Báo Cáo Quá trình hình thành và phát triển Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quá trình hình thành và phát triển Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

    BÁO CÁO TỔNG HỢP
    Quá trình hình thành và phát triển Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
    Tổng quan về quá trình hình thành, phát triển của Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Cục Đầu tư nước ngoài
    Sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công, để đi vào xây dựng ổn định đất nước và tạo lập tiền phương vững chắn, Hồ Chủ Tịch đã nghiên cứu và bàn bạc với Đảng và nhà nước ký sắc lệnh thành lập Ngành Kế hoạch. Một ngành không thể thiếu để giúp cho các cán bộ từ Trung Ương đến địa phương hoạt động một cách có hiệu quả, có định hướng. Trải qua một thời gian dài với nhiều biến động, đến 1988, Đảng và nhà nước ta đã quyết định sửa đổi Ngành Kế hoạch thành Ủy Ban nhà nước về Hợp tác và Đầu tư. Với vị trí là cơ quan trực thuộc ngang Bộ, Ủy Ban nhà nước về Hợp tác và Đầu tư có các vụ ban đầu:
    - Vụ thẩm định;
    - Vụ quản lý dự án;
    - Vụ Pháp luật và xúc tiến đầu tư;
    - Vụ khu chế xuất;
    - Văn phòng Bộ;
    - Cơ quan đại diện Phía Nam;
    -
    Với sự chuyển đổi này, nhà nước ta đang từng bước thực hiện cơ chế mở cửa với các nước trên thế giới và từng bước sửa đổi bổ sung Ngành Kế Hoạch cho phù hợp với tình hình mới của đất nước.
    Tháng 11/1995, Ủy Ban nhà nước về Hợp tác và Đầu tư đã sát nhập với Ủy Ban Kế hoạch nhà nước thành lập Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đây là cơ quan của Chính phủ, trong đó chức năng của Bộ là: Tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển Kinh tế – Xã hội chung của cả nước về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế chung, và một số lĩnh vực cụ thể về đầu tư trong và ngoài nước, Khu Công Nghiệp, Khu Chế Xuất, quản lý nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức( ODA), đấu thầu, doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong phạm vi cả nước, quản lý nhà nước các dịch vụ Công trong các lĩnh vực thuộc pham vi quản lý của Bộ theo quy định của Pháp luật.
    Trong đó, bộ máy tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước bao gồm:
    1. Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân;
    2. Vụ kinh tế địa phương và lãnh thổ;
    3. Vụ tài chính, tiền tệ;
    4. Vụ kinh tế Công nghiệp;
    5. Vụ Kinh tế Nông nghiệp;
    6.Vụ thương mại và dịch vụ;
    7.Vụ kết cấu hạ tầng và đô thị;
    8. Vụ quản lý Khu Công nghiệp và Khu Chế xuất;
    9.Vụ thẩm định và giám sát đầu tư;
    10.Vụ quản lý đấu thầu;
    11.Vụ kinh tế đối ngoại;
    12.Vụ Quốc phòng an ninh;
    13. Vụ Pháp chế;
    14.Vụ tổ chức cán bộ;
    15. Vụ khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường;
    16.Vụ Lao động, văn hoá, xã hội;
    17. Vụ đầu tư nước ngoài;
    18. Vụ quản lý dự án;
    19. Vụ pháp luật và đầu tư;
    20.Cục phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ;
    21. Thanh tra;
    22. Văn phòng.
    Đến tháng 7/2003, các Vụ Quản lý dự án, Vụ đầu tư nước ngoài, cơ quan đại diện phía Nam và tiếp nhân chức năng xúc tiến đầu tư từ Vụ pháp luật đầu tư đã hợp nhất trở thành Cục Đầu tư nước ngoài. Với bộ máy giúp việc và các đơn vị trực thuộc tuy chỉ mới thành lập ( những đã có nguồn gốc từ lâu đời), Cục Đầu tư nước ngoài đang từng bước ổn định và hòa nhập vào với nhịp độ chung của guồng máy xã hội đang trong quá trình phát triển và hội nhập.
    Vị trí và chức năng của Cục Đầu tư nước ngoài
    Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài. Trong đó, Cục Đầu tư nước ngoài có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và tài khoản cấp 2, được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động và được tổng hợp trong dự toán hàng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
    Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục đầu tư nước ngoài
    Để giúp được Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, Cục Đầu tư nước ngoài có các quyền hạn và nghĩa vụ sau:
    Xử lý kịp thời và đúng pháp luật các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai đự án. Rà soát các dự án đã được cấp phép theo nghị quyết số 09/2001/NQ-CP ngày 28/8/2001 của chính phủ về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2001-2005,trên cơ sở đó tập chung tháo gỡ khó khăn vướng mắc nhằm thúc đẩy triển khai dự án. Giải quyết tốt vấn đề áp dụng luật thuế mới đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đảm bảo không gây xáo trộn ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.
    - Phối hợp với Vụ giám sát và thẩm định đầu tư trình lãnh đạo bộ quy trình thẩm định dự án ĐTNN đảm bảo vừa chặt chẽ theo pháp luật, vừa đơn giản thủ tục hành chính và tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư.
    Về công tác xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế:
    - Triển khai các chương trình vận động xúc tiến đầu tư cụ thể trên cơ sở hoàn chỉnh các tài liệu xúc tiến đầu tư như điều chỉnh VCD giới thiệu về môi trường đầu tư Việt Nam, đanh mục dự án kêu gọi đầu tư, các guide book giới thiệu về ĐTNN. Đổi mới phương thức nhằm nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến, vận động đầu tư.
    d. Về công tác xây dựng pháp luật: Tập chung hoàn chỉnh để sớm ban hành thông tư hướng dẫn nghị định 38 về thí điểm cổ phần hoá đoanh nghiệp FDI, phối hợp với Vụ Pháp chế và các Bộ hướng dẫn nghị định 27, sửa đổi, bổ sung nghị định 24 quy định chi tiết về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, sửa đổi nghị định 22 của Chính phủ về đầu tư ra nước ngoài. Theo dõi đề nghị Chính phủ đôn đốc các Vụ ban hành các thông tư hướng dẫn còn thiếu.
    - Tăng cường việc phối hợp công tác với Văn phòng Bộ và các đơn vị khác trong và ngoài Bộ nhằm giải quyết tốt hơn công tác chuyên môn;
    - Tổ chức các lớp tập huấn về đầu tư nước ngoài tại 3 miền;
    - Phối hợp với công đoàn phát triển các hoạt động văn hoá, thể thao và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên Làm đầu mối giúp Bộ trưởng quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và của Việt Nam ra nước ngoài; chủ trì và phối hợp với các đơn vị có liên quan soạn thảo quy hoạch, kế hoạch, danh mục dự án thu hút đầu tư nước ngoài cho phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển chung của cả nước trong từng thời kỳ để trình cấp, có thẩm quyền quyết định và kiến nghị điều chỉnh trong trường hợp cần thiết.
     
Đang tải...