Thạc Sĩ Quá trình đô thị hóa quận 2 - TP. Hồ Chí Minh và những tác động đối với kinh tế - xã hội

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Lí do chọn đề tài
    Tp. Hồ Chí Minh là thành phố năng động nhất cả nước, với nhiều chuyển biến tích
    cực trong quá trình Phát triển kinh tế – xã hội. Tốc độ Phát triển kinh tế nhanh chóng của
    thành phố đã đẩy mạnh quá trình đô thị hóa.
    Đặc biệt, quá trình đô thị hóa vùng ven Tp. Hồ Chí Minh đang diễn ra rất sôi động.
    Quận 2 là quận vùng ven đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ. Điều này được biểu hiện
    qua sự gia tăng dân số, tăng tỉ lệ dân đô thị và thay đổi lớn số lượng dân cư. Trong đó, đặc
    biệt là sự gia tăng nhanh chóng lượng dân nhập cư cũng như các công trình công cộng. Bên
    cạnh đó, Quận 2 có nhiều công trình, dự án đang được tiến hành, trong đó nổi bật là dự án
    cầu Thủ Thiêm, nối Quận 2 với các quận nội thành làm cho tốc độ đô thị hóa ở Quận 2
    ngày càng nhanh hơn.
    Quá trình đô thị hóa ở Quận 2 đã và đang tạo nên những chuyển biến tích cực đối với
    sự Phát triển kinh tếXã hội của Quận, như sự tăng trưởng nhanh chóng nền kinh tế, góp
    phần nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư. Song quá trình này cũng có nhiều tác động
    tiêu cực như sự phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng, suy thoái nhanh chóng môi trường
    sống . Điều này chứng tỏ quá trình đô thị hóa mà Quận 2 đang thực hiện chưa được chặt
    chẽ, chi tiết và chưa tương xứng với tiềm năng Phát triển của quận.
    Do đó,tác giả chọn đề tài: “Quá trình đô thị hóa Quận 2 – Tp. Hồ Chí Minh
    những tác động đối với kinh tế – xã hội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp với mục đích phân
    tích những tác động của quá trình đô thị hóa và đưa ra những giải pháp thúc đẩy sự phát
    triển kinh tế – xã hội, đô thị của Quận 2.
    2. Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu
    Tổng quan về cơ sở lí luận quá trình đô thị hóa và tình hình kinh tếXã hội Quận 2.
    Phân tích tác động của quá trình đô thị hóa đối với kinh tếXã hội Quận 2.
    Định hướng và giải pháp thúc đẩy quá trình đô thị hóa của Quận 2 nhằm hạn chế
    những tác động tiêu cực đến quá trình Phát triển kinh tế – xã hội.
    2.2. Nhiệm vụ
    Thu thập cơ sở lí luận liên quan đến đô thị và đô thị hóa.
    Tìm hiểu quá trình đô thị hóa và quá trình Phát triển kinh tếXã hội Quận 2. Tìm hiểu các giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa đối
    với sự Phát triển kinh tế – xã hội, môi trường Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh.
    2.3. Phạm vi nghiên cứu
     Nội dung nghiên cứu: đô thị hóa Quận 2 và những tác động đối với kinh tế – xã
    hội.
     Về không gian:
    Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đối với kinh tếXã hội Quận 2 nói
    chung và các phường trong Quận 2 nói riêng.
     Về thời gian:
    Phân tích tác động của đô thị hóa đến kinh tếXã hội Quận 2 từ khi mới thành lập
    đến nay, chú ý đến các khoảng thời gian đặc biệt như năm 1997, năm 2000, năm 2005 và
    năm 2007. Đây là những năm có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình đô thị hóa Quận 2. Năm
    1997, Quận 2 chính thức được thành lập trên cơ sở tách ra từ Huyện Thủ Đức. Năm 2000 và
    2005 là khoảng thời gian đủ để đánh giá quá trình thực hiện các kế hoạch, chủ trương, chính
    sách, trong đó có vấn đề đô thị hóa. Năm 2007 là khoảng thời gian 10 năm từ khi thành lập,
    cột mốc đánh giá tác động đô thị hóa đối với kinh tế – xã hội, môi trường Quận 2.
