Tài liệu Quá trình hoạch định chiến lược và thẩm định

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC VÀ THẨM ĐỊNH

    Các phương tiện truyền thông châu Á đang đăng tải hoàn cảnh khó khăn của nhiều thành phố, các cộng đồng, khu vực và quốc gia. Dưới đây là các dòng tin:
    ã“Liệu nước Nhật sẽ sụp đổ? Cải tổ và tái cơ cấu là những bước đầu đau đớn giúp Nhật khôi phục ”
    ã “Hồng Kông: Ngôi nhà êm ấm? Nay còn đâu: Đất đai ở Hồng Kông đã rớt giá và có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế”.
    ã “Chống chọi với sự đổ vỡ: Khi Manila ngày càng lún sâu vào khủng hoảng, viễn cảnh ác mộng dần hiện ra: một cuộc khủng hoảng châu Á mới”. Tại sao những quốc gia này lâm vào tình trạng như thế? Họ có phải là nạn nhân của những động lực toàn cầu và ở châu Á mà không có khối lượng hoạch định nào có thể thay đổi được? Hay những nơi này không thể đề ra kế hoạch phát triển hơn cho tương lai? Sự thật, hầu hết những địa phương gặp khó khăn vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm tiếp tay cho sự thất bại của chính họ. Địa điểm và hình thức đầu tư của các ngành lớn trên thế giới đang có những thay đổi đáng kể. Khi nền kinh tế bong bóng của Nhật đổ vỡ, khu vực tài chính gần như lụn bại, và những doanh nghiệp qui mô trung bình cũng bị áp lực, ảnh hưởng đến lợi nhuận, khiến kênh phân phối và bán lẻ hàng hoá không đạt hiệu quả. Các tập đoàn lớn đối mặt với viễn cảnh khó khăn trong việc tăng hiệu quả và năng suất, chưa kể những quy định về lao động nghiêm khắc làm cho việc sa thải công nhân hầu như bất khả. Không có ngành nào không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên thất bại của chính phủ Nhật là do không giải quyết được tình trạng yếu kém về cơ cấu và của doanh nghiệp trong nước nên đã kéo dài tình trạng trì trệ trong hơn một thập niên qua. Như trường hợp của Nhật đã chứng minh, các địa phương cũng chịu chỉ trích khi thị trường và cơ hội đã không còn. Nhiều nơi không lường trước được những thay đổi, và số khác đơn giản chống lại thay đổi (xem Minh họa 5.1). Họ vật vờ như vậy cho đến khi bị rúng động bởi một vài cuộc khủng hoảng lớn làm mất đi các công ty, dân cư và các du khách. Trước tình hình bất ổn đó, các quan chức nhà nước còn tâm huyết và một vài nhà lãnh đạo doanh nghiệp vội vàng thành lập các ủy ban với nhiệm vụ cứu lấy địa phương. Khi những dấu hiệu cảnh báo sớm xuất hiện trong các lĩnh vực như ngành sản xuất chip điện tử hay ô tô trên khắp các địa phương châu Á, thật khó hiểu khi người ta hầu như không làm gì để một địa phương hấp dẫn hơn đối với những công ty này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...