Chuyên Đề Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. Tình hình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. Tình hình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Bộ thương mại

    LỜI NÓI ĐẦU
    Trước đây, Việt Nam đă có lúc phát triển kinh tế (PTKT) theo con đường kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp, coi việc lấy quan hệ sản xuất tiên tiến để thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. Phát triển theo con đường này, nên có rất nhiều doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, những khái niệm như: cạnh tranh, thị trường, kinh doanh v́ mục đích sinh lợi nhuận .là hoàn toàn xa lạ đối với các doanh nghiệp nhà nước(DNNN) lúc bấy giê. Do đó, đến đầu những năm 80, nền kinh tế nước ta rơi vào t́nh trạng khủng hoảng, sản xuất đ́nh trệ, đời sống nhân dân hết sức khó khăn .
    Trước t́nh trạng đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đă mở ra con đường PTKT theo cơ chế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa có sự quản lí của Nhà nước. Để tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế thị trường phát triển, th́ việc sắp xếp lại các DNNN, giải thể các DN làm ăn kém hiệu quả, trong đó Cổ phần hoá là một biện pháp tích cực hàng đầu, có khả năng đem lại hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho các DNNN ở Việt Nam. Nhưng để chủ trương này có thể thực hiện thành công hơn th́ việc kiện toàn khung pháp lí, tạo hành lang cho công tác Cổ phần hoá DNNN là yếu tố quyết định sự thành công của tiến tŕnh này.
    Với mong muốn được t́m hiểu những vấn đề liên quan đến luật, những qui định của Nhà nước về Cổ phần hoá nên em đă chọn đề tài: “Quá tŕnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. T́nh h́nh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Bộ thương mại”.
    Với những nhận thức c̣n chưa thật đầy đủ nên chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót trong nội dung và cách tŕnh bày. Em rất mong nhận được những ư kiến, phê b́nh của các thầy, cô giáo để tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn!
    NỘI DUNG

    PHẦN I: QUÁ TR̀NH CPH DNNN Ở VIỆT NAM
    Thực trạng và Giải pháp
    I. LƯ LUẬN CHUNG VỀ CỔ PHẦN HOÁ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIẾN HÀNH CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VN.
    1. Khái niệm cổ phần hoá và các h́nh thức cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở VN.
    a. Khái niệm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước(CPH DNNN).
    Theo Luật Doanh nghiệp th́ Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước:" là việc chuyển doanh nghiệp nhà nước(DNNN) thành công ty cổ phần(CTCP) đối với những doanh nghiệp mà nhà nước thấy không cần nắm giữ 100% vốn đầu tư, nhằm tạo điều kiện cho người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần làm chủ thực sự doanh nghiệp (DN), huy động vốn toàn xă hội để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp góp phần tăng trưởng kinh tế".
    b. Các h́nh thức cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam.
    Xuất phát từ mục tiêu trên, Nhà nước đă đề ra mô h́nh cổ phần hoá(CPH) với các h́nh thức sau:
    *H́nh thức thứ nhất : Giữ nguyên giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại DN, phát hành thêm cổ phiếu nhằm huy động thêm vốn của xă hội để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. H́nh thức này áp dụng cho các DN mà Nhà nước cần giữ một tỷ lệ cổ phần nhất định trong DN và DN đang hoạt động có hiệu quả cần vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Theo báo Nghiên cứu kinh tế 286-T3/2002 th́ trong các DN đă cổ phần hoá có 53 DN(chiếm 8.4%) hoạt động theo h́nh thức cổ phần hoá này.
