Tiểu Luận Qúa trình hình thành và phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    Trong đời sống xã hội các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với cộng đồng được hình thành và phát triển ngày càng đa dạng và phức tạp. Khi của cải xã hội ngày càng nhiều thì mức độ thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng, điều này cho thấy việc thoả mãn nhu cầu của cuộc sống phụ thuộc vào khả năng lao động của con người.
    Tuy nhiên, trong cuộc đời mỗi con người không phải lúc nào cũng “xuôi chiều mát mái” không phải lúc nào mọi việc cũng như ý muốn của chủ quan của họ và trong tất cả mọi việc dù cố gắng hòan thiện để có được kết quả tối ưu nhất thì con người cũng không tránh khỏi những vấp váp, trở ngại. Lao động tạo ra thu nhập, lao động giúp con người có cơ sở để tồn tại, nhưng cũng chính trong quá trình đó có nhiều trường hợp xảy ra gây cho con người bị giảm hoặc mất khả năng lao động như: ốm đau, tai nạn, già yếu, thất nghiệp, nghèo đói, chết Những rủi ro này là khó có thể tránh khỏi và dự báo trước được. Mỗi khi như vậy, con người phải tìm mọi cách để khắc phục. Tập hợp các rủi ro, bất lợi của các cá nhân nêu trên chính là rủi ro có tính xã hội, thậm chí lại có tính toàn cầu đòi hỏi toàn nhân loại phải giải quyết. Để giải quyết tốt những vấn đề xã hội, một trong những nhiệm vụ cơ bản của mỗi nhà nước là phải xây dựng hệ thống chính sách xã hội mà an sinh xã hội là loại chính sách xã hội phổ biến.
    An sinh xã hội là hệ thống các chính sách và giải pháp nhằm vừa bảo vệ mức sống tối thiểu của người dân trước những rủi ro và tác động bất thường về kinh tế, xã hội và môi trường; vừa góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Bảo đảm an sinh xã hội không chỉ là bảo vệ quyền của mỗi người dân, mà còn là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, mức độ, quy mô, phạm vi an sinh xã hội và phúc lợi xã hội của các nước có sự khác nhau, tuỳ thuộc vào quan niệm, chế độ chính trị - xã hội, trình độ phát triển và chính sách của mỗi quốc gia.
    An sinh xã hội là một trong những chính sách xã hội cơ bản thể hiện đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hướng vào mục tiêu phát triển con người, thúc đẩy công bằng và tiến bộ, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Phát triển hệ thống ASXH là tạo ra một lưới an toàn gồm nhiều tầng và linh hoạt cho mọi thành viên trong cộng đồng trong trường hợp bị giảm hoặc bị mất thu nhập hoặc phải tăng chi phí đột xuất do nhiều nguyên nhân khác nhau - gọi là những “rủi ro xã hội”.

    MỤC LỤC:

    PHẦN I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ AN SINH XÃ HỘI.

    1. Khái niệm an sinh xã hội
    2. Ý nghĩa an sinh xã hội.
    3. Các nguyên tắc.
    4. Đặc trưng.
    5. Cấu trúc nội dung của hệ thống an sinh xã hội.

    PHẦN II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN AN SINH XÃ HỘI.

    1. Sự xuất hiện của an sinh xã hội
    2. Sự hình thành và phát triển an sinh xã hội ở Vỉệt Nam.

    PHẦN III. THỰC TRẠNG CỦA AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.

    1. Sự quản lý của nhà nước đối với an sinh xã hội.
    2. Kết quả đạt được.
    3. Hạn chế.
    4. Hướng giải quyết.

    PHẦN IV. KẾT LUẬN.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...