Thạc Sĩ Quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010
    Định dạng file word dài 183 trang


    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . i
    MỤC LỤC . iv
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ BẢN ĐỒ . ix
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT x
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lí do chọn đề tài. 1
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
    2.1. Mục đích nghiên cứu 3
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
    3.1. Đối tượng nghiên cứu 4
    3.2. Phạm vi nghiên cứu 4
    4. Nguồn tài liệu 4
    5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu 5
    6. Những đóng góp mới của Luận án 5
    7. Kết cấu Luận án 6
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU . 7
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 7
    1.1.1. Các công trình nghiên cứu đề cập đến lí luận, thực trạng phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam thời kì đổi mới. 7
    1.1.2. Các công trình nghiên cứu khoa học về kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên 7
    1.1.3. Các nghiên cứu và trang mục diễn đàn liên quan trực tiếp đến kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên 7
    1.2. Những vấn đề tiếp tục nghiên cứu 7
    CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN KINH TẾ CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010 . 7
    2.1. Khái quát về tỉnh Thái Nguyên và tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh trước năm 1997 . 7
    2.1.1. Khái quát về tỉnh Thái Nguyên 7
    2.1.2. Tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên trước năm 1997 7
    2.2. Bối cảnh lịch sử và những yếu tố tác động đến quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên 7
    2.2.1. Bối cảnh lịch sử 7
    2.2.2. Những yếu tố tác động đến quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên 7
    2.3. Quá trình chuyển biến kinh tế tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010 7
    2.3.1. Chuyển biến cơ cấu ngành kinh tế 7
    2.3.2. Chuyển biến cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ 7
    2.3.3. Chuyển biến cơ cấu theo thành phần kinh tế 7
    Tiểu kết chương 2 . 7
    CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010 7
    3.1. Cơ cấu dân cư 7
    3.2. Cơ cấu lao động, việc làm . 7
    3.3. Công tác xoá đói giảm nghèo và an sinh xã hội. 7
    3.4. Vấn đề bình đẳng giới. 7
    3.5. Sự phát triển của ngành Giáo dục – Đào tạo 7
    3.6. Vấn đề ứng dụng Khoa học và công nghệ 7
    3.7. Vấn đề chăm sóc sức khoẻ và bảo vệ môi trường 7
    3.8. Hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục - thể thao 7
    3.9. Vấn đề quốc phòng, an ninh 7
    3.10. Vấn đề cải cách hành chính 7
    Tiểu kết chương 3 . 7
    CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010 . 7
    4.1. Đánh giá về những tiềm năng, lợi thế và cơ hội phát triển của tỉnh Thái Nguyên 7
    4.2. Thành tựu đạt được 7
    4.2.1. Về kinh tế 7
    4.2.2. Về xã hội. 7
    4.2.3. Nguyên nhân đạt được những thành tựu 7
    4.3. Khó khăn, hạn chế 7
    4.3.1. Về kinh tế 7
    4.3.2. Về xã hội. 7
    4.3.3. Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế 7
    4.4. Một số kinh nghiệm chủ yếu .
    4.4.1. Về kinh tế .
    4.4.2. Về xã hội. .
    Tiểu kết chương 4 . 7
    KẾT LUẬN . .
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ . 7
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 7
    PHỤ LỤC . 7
    MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI TỈNH THÁI NGUYÊN . 7


    MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài Kinh tế, xã hội là yếu tố đặc biệt quan trọng, có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Việc xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí, linh hoạt, một môi trường xã hội lành mạnh, bền vững bảo đảm phát huy tối đa mọi lợi thế của một lãnh thổ được coi như một chiến lược phát triển kinh tế, xã hội đã được Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra ngay từ Đại hội lần thứ V (năm 1982). Trên thực tế, quá trình chuyển biến kinh tế ở nước ta theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện hội nhập với thế giới đã, đang diễn ra mạnh mẽ và đạt được nhiều kết quả. Nhiệm vụ đổi mới toàn diện đất nước đòi hỏi phải đổi mới cả kinh tế địa phương hợp thành cơ cấu thống nhất, hoàn chỉnh của nền kinh tế quốc dân. Bởi vậy, việc đầu tư phát triển kinh tế địa phương gắn liền với giải quyết các vấn đề xã hội là việc làm rất quan trọng, không chỉ có ý nghĩa trước mắt mà còn là chiến lược lâu dài để củng cố tiềm lực kinh tế địa phương, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.
    Thái Nguyên là một tỉnh miền núi và trung du, thuộc vùng Đông Bắc của Việt Nam; phía bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, phía nam giáp thành phố Hà Nội, phía đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, phía tây giáp các tỉnh Tuyên Quang, Vĩnh Phúc. Thái Nguyên không chỉ là một trong những vùng chè nổi tiếng, nơi đây đã từng là căn cứ địa cách mạng kháng chiến, Thủ phủ Khu Tự trị Việt Bắc. Thái Nguyên được xem như là “chiếc nôi” của nền công nghiệp luyện kim Việt Nam, với Khu Công nghiệp Gang Thép được xây dựng từ những năm cuối thập kỉ 50 (thế kỉ XX). Sự ra đời của các khu công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, cùng với nhiều khu mỏ, khai thác khoáng sản đã tạo cho Thái Nguyên một dáng hình đặc trưng là một trung tâm công nghiệp của miền Bắc Việt Nam.
