Luận Văn Quá trình hòa hợp, hội tụ kế toán quốc tế và phương hướng, giải pháp của Việt Nam

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CAM ĐOAN



    Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các phân tích, số liệu và kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.


    Tác giả luận văn







    Tăng Thị Thanh Thủy





    DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT



    BCTC : Báo cáo tài chính

    DN : Doanh nghiệp

    FASB : Ủy Ban Chuẩn Mực Kế Toán Tài Chính Hoa Kỳ

    IAS : Chuẩn mực kế toán quốc tế

    IASB : Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS : Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế QĐ : Quyết định
    VAS : Chuẩn mực kế toán Việt Nam





    MỤC LỤC



    LỜI MỞ ĐẦU

    [​IMG]CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN VÀ QUÁ TRÌNH HÒA HỢP - HỘI TỤ KẾ TOÁN QUỐC TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

    1.1. Lược sử phát triển của hệ thống kế toán thế giới . 04

    1.1.1. Giai đoạn hình thành . 04

    1.1.2. Giai đoạn phát triển . 04

    1.2. Định nghĩa về kế toán và chuẩn mực kế toán 06

    1.2.1. Định nghĩa về kế toán . 06

    1.2.2. Định nghĩa về chuẩn mực kế toán . 07

    1.3. Các nhân tố tác động đến hệ thống kế toán tại các quốc gia . 08

    1.3.1. Các nhân tố thuộc về môi trường văn hóa 09

    1.3.2. Các nhân tố thuộc về môi trường pháp lý và chính trị 10

    1.3.3. Các nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh . 13

    1.4. Thực tiễn xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế và đặc điểm quá trình hòa hợp - hội tụ về kế toán trên thế giới 14

    1.4.1. Hệ thống chuẩn mực kế toán của một số quốc gia trên thế giới . 14

    1.4.2. Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế 23

    1.4.3. Đặc điểm của quá trình hòa hợp – hội tụ kế toán quốc tế . 29

    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 36


    [​IMG]CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN VIỆT NAM


    2.1. Đặc điểm quá trình hình thành và phát triển hệ thống kế toán Việt Nam . 37





    2.1.1. Hệ thống kế toán Việt Nam giai đoạn từ năm 1954 – năm 1986 . 37

    2.1.2. Hệ thống kế toán Việt Nam giai đoạn từ năm 1986 – năm 1995 . 40

    2.1.3. Hệ thống kế toán Việt Nam giai đoạn từ năm 1995 – năm 2002 . 42

    2.1.4. Thực trạng hệ thống kế toán Việt Nam giai đoạn từ năm 2002 – đến nay . 46

    2.2. Tác động của nhân tố môi trường đến hệ thống kế toán Việt Nam 53

    2.2.1. Môi trường kinh doanh . 53

    2.2.2. Môi trường pháp lý . 54

    2.2.3. Tổ chức nghề nghiệp . 55

    2.3. Quá trình xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam . 56

    2.3.1. Thực trạng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam 56

    2.3.2. Những khác biệt giữa hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành và hệ

    thống chuẩn mực kế toán quốc tế 60

    2.3.3. Những thành quả và tồn tại trong quá trình xây dựng xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam 65

    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1I 69

    [​IMG]CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HÒA HỢP - HỘI TỤ VỚI KẾ TOÁN QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM


    3.1. Phương hướng hòa nhập với kế toán quốc tế của Việt Nam . 70

    3.1.1. Thực tiễn quá trình hòa hợp - hội tụ với kế toán quốc tế 70

    3.1.2. Phương hướng hòa nhập với kế toán quốc tế của Việt Nam 73

    3.2. Các giải pháp và kiến nghị thúc đẩy quá trình hòa hợp hội tụ với kế toán

    quốc tế của Việt Nam 77

    3.2.1. Cải tiến quy trình soạn thảo chuẩn mực 77

    3.2.2. Thúc đẩy việc tạo lập mối quan hệ với các tổ chức quốc tế . 79





    3.2.3. Thiết lập cơ chế của hệ thống kế toán và kiểm toán Việt Nam 80

    3.2.4. Khẩn trương ban hành những chuẩn mực kế toán Việt Nam theo những chuẩn mực kế toán quốc tế chưa được ban hành . 83

    3.2.5. Đổi mới chương trình, nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng đào tạo kế

    toán, kiểm toán 84

    3.2.6. Nâng cao chất lượng kiểm soát hoạt động kế toán Việt Nam 86

    KẾT LUẬN CHƯƠNG III . 89

    PHẦN KẾT LUẬN 90

    TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN PHỤ LỤC
    Phụ lục 01 : Bảng kế hoạch hoạt động của Ủy Ban Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế

    IASB.

    Phụ lục 02 : Tình hình sử dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các quốc gia trên thế

    giới

    Phụ lục 03 : Một số tổ chức nghề nghiệp tại các quốc gia

    Phụ lục 04 : So sánh chuẩn mực kế toán quốc tế với chuẩn mực kế toán Việt Nam





    [​IMG]LỜI MỞ ĐẦU




    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI :

    Với vai trò cung cấp thông tin tài chính làm nền tảng cho việc ra quyết định kinh doanh, kế toán là một lĩnh vực gắn liền với mọi hoạt động kinh tế tài chính, trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống công cụ quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế.

    Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới đã và đang phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa. Đây là xu hướng phát triển tất yếu của thế giới trong giai đoạn hiện nay và cả trong tương lai. Hoạt động kinh doanh không chỉ diễn ra trong phạm vi từng quốc gia mà đã phát triển theo hướng hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Các công ty, tổ chức tài chính, các nhà đầu tư đều tìm cơ hội để xâm nhập và dịch chuyển đầu tư vào các quốc gia khác từ đó làm phát sinh việc quốc tế hóa thị trường vốn, thị trường tiêu thụ, thị trường lao động Toàn cầu hóa đòi hỏi các quyết định kinh tế, dù được đưa ra ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, đều phải tính tới các yếu tố quốc tế. Tuy nhiên do đặc điểm lịch sử, kinh tế, luật pháp, văn hóa giữa các quốc gia khác nhau nên các thông tin tài chính thường được soạn thảo theo các chuẩn mực và thông lệ giữa các quốc gia có sự khác biệt rất lớn. Để có thể hiểu, đo lường, so sánh được các thông tin tài chính, cung cấp thông tin tài chính giúp cho hoạt động đầu tư tài chính thành công bất kể sự khác nhau về thời gian và không gian địa lý quả là một thách thức rất lớn đối với kế toán. Và đây cũng chính là nguyên nhân thúc đẩy các nhà thiết lập chuẩn mực kế toán – các hiệp hội kế toán trên thế giới mà tiêu biểu là FASB và IASB – đang liên tục thực hiện các dự án hội tụ kế toán để thống nhất các nguyên tắc kế toán trong việc lập báo cáo tài chính, ban hành và chỉnh sửa các chuẩn mực kế toán quốc tế làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống kế toán ở các quốc gia khác, hạn chế những sự khác biệt xung đột nhau giữa các quốc gia trên phạm vi toàn thế giới.

    Hội nhập với thế giới, tranh thủ tối đa các cơ hội do toàn cầu hóa mang lại là cách tốt nhất để giúp Việt Nam rút ngắn con đường phát triển, thu hẹp khoảng cách và từng





    bước đuổi kịp các nước tiên tiến về kinh tế. Vì thế Việt Nam luôn nỗ lực xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc gia theo xu hướng này, thu hút thật nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài. Muốn được như vậy, Việt Nam phải cải tiến hệ thống kế toán cho phù hợp với các thông lệ quốc tế, cung cấp được những thông tin trung thực và đáng tin cậy giúp cho các nhà đầu tư có niềm tin khi đưa ra quyết định. Kế toán Việt Nam cũng phải hòa mình vào xu hướng hội tụ của kế toán thế giới để nâng cao mình và phù hợp với xu hướng chung của nhân loại. Tuy nhiên Việt Nam cần phải xây dựng cho mình một hệ thống chuẩn mực dựa trên cơ sở của chuẩn mực quốc tế có xem xét chuẩn mực của các quốc gia khác nhưng phải phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội, yêu cầu quản lý cũng như định hướng phát triển của riêng mình. Đây chính là thách thức và mục tiêu hướng tới của Việt Nam trong quá trình hội nhập với hệ thống kế toán quốc tế.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Tìm hiểu về hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế cũng như xu hướng, quá trình hội tụ kế toán trên thế giới. Sau đó dựa vào hệ thống kế toán Việt Nam hiện hành, các đặc điểm về môi trường kế toán của Việt Nam như văn hóa, luật pháp, kinh tế, xã hội để đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy quá trình hội tụ của kế toán Việt Nam

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    Do hệ thống kế toán có phạm vi rất rộng nên đối tượng nghiên cứu của luận văn chỉ

    giới hạn ở phần kế toán tài chính của doanh nghiệp.

    Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:

    - Tìm hiểu và phân tích quá trình hình thành và phát triển kế toán thế giới.

    - Thực tiễn xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế và đặc điểm quá trình hòa hợp, hội tụ về kế toán trên thế giới.

    - Phân tích quá trình hình thành và phát triển kế toán Việt Nam qua các thời kỳ.

    - Phân tích quá trình xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, so sánh sự

    khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành và chuẩn mực quốc tế.





    - Đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy quá trình hòa nhập với các thông lệ

    kế toán quốc tế của kế toán Việt Nam.

    4. Phương pháp nghiên cứu

    Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: phương pháp duy vật biện chứng, tổng hợp và phân tích, so sánh và đối chiếu, logic, để giúp luận văn đạt được mục tiêu đề ra.

    5. Những đóng góp của luận văn

    Luận văn góp phần tạo điều kiện thuận lợi để am hiểu một cách có hệ thống vào quá trình hình thành, phát triển và hòa hợp, hội tụ kế toán của các quốc gia trên thế giới cũng như quá trình phát triển và xây dựng hệ thống kế toán Việt Nam. Phân tích quá trình xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành so với hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế để từ đó xác lập phương hướng và giải pháp thúc đẩy quá trình hòa nhập với các thông lệ kế toán quốc tế của kế toán Việt Nam

    6. Kết cấu của luận văn

    Luận văn gồm 91 trang có kết cấu như sau:

    - Phần mở đầu

    - Chương 1 : Tổng quan về hệ thống kế toán và quá trình hòa hợp - hội tụ kế toán quốc tế của các quốc gia trên thế giới.

    - Chương II : Thực trạng hệ thống kế toán Việt Nam.

    - Chương III : Phương hướng và giải pháp hòa hợp - hội tụ với kế toán quốc tế của

    Việt Nam.

    - Kết luận.

    - Tài liệu tham khảo.

    - Phụ lục.




    CHƯƠNG 1
     
Đang tải...