Luận Văn Quá trình hình thành một số vương quốc cổ ở Đông Nam á lục địa (thế kỉ I -VII)

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    mở đầu

    1. Lý do chọn đề tài
    Đông Nam á từ lâu đã được coi là khu vực có lịch sử lâu đời với tư cách là trung tâm thu phát văn hóa, trung tâm kinh tế phong phú, đa dạng và là một trong những chiếc nôi của lịch sử loài người.
    Đây là khu vực có vị trí địa lý đặc biệt, chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa, tạo nên các mùa ổn định. Khí hậu không quá gay gắt về cả nhiệt độ và lượng mưa, mạng lưới sông suối dày đặc, nguồn tài nguyên đa dạng. Dựa trên những điều kiện tự nhiên lý tưởng đó, cư dân Đông Nam á lục địa đã sớm định cư và phát triển kĩ thuật với những tiến bộ vượt bậc từ thời đại đồ đá sang thời đại đồ đồng thau và sơ kì sắt trong những thiên niên kỉ cuối tr. CN. Những tiến bộ kĩ thuật cùng sự phát triển của các nền văn hóa bản địa và việc tiếp thu ảnh hưởng của văn hoá ấn Độ đã đưa đến sự ra đời của hàng loạt tiểu quốc trong các thế kỉ đầu công nguyên, như vương quốc Chămpa, vương quốc Phù Nam, vương quốc Chân Lạp, vương quốc Dvaravati và Sriksetra
    Sau quá trình hình thành lâu dài, các vương quốc cổ ở Đông Nam á lục địa bước đầu phát triển khá toàn diện trên các lĩnh vực: kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, kĩ nghệ làm đồ gốm tinh xảo, nội ngoại thương đều phát triển với nhiều hải cảng nổi tiếng như óc Eo, bộ máy nhà nước bước đầu được xây dựng, đã có quân đội trang bị vũ khí đa dạng, nền văn hoá phong phú, đặc sắc cùng nhiều công trình nghệ thuật độc đáo (kiến trúc, điêu khắc, hội họa ) đặt cơ sở nền tảng cho sự phát triển của nhiều quốc gia Đông Nam á sau này.
    Đề cập đến những vấn đề có liên quan đến các vương quốc cổ là một việc khá phức tạp nhưng tính bức thiết trong lĩnh vực chuyên môn luôn luôn đòi hỏi. Bởi lẽ hiện nay còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về truyền thuyết lập nước, vị trí các vương quốc, tên gọi và kinh đô Việc tìm hiểu về sự phát triển ban đầu của các vương quốc cổ ở Đông Nam á lục địa thế kỉ (I – VII CN) do nguồn tài liệu cũng chưa thật sự đầy đủ nên cũng còn nhiều ý kiến tranh luận.
    Xuất phát từ thực tế đó, mục đích của khoá luận là nhằm tìm hiểu một cách có hệ thống và toàn diện về quá trình hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc cổ ở Đông Nam á lục địa (thế kỉ I – VII CN).
    Tuy nhiên, như sẽ được trình bày, khoá luận còn hướng tới nghiên cứu sự kế thừa (từ các vương quốc cổ) của các quốc gia Đông Nam á hiện nay, cũng là những giá trị đóng góp của các các vương quốc cổ ở Đông Nam á lục địa (thế kỉ I – VII CN) cho việc hình thành nền văn minh bản địa.
    Việc nghiên cứu tất cả những vấn đề đó cũng là nhằm hiểu rõ và hiểu đúng hơn về một giai đoạn lịch sử của một khu vực có nền văn hoá riêng đầy bản sắc, đã thể hiện trong văn hoá từng nước và là một phần không thể thiếu của văn hoá Đông Nam á hiện nay.
    2. Lịch sử vấn đề
    Vấn đề nghiên cứu về lịch sử các vương quốc cổ ở Đông Nam á lục địa từ lâu đã được nhiều nhà sử học chú ý.
