Tài liệu Quá trình của một vụ kiện bán phá giá

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I
    TỔNG QUAN VỀ BÁN PHÁ GIÁ VÀ THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ


    1. Bán phá giá là gì
    Điều 3.1 của pháp lệnh về chống bán phá giá hàng hoá xuất khẩu vào Việt Nam (sau gọi tắt là Pháp lệnh) định nghĩa “hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc vùng lónh thổ bị coi là bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam nếu hàng hoá đó được bán thấp hơn với giá thông thường .”.
    Điều 2.1, hiệp định chống bán phá giá của WTO quy định “một sản phẩm bị coi là bán phá giá (tức là được đưa vào lưu thông thương mại của một nước khác với giá thấp hơn trị giá thông thường của sản phẩm đó) nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm từ một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo điều kiện thương mại thông thường.”
    Các định nghĩa đều hàm chứa nội dung rằng hiện tượng “bán phá giá” xảy ra khi hàng hoá xuất khẩu bán sang một nước khác với giá bán thấp hơn tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu. Hay nói cách khác, các định nghĩa chỉ ra cách nhận diện hiện tượng bán phá giá – so sánh giá xuất khẩu với một mức giá được chọn làm giá “chuẩn”.
    2. Các trường hợp bán phá giá
    Căn cứ vào loại giá được đem ra so sánh, ta cú các trường hợp bán phá giá sau:
    - Giá xuất khẩu thấp hơn giá hàng hoá tương tự ở thị trường nội địa
    - Giá xuất khẩu thấp hơn chi phí sản xuất
    - Giá xuất khẩu sang nước tiến hành điều tra chống bán phá giá thấp hơn giá xuất khẩu hàng hoá đó sang một nước khác
    - Trong trường hợp hàng nhập khẩu từ một nước có nền kinh tế phi thị trường thì nước nhập khẩu cói thể lấy giá của một nước thứ ba để so sánh khi xác định xem có bán phá giá hay không.
    Tuỳ tính chất của hàng hoá cũng như tính chất thị trường nước xuất khẩu, người ta sẽ chọn ra một căn cứ giá phù hợp nhất để so sánh.
    3. Những biến tướng của bán phá giá
    Thực tế cho thấy, nhiều công ty có những hành vi biểu hiện bề ngoài không theo đúng như công thức so sánh giá nhưng có thể dẫn đến những hậu quả tương tự. Những hành vi đó chính là những biến tướng của bán phá giá. Các loại biến tướng của phá giá được phân chia chi tiết hơn, bao gồm:
    - Phá giá ẩn: được định nghió trong bản phụ lục của điều VI của Hiệp định GATT, là nhà nhập khẩu bán hàng với giá thấp hơn giá ghi trên hoá đơn của nhà xuất khẩu có mối liên kết với nhà nhập khẩu, đồng thời giá cũng thấp hơn giá ở nước xuất khẩu. Loại phá giá này là phá giá thông qua chuyển giá.
    - Phá giá gián tiếp là việc nhập khẩu thông qua một nước thứ ba mà tại đó sản phẩm khụng bị coi là bán phá giá.
    - Phá giá thứ cấp là việc xuất khẩu sản phẩm có chứa đựng các bộ phận được nhập khẩu với giá thường được xem là phá giá.
    Nước nhập khẩu cần phải để ý cảnh giác trước những biến tướng của việc bán phá giá nhằm ngăn chặn kịp thời, tránh thiệt hại cho thị trường nội địa cũng như lợi ích toàn xó hội.
    4. Tác động của hành vi bán phá giá
    Bán phá giá dù trực tiếp hay gián tiếp cũng đều gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước. Tổn thất này rất lớn xét trên cả góc độ vĩ mô và vi mụ:
    - Trên góc độ vĩ mô: một ngành sản xuất bị đe doạ sẽ kéo theo việc phá sản của nhiều doanh nghiệp thuộc ngành đó, đồng thời dẫn đến tình trạng mất việc làm của nhân viờn và gây ra các tác động dây chuyền tới những ngành kinh doanh khác.
