Tiểu Luận Quá trình đổi mới tư duy của đảng về kinh tế thị trường

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    MỤC LỤC

    Trang

    1. Cơ chế quản lý kinh tế thời kỳ trước đổi mới 03

    1.1. Cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp .03

    1.2. Nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế 07

    2. Sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời kì đổi mới 10

    2.1. Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội VIII .10

    2.2. Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội IX đến Đại hội XI 16

    Kết luận 23

    Phụ lục 1 .24

    Phụ lục 2 .26

    Phụ lục 3 .31

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 32


    1. Cơ chế quản lí kinh tế thời kỳ trước đổi mới
    1.1. Cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp
    Năm 1954 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta thắng lợi, hiệp định
    Genève về Đông Dương được kí kết. Đất nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền Nam
    – Bắc. Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng và tiến bước lên con đường xây dựng chủ
    nghĩa xã hội. Sau khi hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa1 (XHCN), từ năm 1960 miền
    Bắc bắt đầu áp dụng cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung.
    Năm 1975, lúc này đất nước hoàn toàn thống nhất, cả nước bước vào thời kì xây dựng
    và phát triển kinh tế – xã hội. Định hướng của Đảng và Nhà nước ta tại thời điểm đó đối
    với việc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước vẫn theo mô hình kế hoạch hoá tập trung
    và được duy trì cho đến năm 1986.2
    1.1.1. Những đặc điểm chủ yếu của cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp ở
    nước ta thời kì trước đổi mới


    ·

    Thứ nhất, Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính, bằng


    hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh mang tính áp đặt từ trên xuống dưới.
    – Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
    quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao. Tất cả phương hướng sản xuất, nguồn vật tư,
    tiền vốn, định giá sản phẩm, tổ chức bộ máy, nhân sự, tiền lương đều do các cấp có
    thẩm quyền quyết định. Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch cấp phát vốn, vật tư cho doanh
    nghiệp, doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho Nhà nước. Lỗ thì Nhà nước bù, lãi thì Nhà
    nước thu.3
    – Các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến một vấn đề duy nhất đó là hoàn thành chỉ tiêu, dù
    cho chỉ tiêu đó có phi lý đến đâu. Bởi vì, doanh nghiệp không phải là người định giá bán
    sản phẩm, không quan tâm đến cái gọi là lỗ hay lãi. Chế độ tài chính của Nhà nước thực
    hiện theo nguyên tắc thu đủ, chi đủ. Nghĩa là Nhà nước sẽ thu lợi nhuận khi có lãi và
    ngược lại cũng sẽ phải bù khi bị lỗ và trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao
    cấp này lỗ thì nhiều mà lãi thì ít do không có sự gắn liền giữa quyền lợi và trách nhiệm của
    các cấp thực hiện.


    ·

    Thứ hai, các cơ quan hành chính can thiệp rất sâu vào hoạt động sản xuất, kinh


    doanh của các doanh nghiệp (can thiệp từ khâu cấp phát vốn, sản xuất đến khâu phân phối
    sản phẩm) nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất và pháp lý đối với các quyết
    định của mình.
    – Những thiệt hại vật chất do các quyết định không đúng gây ra thì ngân sách Nhà nước
    phải gánh chịu. Hậu quả là cơ quan quản lý nhà nước làm thay chức năng quản lý sản xuất
    kinh doanh của doanh nghiệp còn các doanh nghiệp vừa bị trói buộc vì không có quyền tự







    1






    Daitudien.net, Cải tạo xã hội


    Tham khảo trực tuyến tại: http://daitudien.net/kinh–te–hoc/kinh–te–hoc–ve–cai–tao–xa–hoi–chu–nghia.html


    2

    ***********, Tiểu luận: “Cơ chế kế hoạch hóa tập trung ở Việt Nam thời kì trước đổi mới”


    Tham khảo trực tuyến tại: http://***********/xem–tai–lieu/tieu–luan–co–che–ke–hoach–hoa–tap–trung–o–viet–nam–
    thoi–ky–truoc–doi–moi–.1206810.html


