Thạc Sĩ Quá trình cổ phần hoá ở việt nam - cơ sở lý luận và giải pháp hoàn thiện

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ

    I- KHÁI NIỆM VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
    1. Định nghĩa : là loại công ty được thành lập do nhiều người bỏ vốn ra (cổ đông). Tiền vốn được chia thành các cổ phần bằng nhau, người hùn vốn với tư cách là các cổ đông sẽ mua một số cổ phần đó.
    Theo luật công ty ở nước ta, công ty cổ phần là công ty trong đó :
    - Số thành viên gọi là cổ đông mà công ty phải có trong suốt thời gian hoạt động ít nhất là bảy.
    - Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu. Mỗi cổ đông có thể mua một hoặc nhiều cổ phiếu.
    - Cổ phiếu được phát hành có thể có ghi tên hoặc không ghi tên. Cổ phiếu của sáng lập viên, của thành viên hội đồng quản trị phải là những cổ phiếu có ghi tên.
    - Cổ phiếu không ghi tên được tự do chuyển nhượng. Cổ phiếu có ghi tên chỉ được chuyển nhượng nếu được sự đồng ý của hội đồng quản trị.
    Công ty cổ phần được tự do đặt tên. Trên bảng hiệu, hoá đơn, quảng cáo, báo cáo, tài liệu, giấy tờ giao dịch khác của công ty đều phải ghi tên công ty kèm theo các chữ "công ty cổ phần" và vốn điều lệ.

    I- KHÁI NIỆM VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
    1. Định nghĩa : là loại công ty được thành lập do nhiều người bỏ vốn ra (cổ đông). Tiền vốn được chia thành các cổ phần bằng nhau, người hùn vốn với tư cách là các cổ đông sẽ mua một số cổ phần đó.
    Trong trường hợp công ty bị phá sản thì họ cũng chỉ mất số tiền đã đầu tư vào công ty mà thôi, không chịu trách nhiệm vô hạn như hình thức kinh doanh một chủ hoặc chung vốn. Nhờ đặc điểm này, các công ty cổ phần dám mạo hiểm đầu tư vào các dự án kinh doanh lớn hơn các loại hình công cộng khác Bằng cách bán các cổ phiếu, trái phiếu cho những người có vốn muốn đầu tư để gia tăng thu nhập, nó đã làm những người này không phải e ngại những hậu quả tài chính có thể xảy ra đối với toàn bộ tài sản của họ.
    Như vậy, nhờ đặc điểm của hình thái công ty cổ phần - mọi cổ đông bây giờ chỉ có trách nhiệm pháp lý hữu hạn và công ty là một hình thức pháp lý đầy đủ, thuận lợi để kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận, - đã cho phép khắc phục được phần lớn các trở ngại đặt ra của hình thái kinh doanh chung vốn. Nó bổ sung cho doanh nghiệp một hình thái pháp lý gần như hoàn hảo để huy động những lực lượng vốn lớn trong xã hội. Mệnh giá cổ phiếu của các công ty thường định giá rất thấp để có khả năng khai thác được ngay cả những số tiền tiết kiệm nhỏ nhất trong công chúng.

    + Xét về mặt huy động vốn
    , Công ty cổ phần đã giải quyết hết sức thành công. Bởi vì những số tiền nhỏ dành dụm của nhiều gia đình nều để riêng không đủ để lập doanh nghiệp nhỏ, và do đó không thể đem ra kinh doanh được. Sự có mặt của các công ty cổ phần đã tạo điều kiện cho họ có cơ hội để đầu tư một cách có lợi và an toàn trong khoản vốn nhỏ nhưng gộp lại sẽ trở thành rất lớn. Các khoản tiền nhỏ trên có thể được gửi ở ngân hàng hay mua trái phiếu . Song hình thức cổ phần có sức hấp dẫn riêng mà các hình thức khác không thể thay thế được. Thứ nhất, việc mua cổ phiếu không những đem lại cho cổ đông lợi tức cổ phần (bằng hoặc cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng) mà còn hứa hẹn mang đến cho cổ đông một khoản thu nhập"ngầm"nhờ việc gia tăng giá trị giá cổ phiếu khi công ty làm ăn có hiệu quả. Thứ hai, các cổ đông có quyền được tham gia quản lý theo điều lệ của công ty và được pháp luật bảo đảm, điều đó làm cho quyền sở hữu của cổ đông trở nên cụ thể và có sức hấp dẫn hơn. Thứ ba, cổ đông có quyền được ưu đãi trong việc mua những cổ phiếu mới phát hành của công ty trước khi được đem bán rộng rãi cho công chúng.