    *H́nh thức thứ hai: Bán bớt phần vốn Nhà nước hiện có tại DN cho người lao động trong DN và các nhà đầu tư khác để chuyển thành công ty cổ phần. H́nh thức này được áp dụng cho các DN chưa cần huy động thêm vốn, mà chỉ cơ cấu lại quyền sở hữu về vốn và biện pháp quản lí DN. H́nh thức này được người lao động trong DN và các cổ đông ngoài DN ưu tiên lùa chọn, v́ h́nh thức này đạt được cả hai mục tiêu: huy động vốn và tạo động lực. Và cũng theo báo Nghiên cứu kinh tế 286-T3/2002 th́ trong các DN đă cổ phần hoá có 309 DN(chiếm 49%) áp dụng h́nh thức này.
    *H́nh thức thứ ba: Bán toàn bộ phần vốn Nhà nước hiện có tại DN thành công ty cổ phần, h́nh thức này áp dụng cho các DN mà nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối và chủ yếu là bán cổ phần cho người lao động trong DN. Trong các DN đă cổ phần hoá (theo báo Nghiên cứu kinh tế 286-T3/2002) th́ trong167 DN này có tới 60 DN có vốn từ 1 tỷ đồng trở xuống; có 151 DN (trong 167 DN) được người lao động trong DN mua cổ phần từ 50% trở lên ( 94 DN có người lao động mua 100% cổ phần). Với h́nh thức này, Nhà nước đă tạo nhiều điều kiện để người lao động làm chủ DN tốt hơn.
    *H́nh thức thứ tư: Thực hiện các h́nh thức thứ hai hoặc ba kết hợp với phát hành cổ phiếu thu hót thêm vốn.
    2. Sự cần thiết phải tiến hành CPH DNNN ở Việt Nam.
    a. T́nh h́nh hoạt động của các DNNN ở Việt Nam trước khi CPH:
    Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, Nhà nước ta đă bắt đầu xoá bỏ chế độ bao cấp tập trung đối với Kinh tế quốc doanh, thay vào đó là chuyển sang cơ chế mới- cơ chế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa. Tuy vậy, t́nh h́nh sản xuất kinh doanh vẫn c̣n ở t́nh trạng vô cùng khó khăn, ta thấy:
    · Thứ nhất: Mặc dù đă chuyển sang cơ chế thị trường nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn lúng túng chưa xác định được phương hướng sản xuất, chưa có phương án sản phẩm, chưa t́m được chỗ đứng trên thị trường.
    · Thứ hai: T́nh trạng thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh là phổ biến, trong khi đó hàng hoá bị ứ đọng không nơi tiêu thụ, dẫn đến sản xuất đ́nh trệ. Việc chiếm dụng vốn tràn lan, mang tính chất dây chuyền. Một thực tế cho thấy: vào năm 1989 tồn kho cả nước lên đến 1000 tỷ đồng. Tổng số nợ phải thu của kinh tế quốc doanh lên tới 10.450,7 tỷ đồng và tổng số nợ phải trả là 8.456,6 tỷ đồng. Xí nghiệp nợ ngân sách, nhưng ngân sách lại nợ xí nghiệp- xí nghiệp nợ ngân hàng có đến 50% tổng số nợ là quá hạn và ngoài định mức.
    · Thứ ba :T́nh trạng lao động thiếu việc làm nghiêm trọng. Có xí nghiệp có tới 30% tổng số công nhân không có việc làm. Có xí nghiệp như Liên hiệp mô tô xe đạp TP.HCM phải cho 2280 cán bộ công nhân nghỉ việc . T́nh trạng đó dẫn đến đời sống công nhân khó khăn do tiền lương bị giảm. Năm 1990 ước giảm khoảng 40% so với năm 1989.
    · Thứ tư: Thiết bị máy móc, công nghệ lạc hậu, năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất thấp, trong khi hao phí vật chất lại lớn.
    b. Từ t́nh h́nh trên có thể thấy được khu vực kinh tế Nhà nước thật yếu kém, do vậy để các DN làm ăn hiệu quả hơn, th́ Cổ phần hoá DNNN là một xu thế tất yếu, là một giải pháp ưu việt . Bởi lẽ nó có khả năng:
    ·Giải quyết mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất.
    ·Nhằm xă hội hoá lực lượng sản xuất, thu hót thêm nguồn lực sản xuất.
