.(1) Theo thống kê của Viện kiểm sát
    nhân dân tối cao năm 1995 thì có 10 cơ quan điều tra thuộc viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh không tiến hành điều tra vì không có án, trong đó có đến 4 cơ quan 2 năm liền không
    điều tra được vụ án nào.(2) Do đó, Luật tổ
    chức viện kiểm sát nhân dân năm 2002 đã quy định lại về hệ thống cơ quan điều tra trong ngành kiểm sát. Theo đó, cơ quan điều tra chỉ được thành lập ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát quân sự trung ương và bỏ phòng điều tra ở viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và ban điều tra ở viện kiểm sát quân sự cấp quân khu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...