Tiểu Luận Quá trình hình thành và phát triển tư duy và lí luận của Đảng về con đường quá độ lên Chủ nghĩa Xã h

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề bài: Quá trình hình thành và phát triển tư duy và lí luận của Đảng về con đường quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam trong quá trình đổi mới.




    BÀI LÀM
    I.Đặt vấn đề:

    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam ( 12-1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện các lĩnh vực của đời sống. Để đổi mới toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội, trước hết phải đổi mới tư duy. Thực tiễn xã hội đã khách quan hóa vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của lý luận và tư duy lý luận đối với sự phát triển của đất nước và dân tộc. Đổi mới tư duy lý luận của Đảng, là vấn đề cấp thiết với sự lãnh đạo của Đảng đồng thời là vấn đề cơ bản, có ý nghĩa chiến lược đối với cách mạng nước ta. Ở vị trí Đảng cầm quyền, có trọng trách lãnh đạo đất nước và lãnh đạo xã hội đi tới chủ nghĩa xã hội, thực hiện mục tiêu lý tưởng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

    Con đường cách mạng của nước ta từ một nước nông nghiệp tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư ban chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp khó khăn, phức tạp. Cho nên thời kỳ quá độ ở nước ta rất lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ.

    Đồng chí Nguyễn Văn Linh, Tổng bí thư đầu tiên của Đảng thời kì đổi mới nhận mạnh : nói đổi mới tư duy, điều căn bản là phải đổi mới tư duy lý luận. Đồng chí đặt vấn đề để xứng đáng là người lãnh đạo chính trị đối với xã hội, với niềm tin yêu của dân, Đảng phải không ngừng nâng cao và hoàn thiện sự lãnh đạo của mình. Công cuộc đổi mới hiện nay đòi hỏi mỗi cán bộ đảng viên phải không ngừng học tập, nếu thiếu trình độ lý luận, học vấn thì khó mà làm được. Đây là lĩnh vực đầy rẫy những cấp bách, thậm chí là cấp bách nhất phải đổi mới.

    II.Quá trình hình thành và phát triển tư duy lý luận của Đảng về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong quá trình đổi mới:

    1Vai trò của tư duy lý luận và các nhân tố thúc đẩy quá trình tư duy lý luân.

    Đường lối đổi mới Đảng trước hết là một quyết định chính trị đúng đắn và kịp thời, tao cho xã hội những khả năng khắc phục sự trì trệ và khủng hoảng. Đường lối đó chứa đựng một tư tưởng sâu sắc, đó là tư tưởng giải phóng để phát triển. Giải phóng sức sản xuất và giải phóng tinh thần, đó là hai phương diện của một quá trình. Nó đem lại sinh khí mới cho xã hội ta. Đó là chỗ gặp gỡ và thống nhất tự nhiên giữa nhu cầu khách quan của sự phát triển xã hội với nhu cầu, nguyện vọng sâu xa của mỗi người trong tư cách cá nhân và công dân của nó nhằm tự biểu hiện và tự khẳng định nhưng năng lực sáng tạo để phát triển mình.

    Thực tiễn đổi mới xã hội một mặt đã cung cấp những dự kiện để hình thành và phát triển lý luận đổi mới, tư duy mới về chủ nghĩa xã hội, mặt khác đã cho thấy mức độ đầy đủ hơn tình trạng lạc hậu, bất cập của lý luận so với sự phát triển năng động của thực tiễn. Đó chính là sự lạc hâu và bất cập của lý luận về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội mang tính chất giáo điều và kinh nghiệm chủ nghĩa, cứng nhắc và thô sơ trong cách hiểu và vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin. Hoạt động thực tiễn của con người lại đòi hỏi sự soi sáng và dẫn đường của lý luận, một lý luận phản ánh đúng bản chất của thực tiễn và phù hợp với sự phát triển của thực tiễn. Lý luận đó phải đủ sức làm sáng tỏ rằng, lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa là lựa chọn một hình thức hợp lý và triển vọng phát triển hơn cả đối với sự phát triển của xã hội, của thế giới ngày nay. Chính phép duy vật mácxit cung cấp một cách nhìn khoa học về bản chất của thế giới và lý tưởng giải phóng con người, giải phóng xã hội ra khỏi trật tự xã hội cũ bất công, tàn bạo, bóc lột và nô dịch để xây dựng một trật tự thế giới mới tự do, công bằng, nhân đạo, . Chủ nghĩa Mác - Lê Nin là một lý luận như thế. Đó là lý luận về phát triễn xã hội và giải phóng con người, kết hợp hữu cơ giữa chủ nghĩa duy lý ( về mặt khoa học ) và chủ nghĩa nhân đạo ( về mặt tư tưởng ) ở trình độ hiện đại. Chủ nghĩa Mác – Lê Nin đặt vấn đề phát triển tự do và toàn diện của con người là mục đích tự thân của lịch sử, chủ nghĩa xã hội là hình thức tổ chức xã hội mà thực tiễn phát triển của lịch sử đặt ra và tư duy khoa học nhận thức được để đi tới mục tiêu.

    2. Lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin.

    Quá độ bỏ qua giai đoạn phát triển đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa của nhiều nước vốn từ nước nông nghiệp lạc hậu lên chủ nghĩa xã hội. Đó là một kiểu quá độ “ đặc biệt của đặc biệt “ ( tất nhiên phải trải qua nhiều giai đoạn khó khăn, phức tạp, lâu dài, chủ yếu vì chưa qua trường học dân chủ tư sản và chưa có cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại ). Nhưng trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, thời đại của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên thế giới thì hàng trăm nước đó vẫn có thể thực hiện kiểu quá độ “ đặc biệt của đặc biệt “ đó.

    Những nước thuộc các kiểu quá độ bỏ qua, đương nhiên phải có Đảng Cộng sản lãnh đạo nhân dân giành chính quyền, có đường lối xây dựng và bảo vệ đất nước theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa, tận dụng những thành quả của cách mạng xã hội chủ nghĩa, của chủ nghĩa tư bản và của cả nhân loại để quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Theo Lê Nin ở các nước này cần khắc phục những biểu hiện của tính tiểu tư sản, tiểu nông trong Đảng Cộng sản, trong quần chúng; chống mọi kẻ thù phá hoại, để từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội phải trải qua rất nhiều “ những bước quá độ nhỏ “ , những hình thức trung gian quá độ “ đan xen giữa các thành phần và các mảnh của chủ nghĩa tư bản lẫn chủ nghĩa xã hội, Do đó, “ các nước quá độ bỏ qua “ dù là quá độ rút ngắn thì cũng không thể nóng vội đốt cháy giai đoạn mà phải vận dụng đúng những quy luật khách quan, những tiên đề và những điều kiện cụ thể để giành thắng lợi từng bước, trên tất cả các lĩnh vực của xã hội.
    Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

    3Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

    Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991 đã phác họa mô hình CNXH mà nhân dân ta xây dựng với sáu đặc trưng. Đại hội lần thứ X bổ sung, phát triển, làm cho mô hình CNXH đang được xây dựng ở nước ta toàn diện hơn, hoàn chỉnh hơn. Đó là: "Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao,
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...