Tiểu Luận Quá trình đổi mới tư duy của đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quan điểm, định hướng xây dựng

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài làm chất lượng cao dài 62 trang
    Định dạng file word kèm slide thuyết trình

    LỜI MỞ ĐẦU

    Đất nước ta đã trải qua gần 40 năm nước nhà được hoàn tất thống nhất. Quá khi hào hùng về lịch sữ đấu tranh, phòng chống, đánh đuổi giặc ngoại xâm là những thời khắc sẽ mãi mãi là một bản hùng ca về sự bất khuất của người Việt. Độc lập không chưa thể là yếu tố để có thể trở thành một quốc gia trọn vẹn, mà còn đó là sự phát triển của kinh tế, của con người trong đất nước đó. Sau khi chiến tranh nước ta đã bị tàn phá giữ dội, tình trạng thiếu lương thực trầm trọng, kinh tế kém phát triển. Đứng trước những thời khắc như thế Đảng ta đã nhận thấy tầm quan trọng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ là quá trình giúp nước ta đi lên đến sự phát triển. Đó là con đường đi đầy nhưng chông gai, với rất nhiều thành tựu nhưng cũng có nhưng sai lầm mà đem lại những bài học kinh nghiệm đầy nước mắt cho các thế hệ sau này. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa chính là chuyển đổi cơ bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý kinh tế, xã hội từ dựa vào lao động thủ công là chính sang dựa vào lao động kết hợp cùng với phương tiện, phương pháp công nghệ, kỹ thuật, tiên tiến hiện đại để tạo ra năng suất lao động cao. Chính với khái niệm về công nghiệp hóa về những tính chất cúa nó và tình hình đất nước ta mà quá trình này sẽ giúp đất nước ta thay đổi được những cái cũ thành những cái mới phù hợp với sự phát triển của thế giới.

    A. ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA TRƯỚC ĐỔI MỚI. ( 1979-1986)
    1. Những bước hình thành đầu tiên về khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong tư duy của Đảng.
    Đường lối công nghiệp hóa hiện đại hóa đã được hình thành từ Đại hội lần thứ III. Cho đến Đại hội lần thứ VI (12-1986) – Đại hội đổi mới, quá trình công nghiệp hóa của nước ta được tiến hành theo kiểu cũ, trên cơ sở đường lối công nghiệp hóa của Đại hội lần thứ III (9-1960), lần thứ IV (12-1976) và lần thứ V (3-1982).
    Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam III diễn ra trong bối cảnh miền Bắc Việt Nam vừa hoàn thành khôi phục kinh tế sau Kháng chiến chống Pháp và Cải cách ruộng đất cùng với Cải tạo công thương nghiệp; trong khi ở miền Nam một phong trào chống chính quyền Ngô Đình Diệm và Mỹ đang diễn ra từ cuối năm 1959 và trở thành Đồng khởi từ đầu năm 1960. Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng khẳng định tất yếu của công nghiệp hóa đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội để đưa nước ta từ một nền sản xuất nhỏ tiến lên sản xuất lớn, thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu. Đại hội đã xác định rõ: “Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta”. Mục tiêu cơ bản của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhằm xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, xây dựng nền kinh tế miền Bắc với công nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến. Để chỉ đạo, hội nghị trung ương lần thứ bảy khóa III đã nêu phương hường là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với nông nghiệp, ra sức phát triển công nghiệp nhẹ với ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
    Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam IV diễn ra trong bối cảnh cuộc Kháng chiến chống Mỹ đã đạt được thắng lợi. Hai miền Nam Bắc thống nhất sau hơn 20 năm chia cắt từ Hiệp định Geneve 1954 bằng việc hiệp thương của hai nhà nước tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam từ sau 30 tháng 4 năm 1975 là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền nam Việt Nam. Trên cơ sở phân tích một cách toàn diện đặc điểm, tình hình trong nước và quốc tế, Đại hội toàn quốc lần thứ IV của Đảng đề ra đường lối công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, ưu tiên phát triễn công nghiệp nặng trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kêt hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp để tạo thành cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp và xây dựng nền kinh tế trung ương kết hợp kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất.
    Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam V diễn ra trong bối cảnh kinh tế đất nước sau 5 năm Kháng chiến chống Mỹ đang gặp phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng. Bên cạnh đó Việt Nam phải đóng quân ở Campuchia sau Chiến tranh biên giới Tây Nam từ năm 1979 và quan hệ Việt Nam – Trung Quốc bị đổ vỡ sau Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979. Trung Quốc tiến hành hoạt động phá hoại biên giới trên bộ và trên biển thường xuyên. Từ thực tiễn chỉ đạo công nghiệp hóa khóa IV, Đảng rút ra kết luận: Từ một nền sản xuất nhỏ đi lên, điều quan trọng là phải xác định đúng bước đi của công nghiệp hóa sao cho phù hợp với mục tiêu và khả năng của mỗi chặng đường. Nên Đại hội V đã xác định trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ nước ta phải tập trung phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, việc xây dựng và phát triển công nghiệp nặng cần làm có mức độ và vừa sức nhằm phục vụ có hiệu quả cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Đây là nội dung chính của công nghiệp hóa trong chặng đường trước mắt.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...