    ·Là mét trong những biện pháp quan trọng nhằm huy động các nguồn lực trong và ngoài nước.
    ·Là một biện pháp sắp xếp lại DNNN, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh.
    · Thóc đẩy sự h́nh thành và phát triển thị trường chứng khoán đưa nền kinh tế hội nhập với khu vực và thế giới .

    II. THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HOÁ DNNN Ở VIỆT NAM.
    1.Quá tŕnh cổ phần hoá và kết quả đạt được.
    a. Quá tŕnh cổ phần hoá:
    *Giai đoạn thí điểm(năm 1992-T5/1996).
    Năm 1992 Chính phủ thực hiện thí điểm chủ yếu nhằm vào các DN có qui mô vừa và nhỏ trên cơ sở tự nguyện. Điều này được thực hiện thông qua việc mua cổ phần của cán bộ công nhân viên chức (CBCNVC), các nhà đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài và công chúng trong cả nước. Các công ty CP sẽ hoạt động theo Luật công ty. Nhưng do chưa đáp ứng được yêu cầu của tiến tŕnh CPH nên tháng 4/1993, Thủ tướng Chính phủ đă ban hành Nghị định 84 để thúc đẩy tiến tŕnh CPH. Kết quả gần 3 năm sau tổng số các DNNN đă hoàn thành CPH mới ở con sè 5. Tuy nhiên CPH c̣n là một vấn đề khá mới mẻ nên trong những năm qua việc thực hiện CPH c̣n gặp nhiều vướng mắc cần phải tiếp tục nghiên cứu bổ sung cho phù hợp với t́nh h́nh thực tế .
    * Giai đoạn từ cuối năm 1996 đến đầu năm 1998
    Ngày 7/5/1996, Chính phủ đă ban hành Nghị định số 28/CP về chuyển một số DNNN thành CTCP. Nghị định này đă tạo điều kiện thúc đẩy CPH nhanh hơn. Đối tượng, mục tiêu CPH, nguyên tắc xác định giá trị DN, chế độ ưu đăi DN và người lao động được chú ư hơn. Kết quả sau gần 3 năm thực hiện CPH đă chuyển được 28 DN sang hoạt động theo Luật công ty. Đặc biệt đầu năm 1998 đă chuyển được 18 DN sang CTCP. Tuy vậy, cũng chưa đáp ứng nhu cầu chuyển đổi, cơ chế quản lí cần phải có Nghị định khác thay thế cho phù hợp với việc sắp xếp lại và đẩy nhanh CPH DNNN.

    *Giai đoạn 6 tháng cuối năm 1998-nay:
    Do chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi cơ chế quản lí nên ngày 29/6/1998, Chính phủ đă ban hành Nghị định số 44/1998/NĐ-CP thay thế cho Nghị định số 28/CP về việc chuyển DNNN thành công ty CP. Theo đó, các DN mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn phải lập kế hoạch CPH, đồng thời Nghị định cũng chỉ rơ việc kiện toàn tổ chức chỉ đạo CPH các cấp, thí điểm việc bán cổ phần cho người nước ngoài, khuyến khích người dân sản xuất nguyên liệu tham gia mua cổ phần ở các DN chế biến nông sản . Nhờ vậy, mà tiến tŕnh CPH đă có những chuyển biến tích cực hơn. Tính đến cuối tháng 6 /2001, cả nước đă hoàn thành CPH được gần 500 DN và bộ phận DN. Tuy nhiên con số này mới chỉ đạt 30% so với dự kiến. Do vậy, đến ngày 19/6/2002 Chính phủ lại ban hành Nghị định 64/ND-CP thay cho Nghị định 44 về việc xác định quyền được mua cổ phiếu của các tổ chức, cá nhân người Việt Nam và nước ngoài. Ngày 9/9/2002, Bộ tài chính thông tư số 79 hướng dẫn định giá tài sản DN và xác định cơ cấu cổ phần khi tiến hành CPH DNNN, Nghị định 69/ND-CP ban hành ngày 12/7/02 hướng dẫn DN thanh toán nợ đọng .Từ trên ta thấy, mặc dù Chính phủ đă ban hành Nghị định 64 và một số Thông tư hướng dẫn thực hiện khác, song tiến tŕnh CPH diễn ra vẫn c̣n chậm, tính đến hết tháng 9/2002 mới CPH được116 DN.
    b. Kết quả đạt được.
