Tiểu Luận Quá trình giải quyết 2 nhiệm vụ dân tộc và dân chủ tại Việt Nam. bài học kinh nghiệm trong quá trình

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề dân tộc – dân chủ
    1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề dân tộc dân chủ.
    Dân tộc là một vấn đề khoa học có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia cũng như mối quan hệ giữa các quốc gia trong cộng đồng thế giới. Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, “dân tộc” là một phạm trù lịch sử, được hình thành trong quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người. Trong tác phẩm “Chủ nghĩa Mác và vấn đề dân tộc, xã hội” có viết: “Dân tộc là một cộng đồng người ổn định được thành lập trong lịch sử dựa trên cơ sở cộng đồng về tiếng nói, về lãnh thổ, về sinh hoạt kinh tế và về tâm lí biểu hiện trong cộng đồng văn hóa”.
    Dân tộc và dân chủ có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Mác và Ăngghen viết: “Hãy xóa bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xóa bỏ”. Mác và Ăngghen đề cao vai trò của đấu tranh giai cấp, xem đó là tiền đề, là cơ sở của đấu tranh giải phóng dân tộc: “hành động chung của giai cấp vô sản ít ra là ở những nước văn minh là một trong những điều kiện đầu tiên cho sự giải phóng dân tộc của họ”
    2. Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân tộc, dân chủ.
    Sau khi tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, Hồ Chí Minh đã lấy chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở lý luận và phương pháp luận trong việc thực hiện đường lối chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam. Người đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin trên nhiều lĩnh vực, một trong những sự sáng tạo đó là kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp phù hợp với đặc điểm và điều kiện cụ thể của Việt Nam. Người cho rằng: trong hoàn cảnh của một nước thuộc địa nửa phong kiến, giải phóng dân tộc mới tạo điều kiện cho giải phóng giai cấp.
    Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Hồ Chí Minh đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, còn nhiệm vụ chống phong kiến được thực hiện dần từng bước nhằm thực hiện cho nhiệm vụ phản đế. Làm như vậy không phải là chỉ lo đến lợi ích dân tộc mà quên mất lợi ích giai cấp. Thực chất tư tưởng đó đã thể hiện sâu sắc quan điểm của giai cấp vô sản. Chính lập trường và lợi ích của giai cấp công nhân đòi hỏi trước hết phải giải phóng dân tộc. Thắng lợi của kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã chứng minh sự kết hợp vấn đề dân tộc với vấn đề dân chủ của Hồ Chí Minh là đúng đắn. Mục đích của Hồ Chí Minh không dừng lại ở giải phóng dân tộc mà còn giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...