    + Hình thái công ty cổ phần đã thực hiện được việc tách quan hệ sở hữu khỏi quá trình kinh doanh, tách quyền sở hữu với quyền quản lý và sử dụng, tạo nên một hình thái xã hội hoá sở hữu của đông đảo công chúng ở một bên, còn bên kia là tầng lớp các nhà quản trị kinh doanh chuyên nghiệp sử dụng tư bản xã hội cho các công cuộc kinh doanh quy mô lớn.
    Những người đóng vai trò sở hữu trong công ty cổ phần không trực tiếp đứng ra kinh doanh mà uỷ thác chức năng đó cho bộ máy quản lý của công ty. Bản thân công ty được pháp luật thừa nhận như một pháp nhân độc lập tách rời với các cá nhân góp vốn và kiểm soát nó. Nhờ đó, công ty cổ phần tiến hành tất cả các hoạt động kinh doanh dưới danh nghĩa của chính mình và nhận trách nhiệm đến cùng với các cam kết tài chính của công ty.

    Luật công ty của nhiều nước đều nêu ra hai tổ chức chính đại diện cho quyền sở hữu của các cổ đông trong công ty. Đại hội cổ đông và Hội đồng quản trị. Quyền sở hữu tối cao đối với công ty thuộc Đại hội cổ đông. Đại hội cổ đông thường được tổ chức mỗi năm một lần để lựa chọn và bãi miễn Hội đồng quản trị, quyết định sửa đổi điều lệ công ty, phân chia lợi nhuận cổ phần, phát hành thêm cổ phiếu hoặc hợp nhất vào các công ty khác . Hội đồng quản trị được bầu ra có trách nhiệm bảo toàn và phát triển giá trị các khoản vốn đầu tư của cổ đông. Chức năng chủ yếu của nó là đưa ra những chỉ dẫn mang tính chiến lược bao gồm những kế hoạch tài chính và những quyết định đầu tư lớn. Toàn bộ hoạt động quản lý kinh doanh thuộc về Ban giám đốc điều hành. Bên cạnh đó, Đại hội cổ đông cũng bầu ra Ban kiểm soát thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động của công ty để bảo vệ lợi ích cho những người góp vốn.

    + Các cổ phiếu và trái phiếu thông thường của công ty cổ phần có thể được quyền chuyển nhượng dễ dàng trên thị trường chứng khoán. Các cổ đông có thể rút lại vốn của mình để đầu tư vào một công cuộc kinh doanh khác bằng cách bán các cổ phiếu, trái phiếu và mua các cổ phiếu, trái phiếu ở những công ty mà mình muốn. Mặt khác, các cổ phiếu, trái phiếu của một công ty cổ phần chỉ được thanh lý khi công ty phá sản, vì thế cho dù có bao nhiêu cổ đông bán cổ phiếu và cổ phiếu được chuyển chủ bao nhiêu lần do bán hoặc do thừa kế, doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động một cách bình thường mà không bị ảnh hưởng. Có thể nói, công ty cổ phần và thị trường chứng khoán vừa duy trì được sự ổn định của doanh nghiệp, đồng thời vừa tạo nên sự di chuyền linh hoạt của các luồng vốn xã hội.

    Nhờ sự phát triển và hoàn thiện của thị trường chứng khoán, khả năng huy động vốn đầu tư được mở ra hết sức rộng rãi, nó cung cấp cho những cơ hội đầu tư đa dạng, đơn giản, dễ dàng và thuận tiện cho đông đảo công chúng. Mặt khác, nó không chỉ là nơi cung cấp vốn mà còn là nơi xếp đặt và phân phối lại các cơ hội đầu tư theo các nhu cầu đầu tư đa dạng của công ty và công chúng. Ở đây, vai trò của các chủ ngân hàng và những người buôn bán cổ phiếu hết sức quan trọng. Họ góp phần chuyển đổi các khoản đầu tư thông qua mua bán cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu v.v . trên thị trường cho mọi người và khuyến khích các công ty mới ra đời huy động vốn và đứng vững được trong kinh doanh. Khi một công ty mới thành lập, còn chưa đứng vững trên thương trường đó là lúc nó cần có những nhà đầu tư táo bạo, dám chấp nhận mạo hiểm để có lợi nhuận cao. Khi công ty đã ổn định vững chắc, các nhà đầu tư thận trọng mới vào cuộc. Giá cổ phiếu đã tăng lên, nhưng bù lại có độ an toàn cao. Các nhà đầu tư táo bạo đã có thể bán lại cổ phiếu, thu được khoản lợi nhuận vốn là mục tiêu cho mạo hiểm của họ để tiếp tục theo đuổi một cuộc đầu tư táo bạo khác. Nền kinh tế cần phải có các nhà đầu tư táo bạo và có sự chuyển đổi giữa các loại nhà đầu tư để thúc đẩy quá trình hình thành các doanh nghiệp mới hay các dự án đầu tư mới. Những hoạt động "đầu cơ" kiểu như thế có một vai trò quan trọng và được khuyến khích ở các nước.

