Tiểu Luận Quá trình cổ phần hoá của các doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam - Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quá trình cổ phần hoá của các doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam - Thực trạng và giải pháp
    MỤC LỤC​​​LỜI MỞ ĐẦU 1

    NỘI DUNG 2
    I. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP
    NHÀ NƯỚC. 2
    1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước. 2
    2. Khái niệm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. 2
    3. Các hình thức cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước . 2
    4. Mục tiêu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. 3
    5. Sơ lược về công ty cổ phần. 3
    II. QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM. 4
    1. Thực trạng quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
    ở Việt nam. 4
    2. Nguyên nhân làm chậm tiến trình cổ phần hoá DNNN ở Việt nam. 5
    2.1.Nguyên nhân chủ quan. 5
    2.2. Nguyên nhân khách quan. 6
    3. Giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá DNNN
    ở Việt Nam. 6
    III. THỰC TIỄN CỔ PHẦN HOÁ TẠI TỔNG CÔNG TY XI MĂNG VIỆT NAM. 8
    1. Quá trình cổ phần hoá của tổng công ty xi măng việt nam. 8
    2. Những thành công của tổng công ty xi măng việt nam. 9
    3. Những tồn tại và kiến nghị. 10
    KẾT LUẬN 11

    LỜI MỞ ĐẦU

    Cải cách Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) là một chủ trương đúng đắn của Nhà nước được thực hiện nhằm tạo ra sự tự chủ cho các doanh nghiệp, tạo ra động lực to lớn cho doanh nghiệp khai thác mọi tiềm năng của mình ngoài các hình thức chuyển đổi sở hữu DNNN như giao, bán, khoán kinh doanh và cho thuê DNNN còn có một hình thức rất quan trọng đó là cổ phần hoá (CPH).
    Cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế đất nước, thì việc đổi mới, sắp xếp lại các DNNN là một việc làm thiết thực và có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện hiện nay. Là một giải pháp quan trọng trong tiến trình đổi mới, sắp xếp lại DNNN, CPH DNNN đã phần nào đảm bảo và tăng cường tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của các DNNN sau khi CPH. Việc tiến hành CPH DNNN giúp huy động vốn của toàn xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ, thay đổi phương thức quản lý, nâng cao sức cạnh tranh góp phần tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó còn giúp giảm chi ngân sách nhà nước, tăng thêm vốn thu từ CPH cho nhà nước.
    Nhận thức được tầm quan trọng và tính hiệu quả của CPH đối với sự phát triển kinh tế của nước ta, em đã chọn phân tích đề tài “ Quá trình cổ phần hoá của các doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam - Thực trạng và giải pháp” với hy vọng phản ánh được phần nào sự sôi động của quá trình CPH đang diễn ra.
    Đây là một đề tài tương đối rộng và đang có rất nhiều chính sách sửa đổi của nhà nước. Do thời gian nghiên cứu hạn hẹp và khả năng hiểu biết về CPH còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót cả về nội dung và hình thức, vì vậy em rất mong được sự chỉ bảo, đóng góp của Thầy cô và các bạn.

    Em xin chân thành cảm ơn!
     
Đang tải...