    - Trờn góc độ vi mô: khi đối mặt với hiện tượng bán phá giá, doanh nghiệp sẽ bị mất thị trường và mất lợi nhuận. Đây thực sự là mối lo ngại không chỉ của các nước phát triển mà của cả các nước đang phát triển, vì lợi thế so sánh của các nước luôn thay đổi và cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn trên thị trường quốc tế. Chính vì lẽ đó, các doanh nghiệp sản xuất nội địa đều muốn chính phủ bảo vệ họ trước hiện tượng bán phá giá.
    Nhìn chung, các chuyên gia kinh tế đều nhìn nhận rằng bán phá giá là hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong quan hệ kinh doanh quốc tế. Mặc dù người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi vì được mua hàng hoá với mức giá rẻ hơn mức giá thông thường nhưng bán phá giá có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hoá tượng tự của nước nhập khẩu. Chớnh vì vậy, hầu hết các quốc gia trờn thế giới đều tìm mọi cách, mà trước tiên là bằng việc thoả thuận thông qua các điều ước quốc tế và xây dựng pháp luật quốc gia, để chống lại hành vi bán phá giá, nhằm bảo vệ thị trường và nền sản xuất trong nước của mình.
    5. Khái niệm và vai trũ của thuế chống bán phá giá
    5.1. Khái niệm
    Theo điều 2 của pháp lệnh chống bán phá giá của Việt Nam, “thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hoá bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.”
    Như vậy, thuế chống bán phá giá là một sắc thuế mà nước nhập khẩu đánh vào một mặt hàng nhập khẩu được bán phá giá với mục đích ngăn cản sự tiếp diễn của việc bán phá giá đó để tránh gây thiệt hại cho ngành sản xuất mặt hàng tương tự ở trong nước.
    5.2. Vai trũ của thuế chống bán phá giá
    Vai trũ đầu tiên dễ nhận thấy nhất của thuế chống bán phá giá là tác động bảo hộ đối với các nhà sản xuất sản phẩm tương tự trong nước. Hàng hoá nhập khẩu bị áp thêm thuế chống bán phá giá sẽ làm giá thành tăng lên, nhu cầu tiêu thụ hàng nhập khẩu giảm và tăng sản xuất trong nước. Các nhà sản xuất trong nước được hưởng lợi, nhà nước cũng được hưởng lợi từ khoản thuế chống bán phá giá mà nhà xuất khẩu phải nộp.
    Tuy nhiên cùng với việc các nhà sản xuất đượclợi thì người tiêu dùng lại bị thiệt hại (do giá thành tăng lờn khiến giá trị thặng dư của người tiêu dùng bị giảm xuống). Khụng những thế, thuế chống bán phá giá làm giảm sức cạnh tranh trong dài hạn của các nhà sản xuất trong nước. Trong khi các nhà xuất khẩu cố gắng tìm mọi cách giảm chi phớ để tránh bị áp thuế thì các nhà sản xuất trong nước do sự bảo hộ cao hơn, ít áp lực hơn nên rất dễ bị mất lợi thế cạnh tranh trong dài hạn, khi sự bảo hộ mất đi.
    Ngoài ra, áp dụng thuế chống bán phá giá cũn gây thiệt hại đối với những ngành sản xuất sử dụng sản phẩm liên quan làm nguyên liệu để sản xuất hàng hoá khác. Giá nguyên liệu tăng đồng nghĩa với việc sức cạnh tranh của doanh nghiệp bị giảm xuống.
    Xét một cách tổng thể, lợi ích của các nhà sản xuất sản phẩm tương tự trong nước và lợi ích mà Nhà nước có được thường sẽ không đủ bù đắp cho những thiệt hại của người tiêu dùng cũng như của các ngành sản xuất khác đó được đề cập ở trên dẫn tới sự thiệt hại chung đối với toàn xó hội. Tuy nhiờn, nếu thiệt hại đó nhá hơn thiệt hại ngành sản xuất trong nước phải gánh chịu khi hiện tượng phá giá xảy ra thì việc áp dụng thuế chống phá giá vẫn là cần thiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...