    Các học giả nước ngoài là những người đầu tiên nghiên cứu hệ thống về vấn đề này. Trước hết là G. Maspero với cuốn “Vương quốc Chămpa” (1911) là tác phẩm duy nhất viết về lịch sử Chămpa từ đầu cho đến năm 1471, cung cấp nhiều tư liệu về phổ hệ vương triều Chămpa, các cuộc xung đột quân sự giữa Chămpa với các nước xung quanh là biểu hiện tính hiếu chiến của người Chàm. Tiếp đến, J.Leuba viết “Một vương quốc đã bị diệt vong – người Chàm và dân tộc Chàm” trình bày lịch sử quan hệ Champa để nói đến qua trình diệt vong của vương quốc cổ này. Sau J.Leuba, G.Coedes trong tác phẩm “Lịch sử cổ đại các nước Viễn Đông chịu ảnh hưởng của nền văn minh ấn Độ” có đề cập đến lịch sử vương quốc Chămpa. Năm 1949, Piere Dupon có viết về “Nước Chân Lạp và tỉnh Panduranga” BSET, XXIV, I, quý I. Ngoài ra, trong các tác phẩm thông sử cũng có đề cập đến vấn đề này như tác phẩm “Lịch sử thế giới trung cổ”, tập 1, cuốn 1 (Nikiforốp, HN – Sử học, 1962), “Lịch sử Đông Nam á” (d.g.e.hall)
    ở Việt Nam, nghiên cứu về các vương quốc cổ ở Đông Nam á đã có nhiều thế hệ học giả quan tâm nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực khảo cổ học và dân tộc học. Đó là các bài của GS. Lương Ninh đăng trên các tạp chí Khảo cổ học, tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Tạp chí Dân tộc học như: “Sự thiên di và hình thành những nhóm cư dân cổ ở Đông Nam á lục địa”, “Trà Kiệu – di tích và vấn đề”, “Tôn giáo – tín ngưỡng của người Chàm” Đây chính là những nguồn tài liệu có giá trị mà tác giả khoá luận đã tham khảo.
    Nhiều tác phẩm nghiên cứu về vấn đề này đã được xuất bản như “Lịch sử các quốc gia Đông Nam á (trừ Việt Nam) từ nguyên sơ đến thế kỉ XVI” của Nguyễn Thế Anh, (Lửa thiêng, 1972), tác phẩm “Sử liệu Phù Nam” của Lê Hương (Sài Gòn, Nguyên Nhiều, 1974), “Lịch sử vương quốc Thái Lan” (GS. Vũ Dương Ninh, NXB GD- 1994), “Lịch sử Campuchia” (Phạm Đức Thành, NXB VHTT, HN- 1995). Đặc biệt, gần đây GS. Lương Ninh cho ra mắt hai tác phẩm “Vương quốc Phù Nam – lịch sử và văn hoá” (NXB VHTT, 2005) và “Lịch sử vương quốc Champa” (NXB ĐHQG, HN- 2006) đã trình bày hệ thống về lịch sử hình thành, quá trình phát triển của hai quốc gia này trong suốt thời kì cổ – trung đại.
    Việc nghiên cứu các vương quốc cổ ở Đông Nam á dưới góc độ dân tộc học, nghệ thuật, văn hoá cũng khá sôi nổi. Các tác phẩm như “Văn hoá Champa” của Phan Xuân Biên và các cộng sự, “Văn hoá Champa” của Ngô Văn Doanh, một số bài nghiên cứu của Trần Kỳ Phương đã trở nên khá quen thuộc. Nền “Văn hoá Sa Huỳnh” được nghiên cứu trong tác phẩm cùng tên của Vũ Công Quý. Từ những năm 50 của thế kỉ XX có nhiều bài nghiên cứu về “ảnh hưởng văn hoá Chàm qua Việt Nam” (Vũ Lang và Nguyễn Khắc Ngữ), “ảnh hưởng của di tích Chiêm Thành trong nền văn hoá Việt Nam” (Tân Việt Điểu)
    Luận án, luận văn sau đại học cũng có nhiều công trình đề cập đến vấn đề này, trong đó tiêu biểu là luận án tiến sĩ “Champa thời Vijaya và các mối quan hệ của nó” (Hà Bích Liên, 1997) cung cấp nhiều tài liệu quý báu về mối quan hệ giữa Champa và các nước trong khu vực thời cổ trung đại.
    Những tác phẩm nghiên cứu riêng biệt nêu trên dẫu sao cũng không thể khái quát một cách đầy đủ về toàn bộ quá trình hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc cổ ở Đông Nam á lục địa, nhất là trong giai đoạn thế kỉ (I – VII). Đồng thời, vì nhiều lý do khách quan nó cũng chưa thể phản ánh hết những phát hiện mới, những kết quả nghiên cứu mới về vấn đề này.
    Được sự đồng ý của các thầy cô giáo, đặc biệt là sự hướng dẫn của TS. Dương Duy Bằng, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Quá trình hình thành và bước đầu phát triển của một số vương quốc cổ ở Đông Nam á lục địa (thế kỉ I -VII)” với mong muốn góp phần tìm hiểu một cách hệ thống về quá trình hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc cổ này.
    Do hạn chế của bản thân và nguồn tư liệu, chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong được các thầy cô và bạn bè đóng góp ý kiến để bản thân tôi được tiến bộ hơn nữa trong con đường làm quen với nghiên cứu khoa học lịch sử.