    3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Có nhiều công trình nghiên cứu về đô thị, đô thị hóa trên thế giới, Việt Nam và Tp.
    Hồ Chí Minh. Một số đề tài tiêu biểu như: “Đô thị Việt Nam” của Đàm Trung Phường; “Đô
    thị học” của GS.TSKH. Nguyễn Thế Bá; “Quản lí đô thị” của TS. Nguyễn Ngọc Châu;
    “Quản lí đô thị” của Phạm Trọng Mạnh; “Kinh tế đô thị và vùng” của Trần Văn Tấn; “Phân
    tích dưới góc độ địa lí kinh tếXã hội sự chuyển hóa nông thôn thành đô thị ở Hà Nội
    trong quá trình đô thị hóa” của TS. Đỗ Thị Minh Đức
    Các đề tài nghiên cứu về chất lượng cuộc sống người dân trong quá trình đô thị hóa,
    có thể kể đến những nghiên cứu như: “Nghiên cứu đo đạc một số chỉ tiêu chất lượng cuộc
    sống năm 2002 của Tp. Hồ Chí Minh” của TS. Hồ Thiệu Hùng; “Cộng đồng dân cư ngoại
    thành Tp. Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa” của TS. Văn Thị Ngọc Lan; “Nghiên cứu
    hiện trạng sử dụng đất Nông nghiệp tại 5 Quận mới, các vấn đề đang đặt ra, các chính sách
    và biện pháp quản lí, sử dụng đất phù hợp với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa theo
    mục tiêu qui hoạch” của KS. Nguyễn Thị Tuất Đây là những nguồn tư liệu quí giá về quá
    trình đô thị hóa giúp tác giả tham khảo, nghiên cứu đô thị một cách sâu sắc hơn.
    Riêng với vấn đề đô thị hóa tại Quận 2 và tác động đối với kinh tếXã hội thì có đề
    tài luận văn “Tác động của đô thị hóa đến Quận 2” của Th.s Nguyễn Thị Hồng Trang, được nghiên cứu dưới góc độ lịch sử, chủ yếu tìm hiểu về Lịch sử Phát triển và tác động của đô thị
    hóa đối với sự Phát triển kinh tế Quận 2. Vì thế, tác giả đã chọn đề tài: “Quá trình đô thị hóa
    Quận 2 – Tp. Hồ Chí Minh và những tác động đối với kinh tế – xã hội”, nghiên cứu dưới
    góc độ kinh tếXã hội trong thời kì đô thị hóa làm luận văn tốt nghiệp.
    4. Hệ quan điểm nghiên cứu
    4.1. Quan điểm hệ thống
    Đô thị hóa là một phạm trù kinh tế xã hội, là quá trình chuyển hóa và vận động phức
    tạp mang tính qui luật. Đô thị hóa diễn ra trong mối Quan hệ chặt chẽ với sự Phát triển của
    cách mạng khoa học kĩ thuật, làm thay đổi mạnh mẽ sự phân bố lực lượng sản xuất và phân
    bố dân cư, thay đổi cơ cấu nghề nghiệp, văn hóa, xã hội, kết cấu giới tính lứa tuổi của dân
    cư và môi trường sống. Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến kinh tếXã hội
    cần được xem xét trên quan điểm hệ thống thuộc hệ thống kinh tếXã hội hoàn chỉnh, luôn
    vận động và Phát triển không ngừng.
    4.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
    Quận 2 là một bộ phận lãnh thổ của Tp. Hồ Chí Minh, với sự tương đồng và khác
    biệt với các lãnh thổ và các quận khác. Vì thế, quá trình đô thị hóa của Quận 2 có những nét
    tương đồng với quá trình đô thị hóa của Tp. Hồ Chí Minh. Nhưng bên cạnh đó cũng có
    những nét khác biệt. Vì vậy, nghiên cứu quá trình đô thị hóa Quận 2 phải chú ý đến quan
    điểm lãnh thổ.
