Luận Văn Quá trình hình thành và phát triển của công ty Điện lực Hà Nội

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quá trình hình thành và phát triển của Cty Điện lực Hà Nội




    PHẦN THỨ NHẤT
    I,Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Điện lực Hà Nội

    1.1. Khái quát về Công ty
    Công ty điện lực thành phố Hà Nội là một doanh nghiệp hoạt động công ích, có tư cách pháp nhân độc lập trực thuộc Bộ năng lượng. Công ty điện lực Hà Nội được thành lập theo quyết định số 381-NL/TCCBLĐ vào ngày 01/04/1995. Trước đây là sở điện lực thành phố Hà Nội là một thành viên của công ty điện lực I thuộc Tổng Công ty điện lực Việt Nam.
    Công ty Điện lực Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập,đơn vị thành viên của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.
    Công ty Điện lực Hà Nội là một đơn vị giữ vai trò chủ chốt trong việc cung cấp điện năng cho sự phát triển Kinh tế - Văn hoá - Xã hội cũng như đảm bảo đời sống sinh hoạt của nhân dân Thành phố Hà Nội.
    Công ty Điện lực Hà Nội được vinh dự thay mặt nghành điện cung cấp điện cho mọi hoạt động chính trị, ngoại giao của đất nước diễn ra ở Thủ đô. Công ty chịu trách nhiệm quản lý vận hành lưới điện từ 0,4 kV đến 110kV trên địa bàn Hà Nội. Công ty chịu trách nhiệm bán điện cho khách hàng thuộc khu vực Hà Nội và lân cận
    Ngành nghề kinh doanh và chức năng chủ yếu của công ty là: kinh doanh điện năng, vận hành lưới điện, khảo sát, thiết kế lưới điện, thí nghiệm điện, sản xuất phụ kiện và thiết bị điện, xuất khẩu vật tư thiết bị điện và các dịch vụ khác liên quan đến ngành điện.
    Tên giao dịch : Công ty Điện lực Hà Nội.
    Tên quốc tế : HANOI POWER COMPANY
    Trụ sở chính : 69 Đinh Tiên Hoàng – Hoàn Kiếm – Hà Nội
    Công ty có các phòng, ban nghiệp vụ và các đơn vị trực thuộc theo luật định.
    Nhiệm vụ
    Công ty điện lực Hà Nội được Tổng Công ty điện lực Việt Nam giao cho các nhiệm vụ chủ yếu sau:
    -Quản lý vận hành an toàn các trạm biến áp, các thiết bị truyền tải cao trung và hạ thế đảm bảo cung cấp đủ điện với chất lượng cao, thực hiện tốt các kế hoạch 5 năm của Tổng Công ty giao cho.
    -Xây dựng các phương án quy hoạch và phát triển lưới điện cao, trung và hạ thế cho các thời kỳ kế hoạch 5 năm và lâu dài, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của phụ tải.
    -Thực hiện sửa chữa,bảo dưỡng từ trung đến đại tu các thiết bị trên lưới nhằm ngày càng hoàn thiện lưới điện Hà Nội.
    -Tổ chức thực hiện hệ thống kinh doanh truyền tải và phân phối điện năng trên toàn lưới điện Hà Nội, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp tiền điện và đòng góp vào ngân sách nhà nước
    1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
    Sau khi hoàn thành việc xâm chiếm toàn bộ nước ta, để có điều kiện vơ vét tài nguyên nhiều hơn và phục vụ sinh hoạt cho Pháp và bọn quan lại, năm 1892 thực dân pháp bắt đầu xây dựng Nhà máy Đèn Bờ Hồ. Năm 1895 hoàn thành 2 tổ máy phát điện một chiều công suất 500kW. Năm 1899 đặt một máy Group 500 mã lực để chạy tàu điện, năm 1903 đặt thêm một máy phát điện đưa công suất Nhà máy Đèn Bờ Hồ lên 800kW. Cùng thời gian này, Công ty Điện khí Đông Dương được thành lập.
    Gần 20 năm sau, năm 1922 Nhà máy Đèn Bờ Hồ mới được đặt một máy phát điện công suất 1000kW, sản lượng điện hàng năm của nhà máy khoảng 1 triệu kWh. Cùng với việc xây dựng tổ máy phát điện, người pháp bắt đàu xây dựng các đường dây tải điện 3,3kV Hà Nội-Bạch Mai-Hà Đông.
