Luận Văn Quá trình đô thị hóa ở thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) giai đoạn 1986 - 2005

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Quá trình đô thị hóa ở thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) giai đoạn 1986 - 2005

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    MỞ ĐẦU



    Trong những năm gần đây, Việt Nam có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, đạt được những thành tựu to lớn về mọi mặt. Kèm theo đó là quá trình đô thị hóa, một hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp, chuyển biến các xã hội nông nghiệp – nông dân – nông thôn sang các xã hội đô thị - công nghiệp – thị dân. Ở Việt Nam, do sự phát triển chậm chạp của công nghiệp và thương nghiệp trong lịch sử nên hầu hết các đô thị mang chức năng tổng hợp, vừa là trung tâm chính trị, vừa là trung tâm kinh tế, đồng thời giữ vai trò trung tâm văn hóa. Hiện nay, quá trình đô thị hóa gắn liền với sự phát triển của công nghiệp hóa, mà biểu hiện của nó là sự hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu kinh tế mở có quy mô, chất lượng phát triển khác nhau.
    Cùng với sự phát triển của thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu, Đồng Nai có vị trí chiến lược hết sức quan trọng, là một đỉnh trong tam giác tăng trưởng kinh tế trọng điểm phía nam của cả nước; tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố (Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Lâm Đồng, Bình Thuận, TP. Hồ Chí Minh). Hòa cùng công cuộc đổi mới của đất nước từ năm 1986, Đồng Nai đang tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường hiện đại hóa nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Nhiều đô thị đã và đang giữ vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của tỉnh như Biên Hòa, Long Khánh, Xuân Lộc, Long Thành, Nhơn Trạch. Trong đó, Biên Hòa đã được nhà nước công nhận là đô thị loại II, trở thành đô thị đối trọng với thành phố Hồ Chí Minh, nằm trong kế hoạch phát triển kinh tế đô thị phía Nam của cả nước. Tại Biên Hòa, nhiều khu công nghiệp khác nhau với quy mô lớn, nhỏ đã được xây dựng, hoạt động có công suất cao. Giữ vai trò quan trọng, thành phố Biên Hòa nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, thu hút được nhiều dự án đầu tư từ trong và ngoài nước, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật tương đối phát triển.
    Song song với những thuận lợi có được từ vị trí và tiềm năng phát triển, quá trình đô thị hóa diễn ra ở Biên Hòa còn gặp nhiều khó khăn: bất cập trong quản lí, tính không đồng bộ trong quy hoạch, những hệ lụy mà đô thị hóa đem lại như môi




    trường tự nhiên bị thoái hóa, môi trường văn hóa bị ảnh hưởng và các vấn đề xã hội

    khác.

    Để thực hiện quá trình đô thị hóa thành phố Biên Hòa theo đúng tinh thần quy hoạch và tránh những hạn chế, sai lầm có thể mắc phải, cần có cái nhìn cụ thể và khái quát, xem xét quá trình đô thị hóa ấy diễn ra như thế nào, những nhân tố khách quan và chủ quan tác động, chi phối. Trên cơ sở đó có những bài học kinh nghiệm phục vụ cho sự nghiệp chung công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh và cả nước, đặc biệt trong giai đoạn mở cửa, hội nhập với quốc tế. Điều này có ý nghĩa thời sự, mang tính thực tiễn cao; đồng thời khắc họa sâu thêm kiến thức khoa học đối với người viết, đảm bảo tính toàn diện trong nghiên cứu lịch sử không chỉ dừng lại ở lịch sử quân sự - chính trị mà còn là tất cả những gì xảy ra liên quan đến con người và xã hội loài người.
    Là một người dân của tỉnh Đồng Nai, một giáo viên giảng dạy ở trường trung học phổ thông, tìm hiểu về quá trình đô thị hóa ở thành phố Biên Hòa cũng chính là tìm hiểu về lịch sử phát triển của vùng đất này trong quá trình hơn 20 năm kể từ ngày đổi mới. Đó sẽ là những nội dung được truyền đến học sinh trong các giờ dạy lịch sử địa phương, giáo dục cho các em lòng tự hào và tinh thần trách nhiệm đối với địa phương.
    Xuất phát từ những lí do nêu trên, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài

    “Quá trình đô thị hóa ở thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) giai đoạn 1986 -

    2005” làm luận văn cuối khóa học.

