Luận Văn Quá trình Giải quyết tranh chấp lao động về việc sa thải giữa người lao động với xí nghiệp liên hiệp

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quá trình Giải quyết tranh chấp lao động về việc sa thải giữa người lao động với xí nghiệp liên hiệp công trình đường sắt



    LỜI NÓI ĐẦU
    Sau gần 10 năm thi hành,bộ luật lao động đã phát huy được tác dụng,là công cụ pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động để góp phần duy trì,ổn định quan hệ lao động của các bên tranh chấp,làm lành mạnh các quan hệ lao động.
    Thực tế,trong nền kinh tế thị trường hiện nay tình trạng vi phạm pháp luật lao động đặc biệt là việc chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật của người sử dụng lao động xảy ra khá phổ biến.Khi xảy ra tranh chấp,người lao động khiếu kiện.Không theo đúng quy định của pháp luật;việc đó không những gây khó khăn cho các cơ quan nhà nước,mà tranh chấp cũng không thể được giải quyết.Nguyên nhân trước hết và chủ yếu của tình trạng nói trên là do trình độ hiểu biết về pháp luật lao động của người lao động và người sử dụng lao động còn nhiều hạn chế.Bên cạnh đó,việc giải quyết tranh chấp một số vụ cũng chưa đáp ứng được yêu cầu do một số người còn thiếu kinh nghiệm trong việc xét xử.
    Chính vì vậy,giải quyết tranh chấp lao động là một vấn đề hết sức quan trọng không chỉ ở việt nam mà đối với hầu hết các nước trên thế giới.Vì vậy mà em nghiên cứu đề tài:
    "Phân tích quá trình giải quyết tranh chấp lao động về việc sa thải giữa người lao động với xí nghiệp liên hiệp công trình đường sắt".
    Nghiên cứu đề tài này,hiểu biết của em không nhiều,em rất mong được thầy giúp đỡ hướng dẫn để em hoàn thành tốt những bài tiểu luận lần sau.Em xin chân thành cám ơn.



    NỘI DUNG
    I-Khái quát chung về tranh chấp lao động:
    1-Khái niệm :
    Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường,khi các quan hệ lao động trở nên sống động,đa dạngvà phức tạp,mục đích nhằm đạt được lợi ích tối đa trong việc mua,bán sức lao động đã trở thành động lực trực tiếp của các bên quan hệ lao động thì tranh chấp lao động trở thành vấn đề khó tránh khỏi.Trong quá trình trao đổi sức lao động không phải lúc nào người lao động và người thuê mướn sức lao động cũng dung hoà được với nhau về tất cả các vấn đề.Giữa họ thỉnh thoảng có thể xuất hiện những bất đồng về quyền và lợi ích trong lao động.Trong đó có những bất đồng mà hai bên tự thoả thuận với nhau nhưng cũng có những bất đồng mà cả hai không thể giải quyết được.Chính vì vậy,họ phải nhờ đến người thứ ba hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
    Trên thực tế không phải tất cả những người bất đồng về quyền và lợi ích trong lao động đều dẫn đến tranh chấp lao động.Những bất đồng giữa các chủ thể chỉ được coi là tranh chấp lao động khi các bên từ chối thương lượng hoặc đã thương lượng mà không thể giải quyết được một trong hai bên yêu cầu tổ chức có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi.
    Hiện nay,tuy giải quyết tranh chấp lao động được quy định trong pháp luật hầu hết các nước trên thế gới,nhưng tuỳ theo đặc điểm kinh tế,chính trị-xã hội của từng nước mà khái niệm tranh chấp lao động được hiểu khác nhau.Theo Khoản 1 Điều 157 Bộ Luật Lao động:
    "Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm,tiền lương,thu nhập và các điều kiện lao động khác về thực hiện hợp đồng lao động,thoả ước tập thể và trong quá trình học nghề"

     
Đang tải...