    3. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu:
    Trong công tác sưu tầm và xử lý tư liệu, chúng tôi đã cố gắng xác minh và khai thác để sử dụng các nguồn tài liệu có trong văn bia, thư tịch cổ và những hiện vật, di tích khảo cổ học.
    Về văn bia, dù không có điều kiện tiếp xúc với những bản thống kê của các học giả người Pháp nhưng chúng tôi đã sử dụng thống kê văn bia Champa của GS. Lương Ninh đăng trong “Tuyển tập văn học các dân tộc ít người ở Việt Nam”.
    Về thư tịch cổ, có thư tịch cổ Trung Hoa và thư tịch cổ Việt Nam. Nguồn tài liệu thư tịch cổ Trung Hoa rất có giá trị, nó ghi lại sự ra đời, một số đặc điểm kinh tế xã hội của các vương quốc cổ ở Đông Nam á lục địa như: Tấn thư (quyển 97), Tuỳ thư (quyển 82), Tân Đường thư (quyển 222) Địa lý thì có sách Thủy kinh chú (viết về địa lý thế kỉ VI) Còn các nguồn tài liệu trong thư tịch cổ Việt Nam chủ yếu được sử dụng để kiểm tra, đối chiếu, so sánh với các thư tịch cổ Trung Quốc, đó là các bộ sử: “Đại Việt sử ký toàn thư”, “Đại Nam thực lục tiền biên”, các sách như “Việt sử lược”, “An Nam chí lược” Những tác phẩm “Đại Nam nhất thống chí”, “Dư địa chí”, “Phủ biên tạp lục” cũng cung cấp nhiều tài liệu quan trọng về vấn đề lãnh thổ, biên giới, dân cư
    Về tài liệu di tích và hiện vật dù không có điều kiện đi điền dã, song chúng tôi đã sử dụng khá nhiều những kết quả mà khảo cổ học phát hiện được trong những năm gần đây đã công bố trong các tạp chí nghiên cứu Khảo cổ học, tài liệu về các công trình nghiên cứu của Viện Khảo cổ.
    Trong quá làm đề tài, tôi đã sử dụng những phương pháp:
    1/ Phương pháp tiếp cận hệ thống: Đặt các vương quốc cổ ở Đông Nam á lục địa (thế kỉ I -VII) trong bối cảnh chung của khu vực châu á và thế giới thời cổ trung đại để nghiên cứu. Vừa coi Đông Nam á lục địa là một vùng độc lập với các vùng khác trong khu vực, vừa coi đây là một thành tố tham gia vào quá trình hình thành lịch sử và chịu sự tác động của chuyển biến tình hình chung trong khu vực. Phương pháp này là cơ sở để xem xét các vấn đề trình bày trong khóa luận.
    2/ Phương pháp liên ngành: Chúng tôi đặc biệt chú trọng phương pháp này trong quá trình thực hiện đề tài, khai thác và kết hợp sử dụng nhiều loại tài liệu của các ngành khoa học lịch sử, dân tộc học, khảo cổ học.
    3/ Là một đề tài lịch sử, việc sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic giữ vai trò chủ yếu để phân tích, so sánh mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử, trình bày các luận điểm trên cơ sở bám sát các sự kiện lịch sử, trình bày chân thực lịch sử như nó đã từng có. Đề tài cũng sử dụng phương pháp đặc thù của các khoa học khác như: Nghiên cứu địa danh học, lịch sử, thống kê để hỗ trợ cho tư liệu sử học giải quyết vấn đề khóa luận đã đặt ra.
    4. Giới hạn và đóng góp của đề tài:
    Khoá luận chỉ tập trung tìm hiểu quá trình hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc cổ tiêu biểu ở Đông Nam á lục địa. Bản thân vấn đề đã tạo sự giới hạn nhất định cho đề tài, bởi vì không phải trên tất cả các vùng lãnh thổ khu vực Đông Nam á thời cổ trung đại đều hình thành các vương quốc.
    Đề tài cũng chỉ giới hạn trong khoảng thời gian từ thế kỉ I đến thế kỉ VII vì đây là giai đoạn hình thành một loạt các vương quốc cổ tiêu biểu, điển hình ở Đông Nam á lục địa, cũng là thời kì phát triển ban đầu với nhiều đóng góp của các vương quốc cổ ở Đông Nam á lục địa trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị – xã hội và văn hóa.
    Cụ thể, khoá luận tập trung giải quyết những vấn đề sau:
    1/ Quá trình hình thành một số vương quốc cổ ở Đông Nam á lục địa (thế kỉ I -VII).