    Là nơi cung cấp vốn, nơi hội tụ các cơ hội và nhu cầu đầu tư, thị trường chứng khoán phản ứng rất nhạy bén với những thay đổi, giao động của nền kinh tế. Chính vì vậy, sau này, Nhà nước với tư cách là một "tư bản tài chính" lớn nhất đã coi thị trường chứng khoán như công cụ để điều tiết các luồng tài chính và tiền tệ nói chung bằng cách quy định các hoạt động của nó, bơm vào hay hút ra các luồng công trái, trái phiếu chính phủ, qua đó điều chỉnh một phần khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế.

    3. Lịch sử hình thành và phát triển công ty cổ phần
    3.1 Hình thái kinh doanh một chủ
    Hình thái kinh doanh một chủ là các loại hình doanh nghiệp, trong đó sở hữu của người chủ tư nhân được duy trì và phát triển bằng lao động của bản thân hoặc thuê mướn với vốn liếng sẵn có và sự tính toán của anh ta trên cơ sở những đòi hỏi của thị trường. Đây là hình thái phổ biến thống trị trong nền sản xuất hàng hoá nhỏ và trong giai đoạn đầu của CNTB cạnh tranh tự do. Trong hình thái : kinh doanh này bao gồm hai loại hình chủ yếu : Kinh doanh theo phương thức sản xuất hàng hoá nhỏ và kinh doanh theo phương thức sản xuất TBCN. Mục đích phương thức kinh doanh của những người sản xuất hàng hoá là sự duy trì và bảo tồn mối quan hệ của họ đối với tư liệu sản xuất như là người sở hữu. Phương thức kinh doanh này có đặc điểm người sở hữu đồng thời là người lao động và người đó chỉ có thể làm giàu bằng lao động của chính mình. Do vậy, sự phát triển sản xuất có được rất chậm chạp, quy mô mở rộng từ từ tuỳ theo sự phát triển của thị trường địa phương và khu vực. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nền kinh tế hàng hoá, lưu thông tiền tệ cũng ngày càng phát triển cho phép đẩy nhanh và mở rộng quá trình trao đổi, thanh toán cũng như tích trữ tiền tệ, và điều đó, góp phần làm thay đổi dần dần bản chất của phương thức kinh doanh này. Quá trình xã hội hoá sở hữu tư nhân nhờ hai tác nhân chủ yếu là trao đổi và tín dụng thì về mặt lịch sử trong quá trình chuyển hoá ấy phải kể đến hai yếu tố hết sức quan trọng, có tác dụng phân giải nền kinh tế của những người sản xuất hàng hoá nhỏ và thúc đảy quá trình hình thành nền kinh tế thị trường TBCN, đó là tư bản thương nghiệp và tư bản cho vay nặng lãi. Chúng ta hãy lần lượt xem xét vai trò của từng yếu tố này :

