Báo Cáo Quá trình hình thành và phát triển của bộ thương mại

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quá trình hình thành và phát triển của bộ thương mại

    QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BỘ THƯƠNG MẠI
    Ngày 26/11/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 220/SL quy định tổ chức bộ máy của Bộ Kinh tế. Ngày 14-5-1951 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 21/SL chuyển Bộ Kinh tế thành Bộ Công thương và sắc lệnh số 22/SL thành lập Sở Mậu dịch Trung ương.
    Ngày 20/9/1955 Quốc hội khóa I kỳ họp thứ V quyết định tách Bộ Công thương thành 02 bộ: Bộ Công nghiệp và Bộ Thương nghiệp.
    Ngày 21/4/58 Quốc hội khóa I kỳ họp thứ VIII quyết định tách Bộ Thương nghiệp thành 02 bộ: Bộ Nội thương và Bộ Ngoại thương.
    Ngày 1/8/69 Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn thành lập Bộ Vật tư.
    Ngày 23-3-88 Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định thành lập Bộ Kinh tế đối ngoại trên cơ sở sát nhập Bộ Ngoại thương với Ủy ban hợp tác kinh tế - khoa học - kỹ thuật với Lào và Campuchia.
    Ngày 31-1-90 Hội đồng Nhà nước quyết định số 224/NQ thành lập Bộ Thương nghiệp trên cơ sở sát nhập 03 Bộ: Bộ Kinh tế đối ngoại, Bộ Nội thương và Bộ Vật tư.
    Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ IX từ 27-7-91 đến 12-8-91 quyết định đổi tên Bộ Thương nghiệp thành Bộ Thương mại và du lịch trong đó chuyển chức năng tổ chức và quản lý du lịch từ Bộ Văn hóa thông tin sang Bộ Thương mại và Du lịch.
    Ngày 17-10-1992 Hội đồng Nhà nước quyết định thay đổi một số tổ chức Bộ trong đó Bộ Thương mại và Du lịch thành Tổng cục Du lịch và Thương mại cho đến ngày nay.
    Hiện nay tổ chức bộ máy Bộ Thương mại bao gồm:
    a-/ Bộ máy cơ quan Bộ Thương mại gồm có:
    - Vụ kế hoạch thống kê.
    - Vụ xuất nhập khẩu.
    - Vụ đầu tư.
    - Vụ phát triển thương nghiệp miền núi.
    - Vụ chính sách thương nghiệp trong nước.
    - Vụ chính sách thị trường các nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương
    - Vụ chính sách thị trường các nước khu vực Châu Âu, Châu Mỹ và các tổ chức kinh tế quốc dân.
    - Vụ chính sách thị trường các nước Châu Phi, Tây Nam Á và Trung Cận Đông.
    - Vụ chính sách thương mại đa biên.
    - Vụ khoa học.
    - Vụ pháp chế.
    - Vụ tài chính kế toán.
    - Vụ tổ chức cán bộ.
    - Thanh tra Bộ.
    - Văn phòng Bộ.
    - Cục quản lý thị trường.
    - Cục quản lý chất lượng hàng hóa và đo lường.
    - Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực (HN, Đà Nẵng, TP. HCM)
    - 40 đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài.
    b-/ Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Bộ gồm có:
    - Viện nghiên cứu thương mại.
    - Trung tâm thông tin thương mại.
    - Báo thương mại.
    - Tạp chí thương mại.
    - 8 trường trực thuộc Bộ Thương mại.
    + Trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại (tại TP. HCM).
    + Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật thương mại (tại Hà Tây).
    + Trường Trung học Thương mại TW 2 (tại TP. Đà Nẵng).
    + Trường Trung học Thương mại TW 4 (tại T. Nguyên).
    + Trường Trung học Thương mại TW 5 (tại Thanh Hóa).
    + Trường Trung học ăn uống khách sạn (tại tỉnh Hải Dương).
    + Trường Đào tạo nghề Thương mại (tại tỉnh HD).
    + Trường Cán bộ Thương mại TW tại TP. Hà Nội.
    Lưu thông phân phối là một trong những lĩnh vực kinh tế đặc biệt quan trọng trong quá trình phối hợp cùng các lĩnh vực kinh tế khác thúc đẩy kinh tế phát triển. Nó là một trong những mắt xích quan trọng trong quá trình tái sản xuất của xã hội và cũng chịu sự chi phối mạnh mẽ của cơ chế thị trường.
    Từ khi đổi mới nền kinh tế Nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách về quản lý trong lĩnh vực thương mại, nhất là khi chúng ta đã hoàn thành xong Luật Thương mại, đây là những cố gắng đáng kể của Nhà nước trong quá trình quản lý lĩnh vực đầy tính phức tạp này. Tuy chúng ta đã có Luật cũng như các chính sách điều chỉnh các hoạt động thương mại và đã gặt hái được những kết quả đáng khích lệ. Song trên thực tế nước ta hiện nay hoạt động thương mại nói chung của các doanh nghiệp Nhà nước cũng như tư nhân nói riêng vẫn còn những khiếm khuyết. Hoạt động thương mại của thành phần kinh tế Nhà nước còn lúng túng, hiệu quả thấp, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thì đua nhau kinh doanh luồn lách pháp luật Nhà nước trốn lậu thuế, gian lận thương mại. Các hộ buôn bán nhỏ chưa được quản lý chặt chẽ, có những lĩnh vực gần như thả nổi. Chính những bức xúc trên đây em thấy vấn đề hoàn thiện quản lý Nhà nước về thương mại là một việc làm cần thiết và cấp bách để quản lý chặt chẽ các thương nhân hoạt động trong lĩnh vực này, nâng cao hiệu quả kinh tế và tạo ra môi trường lành mạnh góp phần phát triển nền kinh tế đất nước.
    Em mong muốn được sự giúp đỡ hướng dẫn của thầy giúp em lựa chọn một cách sáng suốt phương hướng nghiên cứu đề tài của mình trong quá trình thực tập và em mong thấy giúp đỡ để em có thể hoàn thành kỳ thực tập một cách tốt nhất.
     
Đang tải...