    2/ Bước đầu phát triển của một số vương quốc cổ ở Đông Nam á lục địa (thế kỉ I -VII).
    3/ Những đóng góp của các vương quốc cổ ở Đông Nam á lục địa (thế kỉ I – VII) trong lịch sử.
    Tập trung làm sáng tỏ ba nội dung trên, khoá luận có thể có những đóng góp mới như sau:
    - Trình bày một cách hệ thống về quá trình hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc cổ ở Đông Nam á lục địa (thế kỉ I – VII) trên tất cả các lĩnh vực kinh tế – chính trị – xã hội.
    - Trong quá trình giải quyết các vấn đề đặt ra, dựa trên nhiều nguồn tài liệu khác nhau mà chủ yếu là tiếp tục khai thác tài liệu bia kí, thư tịch cổ, kết quả nghiên cứu của khảo cổ học trong những năm gần đây, khoá luận sẽ góp phần làm phong phú thêm tư liệu về sự ra đời, quá trình phát triển kinh tế – chính trị – văn hóa cũng như sự giao lưu giữa các vương quốc trong thời cổ trung đại. Dựa trên cơ sở đó và vận dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic cùng phương pháp đặc thù của các khoa học khác, khóa luận cung cấp một cách nhìn khách quan về sự phát triển mọi mặt, đặc biệt là sự giao lưu giữa các vương quốc cổ ở Đông Nam á lục địa (thế kỉ I – VII) từ đó có những kiến giải khoa học về những đóng góp của các vương quốc này trong lịch sử.
    5. Bố cục của khoá luận:
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của khoá luận gồm 2 chương chính:
    - Chương 1: Quá trình hình thành một số vương quốc cổ ở Đông Nam á lục địa (thế kỉ I -VII).
    - Chương 2: Bước đầu phát triển của một số vương quốc cổ ở Đông Nam á lục địa (thế kỉ I -VII).


    Mục lục
    Trang
    mở đầu
    1. Lý do chọn đề tài 1
    1
    2. Lịch sử vấn đề . 2
    3. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu . 4
    4. Giới hạn và đóng góp của đề tài 5
    5. Bố cục của khoá luận 6
    nội dung .
    Chương 1: Quá trình hình thành một số vương quốc cổ ở Đông Nam á lục địa (thế kỉ I -VII)
    I. Những điều kiện hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam á lục địa (thế kỉ I -VII)
    1. Công cụ kim khí ra đời và sự phát triển của văn hóa bản địa – cơ sở nội tại để hình thành các vương quốc cổ 7
    2. ảnh hưởng của văn hóa ấn Độ, Trung Quốc – chất xúc tác cho nhà nước ra đời sớm
    12
    II. Quá trình hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam á lục địa (thế kỉ I -VII)
    1. Vương quốc Champa
    1.1. Những điều kiện hình thành vương quốc cổ Champa
    19
    19
    19
    1.2. Quá trình hình thành vương quốc cổ Champa 24
    2. Sự hình thành vương quốc Phù Nam
    2.1. Sự tiến bộ kĩ thuật và nền văn hóa óc Eo – cơ sở nội tại cho vương quốc 30
    30
    2.2. Sự hình thành vương quốc Phù Nam . 32
    3. Sự hình thành vương quốc Chân Lạp
    3.1. Điều kiện ra đời . 39
    39
    3.2. Sự ra đời của vương quốc Chân Lạp 39
    4. Một số tiểu quốc khác 41
    Chương 2: Bước đầu phát triển của một số vương quốc cổ ở Đông Nam á lục địa (thế kỉ I – thế kỉ VII)
    I. Sự phát triển bước đầu của các nền kinh tế khu vực và sự phân hóa xã hội .
    1. Nông nghiệp
    45
    45
    45
    2. Thủ công nghiệp 48
    3. Thương nghiệp 52
    4. Phân hóa xã hội . 58
    II. Sự hình thành và củng cố của bộ máy nhà nước
    1. Thể chế chính trị 62
    62
    2. Các quan hệ đối ngoại
    2.1. Quan hệ với ấn Độ, Trung Quốc 69
    69
    2.2. Mối quan hệ trong khu vực 70
    III. Sự phát triển bước đầu của các nền văn hóa .
    1. Tín ngưỡng và tôn giáo
    1.1. Các loại hình tín ngưỡng dân gian 74
    74
    74
    1.2. Sự du nhập và phát triển của ấn Độ giáo và Phật giáo 76
    2. Chữ viết . 78
    3. Lịch pháp 80
    4. Văn học, nghệ thuật . 81
    kết luận . 88
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...