    a- Đối với tư bản thương nghiệp
    Sự phát triển của thương nghiệp và tư bản thương nghiệp làm cho nền sản xuất hướng vào giá trị trao đổi. Nó làm cho quy mô sản xuất được mở rộng, sản phẩm mang nhiều hình, nhiều vẻ và đi vào lưu thông một cách phổ biến; nó làm tan rã các hình thái tổ chức sản xuất lấy giá trị sử dụng làm mục đích và thúc đẩy sự phân công lao động xã hội trên cơ sở một thị trường thống nhất. Cùng với sự phát triển của tư bản thương nghiệp, hình thái tiền tệ cũng ngày càng phát triển. Đặc biệt với chức năng của tiền làm phương tiện thanh toán, các hoạt động mua bán được thực hiện dưới hình thức ứng trước và thanh toán có kỳ hạn ngày một nhiều và trở nên phổ biến trong nền kinh tế. Đó là cơ sở sâu xa để ngày càng xác lập mối quan hệ phụ thuộc chặt chẽ của những người sản xuất hàng hoá nhỏ vào thương nhân. Từ chỗ đóng vai trò môi giới giữa những người sản xuất với thị trường, tư bản thương nghiệp ngày càng xâm nhập sâu vào sản xuất và dần dần chi phối toàn bộ sản xuất, bắt sản xuất phục vụ cho mục đích của tư bản. Về mặt lịch sử, đó là cách phổ biến để chuyển các ngành thủ công có tính chất phường hội của công nghiệp thành thị thời phong kiến và các ngành nghề phụ ở nông thôn thành các ngành sản xuất mang tính chất TBCN.
    Như vậy, qúa trình chuyển hoá từ phương thức kinh doanh của những người sản xuất hàng hoá nhỏ lên phương thức kinh doanh TBCN đã diễn ra với sự tham gia đắc lực của tư bản thương nghiệp. Một nền sản xuất mà mọi thứ từ nguyên liệu tư liệu sản xuất đến sản phẩm tiêu dùng đều đi vào lưu thông, và do đó, phải qua tay tư bản thương nghiệp thực sự là môi trường cho các nhà tư bản công nghiệp ra đời, phát triển và khẳng định một phương thức kinh doanh mới.
    b- Đối với tư bản cho vay nặng lãi
    Tư bản tiền tệ hoạt động ở thời kỳ tiền sử CNTB mang hình thái tư bản cho vay nặng lãi.
    Sự phát triển của tiền tệ làm chức năng phương tiện thanh toán đã trở thành một địa bàn rộng lớn và đặc biệt của tư bản cho vay nặng lãi. Một mặt, mọi đảm phụ bằng tiền phải nộp theo kỳ hạn nhất định, dù đó là địa tô, cống nạp, thuế má . đều phải thanh toán bằng tiền. Mặt khác, do thương nghiệp ngày càng phát triển, sản xuất hàng hoá ngày càng phổ biến, thời gian mua bán và thanh toán ngày càng tách rời nhau thì càng cần thiết có một khối lượng tiền để thanh toán cho những kỳ hạn nhất định. Đó là mảnh đất mầu mỡ để tư bản cho vay nặng lãi phát triển và nó đã tham gia đắc lực vào công việc làm cho những người sản xuất hàng hoá nhỏ ngày càng mắc nợ nhiều hơn, dần dần mất hết những phương tiện để duy trì quá trình tái sản xuất bình thường của họ.
    Ở nơi nào mà tư liệu sản xuất bị phân tán thì tư bản cho vay nặng lãi tập trung hoá dần dần lại dưới hình thức của cải bằng tiền bằng cách xâm nhập vào các ngành sản xuất dưới dạng cầm cố và làm chủ nợ, làm cho quá trình tái sản xuất của họ ngày càng co hẹp lại, khánh kiệt và tan rã. Nó đóng vai trò như là một chất phân giải đẩy nhanh quá trình, một mặt, tích luỹ tư bản dưới hình thái của cải bằng tiền và mặt khác, tách người lao động ra khỏi tư liệu sản xuất của họ, tập trung họ trong các ngôi nhà lao động của công trường thủ công TBCN.
    Như vậy, trong quá trình phát triển nền kinh tế hàng hoá, với sự trợ giúp của tư bản thương nghiệp và tư bản cho vay nặng lãi, dựa trên chế độ tín dụng đang ngày càng phổ biến, hình thái kinh doanh một chủ đã có sự chuyển biến về chất từ phương thức kinh doanh xé lẻ ruộng đất và phân tán những tư liệu sản xuất của những người tư hữu nhỏ sang phương thức kinh doanh theo lối TBCN bằng quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất và tư liệu sản xuất vào tay một số ít người. Chế độ tư hữu có được nhờ lao động của bản thân, gắn chặt người lao động cá thể độc lập với những điều kiện lao động của người đó đã dần dần bị thay thế bằng chế độ tư hữu TBCN dựa trên lao động làm thuê.
    Hình thái kinh doanh một chủ ngày càng phát triển theo những quy luật kinh tế nội tại của nền sản xuất TBCN thì quy mô tích tụ và tập trung tư bản ngày càng lớn. Với mục đích kinh doanh là thu được lợi nhuận ngày càng cao và bị chi phối bởi hai cực cạnh tranh và độc quyền, quá trình trên đã làm cho các tư bản nhỏ lần lượt bị tư bản lớn đánh bại và bị thu hút vào tay những kẻ chiến thắng.
    Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. thị trường thế giới ngày càng mở rộng, quy mô buôn bán và sản xuất đòi hỏi phải tập trung tư bản ngày càng lớn, các nhà tư bản cá biệt không thể tự mình đáp ứng được nữa. Do đó, để có thể đứng vững trong cạnh tranh và đáp ứng được nhu cầu của thị trường, các hình thức kinh doanh chung vốn lần lượt ra đời và phát triển. Hình thái kinh doanh một chủ ngày càng rút khỏi những ngành chủ yếu và lùi dần về những ngành công nghiệp có cấu tạo hữu cơ thấp, các ngành nông nghiệp, dịch vụ buôn bán lẻ, cần ít vốn đầu tư và thu hồi vốn nhanh.

    3.2- Hình thái kinh doanh chung vốn :
    Trong lịch sử hình thái kinh doanh chung và có hai loại hình, đó là : hợp tác xã và công ty chung vốn.
    a- Hình thái kinh doanh hợp tác xã
    Đây là hình thái kinh doanh của những người sản xuất hàng hoá nhỏ nhằm chống lại quá trình tan rã và phá sản của họ trước phương thức kinh doanh TBCN.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...