    Sau chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, Pháp gấp rút tiến hành cuộc khai thác ở Việt Nam. Đầu tư của pháp sang Đông Dương mà chủ yếu là Việt Nam tăng nhanh từ năm 1924 - 1929 để tăng cường bóc lột thuộc địa, hàn gắn vết thương chiến tranh, cứu vãn tình hình kinh tế Pháp lúc đó rất khó khăn. Để phục vụ cho kinh doanh của người Pháp. Nhà máy Điện Yên Phụ được bắt đầu khởi công xây dựng từ năm 1925, Năm 1932 Nhà Máy được xây dựng xong với 4 lò, 4 nồi hơi 2 tuốc bin công suất 3570 kW. Năm 1933, Nhà Máy đặt thêm 4 lò, 4 nồi hơi và 1 tuốc bin công suất 7500kW và năm 1940 đặt thêm 1 máy mới công suất 7500kW nâng tổng công suất của Nhà máy lên 22.500kW(nhưng thực tế, công suất lúc cao nhất chỉ được 10.000kW). Để truyển tải số điện năng đi xa, mạng lưới điện cao thế được mở rộng từ Hà Nội đi các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với chiều dài đường dây cao thế khaỏng 653 và 4km cáp ngầm ở nội thành Hà Nội.
    Sống dưới ách tư bản thực dân là cả một chuỗi thời gian dài công nhân Nhà máy Đèn Bờ Hồ bị áp bức, bóc lột, sống những ngày đói khổ, tủi nhục. Anh em liên tục vùng lên, nhất là từ khi có Đảng lãnh đạo thì phong trào đáu tranh đòi quyền sống, đòi tăng lương, giảm giờ làm nổ ra liên tục.
    Năm 1945, với chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng Thế giới, cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi, thực dân Pháp đã phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ rút quân ra khỏi miền Bắc. Trước khi rút đi, kẻ thù còn tìm mọi cách phá hoại nhà máy như: thủ tiêu tài liệu , phá hoại máy móc, dụ dỗ công nhân lành nghề v.v . nhằm gây khó khăn cho Thủ đô những ngày đầu giải phóng. Nhận thức rõ âm mưu của chúng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngay từ tháng 7/1954, các lực lượng bảo vệ đã hình thành, tháng 9 và những ngày đầu tháng 10/1954 tại Nhà máy đã nổ ra nhiều cuộc đấu tranh kiên quyết không để bọn chủ tháo dỡ thiết bị, máy móc. Ngày 10/10/1945, khi năm cửa Ô tràn ngập đoàn quân kéo về giải phóng Thủ đô, dòng điện Hà Nội vẫn toả sáng hoà với niềm vui chung của người dân được giải phóng.
    Tính đến cuối năm 1954, điện thương phẩm cấp cho Hà Nội: 17,2triệu kWh, lưới điện còn rất nhỏ bé : chỉ có 319 km đường dây cao hạ thế các loại. Đội ngũ CBCNV của nhà máy chỉ có 716 người, trong đó nhà máy điện Yên Phụ : 253 người, Nhà máy Đèn Bờ Hồ: 463 người.
    THỜI KỲ 1955-1964
    Sau ngày miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, cùng với các ngành công nghiệp khác, ngành điện lực được Đảng và Nhà nước quan tâm phát triển. Ngay sau khi tiếp quản, mặc dù gặp nhiều khó khăn về vật tư, thiết bị dự phòng. Ban Giám Đốc Nhà máy đã họp với các đại biểu công nhân để thành lập “Hội đồng chuyên môn” và phát động phong trào thi đua ái quốc. Chi bộ Đảng đầu tiên được thành lập tại nhà máy với gần 10 đảng viên. Công nhân nhà máy Đèn Bở Hồ từ vị trí làm thuê trở thành người làm chủ nhà máy, khối đoàn kết giữa lao động trí óc và lao động chân tay, giưa cán bộ và công nhân được thắt chặt. Mục tiêu công tác năm 1955 được thực hiện là vận hành an toàn để đảm bảo cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt của Thủ đô. Sản lượng điện thương phẩm năm 1955là 23,2triệu kWh, năm 1960 đã tăng lên 89,3 triệu kWh.
    Năm 1960, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 3 chỉ rõ ”Cần phát triển điện lực đi trước một bước”. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, nhiều nhà máy nhiệt điện mới được xây dựng và đưa vào sử dụng, các trạm 110kV và đường dây 110kV đưa vào vận hành. Sở điện lực Hà Nội quản lý trạm 110kV Đông Anh và phần lớn các đường dây110kV. Xưởng phát điện Yên Phụ được tăng thêm lò để phát được hết công suất lắp đặt và tách khỏi Sở để thành lập Nhà máy điện Yên Phụ. Các năm sau đó, để chuẩn bị cho việc phát triển nhanh chóng của ngành điện và chuẩn bị chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, các chi nhánh điện của các tỉnh Hà Bắc, Hải Hưng, Thái Bình, Nam Định, Việt Trì, Bắc Thái v.v. tách khỏi Sở Điện Lực Hà Nội để thành lập các sở theo địa dư tỉnh.
    Tính đến cuối năm 1964, sau 10 năm giải phóng, sản lượng điện thương phẩm mà Sở Điện Lực Hà Nội phân phối đã dạt 251,5 triệu kWh (riêng khu vực Hà Nội 82,5 triệu kWh) gấp 12 lần so với năm 1954.
     
Đang tải...