    4.3. Quan điểm Lịch sử – viễn cảnh
    Quá trình Phát triển của đô thị trong quá khứ ảnh hưởng rất lớn đến sự Phát triển kinh
    tế – Xã hội hiện tại và tương lai. Do đó, cần phải nghiên cứu tác động của quá trình đô thị
    hóa đến Quận 2 trong mối liên hệ với quá khứ, hiện tại và tương lai. Từ đó thấy rõ bản chất
    của vấn đề đô thị hóa theo thời gian, đảm bảo được tính logic, khoa học và chính xác khi
    nghiên cứu.
    4.4. Quan điểm sinh thái và Phát triển bền vững
    Quá trình Phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa có những tác động tích cực và tiêu
    cực đến môi trường tự nhiên. Để Phát triển đô thị, kinh tếXã hội bền vững phải chú ý sử
    dụng hợp lí, bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời phải chống ô nhiễm môi
    trường, kết hợp hài hoà giữa Phát triển kinh tế với công bằng Xã hội nhằm nâng cao chất
    lượng cuộc sống người dân. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là việc làm rất cần thiết. Do vậy, nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa phải dựa trên quan điểm sinh thái và Phát triển
    bền vững.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    5.1. Phương pháp thống kê
    Đây là phương pháp rất quan trọng vì trên cơ sở các tài liệu thống kê kinh tế – xã hội,
    môi trường, tác giả có được những số liệu, dữ liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu, từ đó
    rút ra được những tác động của quá trình đô thị hóa đến kinh tế – xã hội, môi trường Quận
    2.
    5.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp
    Trên cơ sở phân tích, tổng hợp tài liệu, số liệu thống kê, tác giả rút ra những kết luận
    về quá trình đô thị hóa Quận 2 và những tác động của quá trình đô thị hóa đến kinh tế – xã
    hội.
    5.3. Phương pháp bản đồ – biểu đồ
    Bản đồ – biểu đồ là phương pháp đặc trưng của khoa học Địa lí. Việc sử dụng
    phương pháp này cho phép thể hiện mối Quan hệ tổng hợp, sự phân bố không gian các khu
    vực đô thị. Đồng thời, phương pháp này giúp cho việc đánh giá các tác động được toàn diện
    hơn. Các bản đồ trong đề tài được thiết kế bằng phần mềm Mapinfo 7.0 và được sửa chữa
    bằng phần mềm PhotoFiltre, dựa trên cơ sở các dữ liệu đã thu thập và xử lí.
    Ngoài ra, hệ thống bảng số liệu và biểu đồ còn thể hiện sự Phát triển của các hiện
    tượng, đối tượng và các mối Quan hệ Địa lí trong không gian.
    5.4. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa kết hợp phương pháp điều tra Xã hội
    học
    Phương pháp thực địa là phương pháp cần thiết trong quá trình nghiên cứu các vấn
    đề địa lí kinh tế – xã hội. Do đó, trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phương
    pháp nghiên cứu thực địa để kiểm chứng các nguồn tài liệu cũng như so sánh với các số liệu
    thống kê để có cái nhìn toàn diện hơn về những tác động của quá trình đô thị hóa đến kinh
    tế – xã hội. Bên cạnh đó, phương pháp nghiên cứu thực địa còn giúp tác giả hiểu rõ hơn về
    quá trình đô thị hóa và những tác động đến kinh tếXã hội Quận 2.
    6. Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm ba chương chính:
    Chương 1: Cơ sở lí luận về đô thị hóa Chương 2: Quá trình đô thị hóa Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh và những tác động đến
    kinh tế – xã hội.
    Chương 3: Định hướng Phát triển đô thị, đô thị hóa ở Quận 2 và các giải pháp.
     
Đang tải...