Tiểu Luận Quá trình đổi mới tư duy về Công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ đại hội VI – X (từ năm 1986 đến năm 200

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    LỜI MỞ ĐẦU
    Nhìn lại quá trình lịch sử cách mạng Việt Nam, ta thấy vai trò quan trọng của Đảng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là một sự tất yếu khách quan đánh dấu một bước ngoặt trọng đại trong lịch sử cách mạng dân tộc Việt Nam, đó là kết quả của quá trình lựa chọn con đường cứu nước, chuẩn bị tích cực về tư tưởng chính trị, tổ chức đưa ra những quan điểm, đường lối đúng đắn để đưa nước ta hoàn toàn giải phóng, thống nhất, ổn định và phát triển đất nước trên tất cả mọi mặt: đời sống, kinh tế, xã hội.
    Sự đổi mới trong quá trình tư duy của Đảng về sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề rất cần thiết để đưa nước ta thực hiện đúng đắn mục tiêu, hướng đi phù hơp với thực tiễn. Trong bối cảnh nước ta hiện nay, khi xã hội đang đi lên, nguồn lực tri thức ngày càng dồi dào đòi hỏi Đảng có những chính sách, đường lối đổi mới và hoàn thiện để vừa tạo nền tảng vừa đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nội dung cũng như phương hướng, những bài học kinh nghiệm được rút ra đã được thể hiện thông qua sự đánh giá, nhìn nhận vấn đề của Đảng thông qua các lần đại hội. Qua đó, Đảng khẳng định và đưa ra các quan điểm , đường lối đúng đắn cho từng giai đoạn phát triển của nước ta.
    I. Quá trình đổi mới tư duy về Công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ đại hội VI – X (từ năm 1986 đến năm 2006).
    1. Phê phán sai lầm trong nhận thức và rút ra bài học kinh nghiệm về quá trình công nghiệp hóa thời kì 1960-1985:
    1.1. Phê phán sai lầm trong nhận thức:
    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986) – Đại hội đổi mới, với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật” đã nghiêm khắc chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa thời kì 1960 – 1985, đặc biệt trong 10 năm (1975 – 1985). Trong đó, Đảng ta khẳng định: “chúng ta đã phạm sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về cơ sở vật chất- kĩ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế. Do tư tưởng chủ quan, nóng vội nên chúng ta đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết; chưa thực sự coi công nghiệp là mặt trận hàng đầu ”. Đó là:
    o Chúng ta đã sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế, Do tư tưởng chỉ đạo chủ quan, nóng vội, muốn bỏ qua những bước đi cần thiết nên chúng ta đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa trong khi chưa có đủ các điều kiện cần thiết, mặc khác chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.
    o Chủ yếu thiên về xây dựng công nghiệp nặng và những công trình quy mô lớn, không tập trung giải quyết những vấn đề căn bản như lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Kết quả là đầu tư nhiều nhưng hiệu quả thấp. Qua đó, cho thấy việc bố trí cơ cấu kinh tế, trước hết là cơ cấu sản xuất và đầu tư đã không kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu công nghiệp với nông nghiệp thành một cơ cấu hợp lý.
    o Không thực hiện nghiêm chỉnh nghị quyết của đại hội lần thứ V, như vẫn chưa coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, công nghiệp nặng không khôi phục kịp thời nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.[1]
    1.2. Bài học kinh nghiệm:
    Từ thực tiễn, Đại hội nêu lên những bài học quan trọng:
    Một là, trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động.
    Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Năng lực nhận thức và hành động theo quy luật khách quan là điều kiện bảo đảm sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.
    Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới.
    Bốn là, phải xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một Đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
    Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình đất nước, tự phê bình về những sai lầm khuyết điểm, đổi mới tư duy lý luận trải qua nhiều tìm tòi, khảo nghiệm từ thực tiễn, Đại hội đề ra đường lối đổi mới.
    o Trước hết là đổi mới cơ cấu kinh tế (cơ cấu công-nông nghiệp; cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp; ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; công nghiệp nặng và kết cấu hạ tầng; cơ cấu kinh tế huyện).
    o Thực hiện ba chương trình kinh tế bao gồm chương trình lương thực, thực phẩm; chương trình hàng tiêu dùng; chương trình hàng xuất khẩu.
    o Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế.
    2. Quá trình đổi mới tư duy về Công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ đại hội VI – X (từ năm 1986 đến năm 2006).
    2.1. Đai hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI:
    Thời kì Việt Nam chưa thể đẩy mạnh Công nghiệp hóa.
    2.1.1. Nhiệm vụ:
    Đại hội VI đã đưa ra quan điểm mới về cải tạo xã hội chủ nghĩa dựa trên 3 nguyên tắc:


    o Nhất thiết phải theo quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất để xác định bước đi và hình thức thích hợp.
    o Phải xuất phát từ thực tế của nước ta và là sự vận dụng quan điểm của Lênin coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ.
    o Trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa phải xây dựng quan hệ sản xuất mới trên cả 3 mặt xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chế độ quản lý và chế độ phân phối xã hội chủ nghĩa. [2]
    Từ 3 nguyên tắc trên, Đại hội đã đề ra phương hướng nhiệm vụ:
    o Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa; thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc.
    o Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chính sách xã hội, kế hoạch hoá dân số và giải quyết việc làm cho người lao động.
    o Chăm lo đáp ứng các nhu cầu giáo dục, văn hoá, bảo vệ và tăng cường sức khoẻ của nhân dân.
    o Trên lĩnh vực đối ngoại nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước ta là ra sức kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phấn đấu giữ vững hoà bình ở Đông Dương, góp phần tích cực giữ vững hoà bình ở Đông Nam Á và trên thế giới, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
    o Xây dựng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý đã được Đại hội lần thứ VI xác định là “cơ chế chung trong quản lý toàn bộ xã hội”.
    o Phương thức vận động quần chúng phải được đổi mới theo khẩu hiệu: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Đó là nề nếp hàng ngày của xã hội mới, thể hiện chế độ nhân dân lao động tự quản lý nhà nước của mình.
    Báo cáo Chính trị chỉ rõ 6 nhiệm vụ chủ yếu của bộ máy Nhà nước và nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng:
    o Thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng thành pháp luật, chính sách cụ thể.
    o Xây dựng chiến lược kinh tế- xã hội và cụ thể hoá chiến lược đó thành những kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
    Quản lý hành chính – xã hội và hành chính kinh tế, điều hành các hoạt động kinh tế, xã hội trong toàn xã hội theo kế hoạch, giữ vững pháp luật, kỷ cương nhà nước và trật tự xã hội, giữ vững
    [HR][/HR][1] . Giáo trình đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam – NXB CTQG (trang 122-123).

    [2] . http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/News.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...