    3

    PGS. TS. Nguyễn Viết Thông (Tổng chủ biên) (2010), Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt


    Nam, trang 142, 143.
    Trang 3[​IMG]






    chủ sản xuất kinh doanh, vừa ỷ lại vào cấp trên vì không bị ràng buộc trách nhiệm đối với
    kết quả sản xuất, kinh doanh.4
    – Giữa cơ quan hành chính – trực tiếp tham gia vào quá trình lên chỉ tiêu kế hoạch và
    các doanh nghiệp – thực hiện chỉ tiêu, thì lại không có bất kỳ sự ràng buộc pháp lý nào với
    hành động của mình tức là dù có làm sai đi chăng nữa thì họ cũng không phải chịu trách
    nhiệm. Do đó, họ không có động lực để thực hiện kế hoạch một cách tối ưu nhất. Mà vấn
    đề cả hai bên quan tâm đó là chạy theo và chạy đua với chỉ tiêu được ấn từ trên xuống, làm
    thế nào cho thật đẹp sổ sách báo cáo, và cuối cùng là nhận được tấm bằng khen vì đã hoàn
    thành xuất sắc chỉ tiêu đề ra. Khi mà chỉ tiêu không được hoàn thành đồng nghĩa với việc
    số phận chính trị của ban lãnh đạo doanh nghiệp, tiền lương của cán bộ công nhân viên và
    thành tích của doanh nghiệp cũng bị đe doạ theo.


    ·

    Thứ ba, quan hệ hàng hoá – tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức. Quan hệ hiện vật là


    chủ yếu.
    – Nhà nước quản lý kinh tế thông qua chế độ “cấp phát – giao nộp”. Hạch toán kinh tế
    chỉ là hình thức.
    – Các công cụ như giá cả, lãi suất, tiền lương chỉ áp dụng để tính toán một cách hình
    thức. Vì vậy nhiều hàng hoá quan trọng như sức lao động, phát minh sáng chế, tư liệu sản
    xuất quan trọng, không được coi là hàng hoá về mặt pháp lý.
    – Giá cả không phản ánh quan hệ cung cầu mà do Nhà nước đặt ra dùng để tính toán
    cho việc cấp phát và giao nộp giữa Nhà nước và doanh nghiệp.
    – Tiền lương được quy định theo cấp bậc hành chính và thâm niên, tính theo chủ nghĩa
    bình quân chứ không phải là được tính theo hiệu quả lao động của mỗi người. Các doanh
    nghiệp khi không có tiền trả lương cho công nhân thì trả bằng sản phẩm. Đơn vị có cao su
    trả bằng cao su, xí nghiệp có mũ cứng thì trả lương bằng mũ cứng, hay sản xuất sứ tích
    điện thì trả bằng sứ tích điện Những lúc như vậy, lĩnh lương xong cũng không biết đem
    về đâu, làm gì?
    – Tình trạng tranh mua, tranh bán làm cho giá của hàng hoá bị đẩy lên cao. Chi ngân
    sách nhà nước cho tiền lương tăng vọt nhưng thu ngân sách lại không tăng bao nhiêu do
    giá vật tư không tăng bằng mức Ban Chỉ đạo đề nghị. Lạm phát bùng nổ. Thứ tư, bộ máy
    quản lý cồng kềnh và hoạt động kém hiệu quả.
    – Trong bộ máy quản lý, nhiều cấp trung gian vừa kém năng động vừa sinh ra đội ngũ
    quản lý kém năng lực, phong cách cửa quyền, quan liêu nhưng lại được hưởng quyền lợi
    cao hơn người lao động. Hoạt động quản lý kém hiệu quả. Trong thực tế, bộ máy nhà nước
    và doanh nghiệp quốc doanh còn xuất hiện tham ô và lãng phí (tuy phạm vi và mức độ
    khác với ngày nay).5
    1.1.2. Các hình thức của chế độ bao cấp
    a) Bao cấp qua giá:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...