    II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

    Mục đích của việc nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu sự chuyển biến trên tất cả lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa ở thành phố Biên Hòa trong quá trình đô thị hóa từ năm
    1986 đến năm 2005. Nghiên cứu còn làm rõ những tác động của quá trình đô thị hóa đối với sự phát triển chung của thành phố, rút ra một số đặc điểm và bài học kinh nghiệm trong quá trình đô thị hóa; từ đó đề ra một số định hướng để làm nền tảng cho sự phát triển bền vững trong tương lai.




    III. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

    Đô thị hóa là vấn đề đã được nghiên cứu từ lâu trên thế giới và trải qua 3 giai đoạn phát triển: giai đoạn tiền công nghiệp, giai đoạn công nghiệp hình thành và phát triển, giai đoạn hậu công nghiệp. Ở Việt Nam, các đô thị cũng được hình thành sớm. Cuốn “Đô thị cổ Việt Nam” của Viện sử học, Hà Nội, 1989 đã miêu tả, giới thiệu 13 đô thị cổ ra đời và phát triển trong khoảng thời gian từ thế kỉ III đến thế kỉ XIX. Trong đó có những đô thị đã bị mai một hoàn toàn nhưng cũng có những đô thị tồn tại và liên tục phát triển cho đến hôm nay, trở thành đô thị hiện đại, tiêu biểu như Thăng Long – Hà Nội. Tuy nhiên vấn đề quy hoạch đô thị chưa thấy được đề cập đến.
    Năm 1995, ấn phẩm “ Đô thị Việt Nam” gồm hai tập của tác giả Đàm Trung Phường ra đời đánh dấu bước phát triển trong việc nghiên cứu đô thị hóa. Theo giáo sư “cho đến giữa thập niên 90 vẫn chưa có ai viết sách và tiếp cận một cách có hệ thống, toàn diện về vấn đề quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam” [48, tr.56].
    Tác phẩm nghiên cứu của giáo sư đã đánh giá thực trạng mạng lưới đô thị Việt Nam hiện nay, nghiên cứu – định hướng phát triển đô thị trong bối cảnh đô thị hóa thế giới và bước đầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Đồng thời tác giả còn trình bày mở rộng những khái niệm về đô thị học trong mối quan hệ với những tiến bộ của khoa học mới, đem đến những thông tin có tính chất tham khảo về vấn đề đô thị. Có thể xem đây là công trình quan trọng để tiếp cận các vấn đề lí luận về đô thị nói chung cũng như về đô thị hóa nói riêng. Tuy nhiên, “Đô thị Việt Nam” có hạn chế là chưa đi sâu vào từng đô thị.
    Cuốn sách khác có nội dung liên quan là “Đô thị hóa tại Việt Nam và Đông Nam Á” của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á do Nxb thành phố Hồ Chí Minh ấn hành vào năm 1996. Cuốn sách đã đề cập một cách cụ thể nhiều khía cạnh khác nhau của hiện tượng đô thị hóa trong bối cảnh lịch sử ngày nay. Chương một đề cập đến xu thế đô thị hóa của một số thành phố tại Việt Nam và Đông Nam Á, trong đó nhấn mạnh đến thành phố Hồ Chí Minh, nơi có tốc độ đô thị hóa cao nhất của cả nước. Chương hai nêu lên những vấn đề đặt ra từ quá trình đô thị hóa như nhu cầu
     
Đang tải...