Luận Văn Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt - Chăm trong lịch sử

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt - Chăm trong lịch sử

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Trên lãnh thổ nước Việt Nam ngày nay, trong lịch sử, đã từng tồn tại nhiều quốc gia khác nhau, đặc biệt phải kể đến vương quốc Champa của người Chăm. Người Chăm vốn sinh sống ở miền duyên hải miền Trung Việt Nam từ rất lâu đời và họ đã sớm xây dựng nên vương quốc Champa với một nền văn hóa rực rỡ, mang màu sắc ảnh hưởng từ nền văn minh Aán Độ. Trải qua những biến thiên của lịch sử, vương quốc Champa đã dần dần sáp nhập vào lãnh thổ của Đại Việt. Đó cũng là quá trình người Việt mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam, quá trình gặp gỡ, tiếp xúc, cộng cư, giao lưu và tiếp biến văn hóa của hai dân tộc.
    Hiện nay, người Chăm gồm có hai bộ phận chính: bộ phận cư trú ở Ninh Thuận và Bình Thuận, chủ yếu theo đạo Bà La Môn (một bộ phận nhỏ người Chăm ở đây theo đạo Islam truyền thống gọi là người Chăm Bàni). Bộ phận thứ hai cư trú ở các địa phương thuộc các tỉnh Châu Đốc, Tây Ninh, An Giang, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh, chủ yếu theo đạo Islam mới (Hồi giáo). Cũng như bao dân tộc khác, người Việt và người Chăm khắp mọi miền đều cầu mong có một cuộc sống an lành, ấm no, hạnh phúc và cùng nhau xây dựng Tổ Quốc giàu mạnh.
    Tìm hiểu quá trình giao lưu văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn sự ảnh hưởng qua lại giữa hai tộc người có bản sắc văn hóa độc đáo riêng. Do nằm cạnh nhau và có chung những điều kiện tự nhiên, lịch sử . , quá trình tương tác văn hóa đã xảy ra như một quy luật tất




    yếu trong nhiều lãnh vực, từ sinh hoạt vật chất, kết cấu đời sống xã hội đến phong tục, tập quán, ngôn ngữ, tín ngưỡng . Mặc dù người Đại Việt đã chinh phục thành công lãnh thổ của Champa, nhưng chính trong quá trình Nam tiến, mở đất đó, người Việt đã tiếp nhận nhiều yếu tố từ một nền văn hóa giàu bản sắc của người Chăm, từ những điệu hò da diết, đến những công trình kiến trúc nguy nga tráng lệ, những điệu múa say mê lòng người . Do đó, tìm hiểu quá trình giao lưu văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử, chúng ta sẽ đánh giá đúng đắn hơn, khách quan hơn về vai trò, vị trí của người Chăm trong quá trình kiến tạo văn hóa Việt Nam – một nền văn hóa đặc sắc, đa dạng, phong phú được kết tinh từ nhiều sắc màu văn hóa của các dân tộc anh em trên mọi miền đất nước.
    Tìm hiểu quá trình giao lưu văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử còn góp phần làm sáng tỏ thêm vấn đề khoa học lịch sử: quá trình mở rộng không gian sinh sống của người Việt. Từ đó, chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về cộng đồng đại gia đình các dân tộc Việt Nam với người Việt là tộc người đóng vai trò chủ thể, còn người Chăm là một trong 53 tộc người thiểu số anh em khác.
     
Đang tải...