    Tính đến hết ngày 31/5/2001, cả nước đă CPH được 529 DN và 102 bộ phận DN, bằng 11% tổng số DNNN hiện có với tổng số vốn Nhà nước được đánh giá lại khi CPH các DN là 2.714 tỷ đồng( không tính giá trị quyền sử dụng đất, tăng khoảng 13,7% so với trước khi CPH), bằng 1,97% tổng số vốn nhà nước trong các DNNN. Cụ thể: trước năm 1999: CPH được 116 DN; năm 1999:249 DN; năm 2000: 212 DN; năm tháng đầu năm 2001 : 54 DN.
    Các DN đă CPH có vốn nhà nước dưới 1 tỷ đồng là 255 DN, chiếm 40,4%; Loại từ 1 đến dưới 5 tỷ đồng là 219 DN, chiếm 34,8%; Loại từ 5 đến 10 tỷ đồng là 94 DN, chiếm 14,9%; Loại trên 10 tỷ đồng là 63 DN, chiếm 9,9%. Các DN đă CPH thuộc các Bộ, ngành, Tổng công ty 91 chiếm 25%, thuộc các địa phương chiếm 75%.
    Trong tổng số các DN đă CPH, th́ lĩnh vực Công nghiệ, xây dựng, giao thông chiếm 57%; lĩnh vực Thương mại, dịch vụ 38%; lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và thuỷ sản có 5%.

    2. Tồn tại và nguyên nhân
    a. Tồn tại
    Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ đó th́ quá tŕnh CPH c̣n có những tồn tại sau:
    · Thứ nhất: Chỉ tiêu CPH hàng năm chưa đạt được: từ năm 1990-1997 tiến tŕnh CPH diễn ra c̣n chậm(b́nh quân mỗi năm được khoảng 2 DN). Năm 98:CPH được 100 DN đạt 40% kế hoạch; năm 99: CPH được 250 DN đạt 62,5% kế hoạch; Năm 2000: CPH được140 DN đạt 41,5% kế hoạch.
    · Thứ hai: C̣n có những bộ, ngành, Tcty, địa phương chưa triển khai CPH hoặc triển khai chậm. Tính đến cuối năm 2000 mới có 51 tỉnh và 14 bé, Tcty tŕnh Chính phủ kế hoạch CPH và sắp xếp DNNN đến năm 2000. Một số bộ, Tcty, địa phương chưa CPH như: Ngân hàng nhà nước, bộ y tế .Một số bộ, Tcty, địa phương triển khai chậm như: Bộ thuỷ sản, Tcty Bưu chính viễn thông .C̣n một số bộ, ngành, địa phương đưa ra kế hoạch CPH nhưng mang nặng tính h́nh thức, đối phó khi Chính phủ yêu cầu chẳng hạn như: Bộ xây dựng, giao thông vận tải .
    · Thứ ba: Mục tiêu huy động vốn của toàn xă hội để phát triển DN chưa được nhiều: số DN CPH không có cổ đông ngoài tham gia( 169/370 DN đă CPH tính đến hết năm 1999); sè DN CPH có cổ đông ngoài tham gia nhưng với tỷ lệ góp vốn thấp cũng rất nhiều, số DN CPH bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài Ưt và tỷ lệ góp vốn cũng rất thấp chẳng hạn như: CTCP container phía nam 10%, CTCP giao nhận kho vận ngoại thương 10% .
     
Đang tải...