    Trong sự vận động không ngừng và chuyển biến mạnh mẽ nền kinh tế, xã hội của cả nước, thực hiện sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương, từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, với tiềm năng sẵn có của mình, tỉnh Thái Nguyên đã góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Với sự nỗ lực phấn đấu trong 13 năm từ khi tái lập tỉnh (1997 – 2010), Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu bước đầu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Nguyên khá cao. Riêng trong năm 2010, chỉ số tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của cả nước, trong đó, ngành Công nghiệp – Xây dựng có mức tăng trưởng cao nhất. Đáng chú ý là giá trị xuất khẩu của tỉnh Thái Nguyên liên tục tăng suốt trong 10 năm đầu thế kỉ XXI, trong đó, chủ yếu là các mặt hàng khoáng sản và công nghiệp. So với các tỉnh lân cận như Tuyên Quang, Yên Bái, Bắc Kạn, giá trị xuất khẩu của tỉnh Thái Nguyên luôn đứng ở vị trí cao hơn.
    Trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2010, các vấn đề xã hội của tỉnh như cơ cấu lao động – việc làm, thu nhập – đời sống, bình đẳng giới, giáo dục, y tế và môi trường ổn định, phát triển hơn trước rất nhiều. Bằng việc thúc đẩy kinh tế, mở mang ngành nghề, tranh thủ được sự ủng hộ của các cấp, ngành và của nhân dân, vấn đề lao động, việc làm, thu nhập của nhân dân trong tỉnh ngày một ổn định; sự nghiệp giáo dục được giữ vững và phát triển; vệ sinh môi trường có nhiều tiến bộ; tiềm năng văn hóa được phát huy; hệ thống cơ sở hạ tầng được phát triển nhanh chóng. Những thành tựu đó chính là động lực thúc đẩy kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên phát triển.
    Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên vẫn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém, bất cập cần phải khắc phục.
    Vậy, sự phát triển của tỉnh Thái Nguyên có đi đúng hướng với quá trình CNH, HĐH gắn với việc giải quyết hàng loạt các vấn đề xã hội và môi trường hiện nay hay không? Đâu là đặc điểm nổi trội của những thành tựu và hạn chế trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên? Nguyên nhân nào dẫn đến những thành tựu và hạn chế đó? Vấn đề này liên quan trực tiếp đến việc khai thác lợi thế của địa phương về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lí, truyền thống văn hoá lịch sử, nguồn nhân lực . đối với phát triển từng vùng, từng lĩnh vực, từng ngành; đến việc thực hiện chủ trương phát triển kinh tế, xã hội của Đảng trong thời kì đổi mới .
    Nói một cách khác, để làm rõ vấn đề trên đây, chúng ta phải xem xét từ góc độ chuyển biến kinh tế, xã hội; nghĩa là phải nhìn nhận sự chuyển biến trong từng ngành kinh tế, vùng kinh tế, thành phần kinh tế, cơ cấu độ tuổi trong lao động, tỉ lệ giải quyết việc làm cho người lao động và các vấn đề xã hội khác.
    Nghiên cứu quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010 không chỉ tái hiện bức tranh sinh động về sự phát triển kinh tế, xã hội, mà còn làm rõ thêm tính đúng đắn của đường lối đổi mới do Đảng đề xướng và lãnh đạo; đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm trong sự vận dụng và thực hiện đường lối đổi mới của Đảng; góp phần vào việc hoạch định chính sách xây dựng và phát triển nền kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên.
    Vì vậy, việc nghiên cứu về kinh tế, xã hội trong thời kì đổi mới của đất nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng là việc làm cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt khoa học và thực tiễn. Đây là nhiệm vụ của nhiều ngành khoa học, trong đó có Khoa học Lịch sử.
    Nghiên cứu về chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên còn góp phần bổ sung, cung cấp thêm tư liệu cho việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương.
    Hơn nữa, bản thân tác giả là một giảng viên bộ môn Lịch sử, được sinh ra và lớn lên trên quê hương Thái Nguyên, tôi thấy mình phải có trách nhiệm tìm hiểu và giáo dục cho thế hệ trẻ những giá trị truyền thống của nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và phát triển kinh tế, xã hội.
    Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010”.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục đích nghiên cứu- Vận dụng các tiêu chí để phân tích, đánh giá quá trình chuyển biến của nền kinh tế và đời sống xã hội tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010.
    - Rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu góp phần phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong những giai đoạn tiếp theo.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu- Luận án đề cập khái quát về tỉnh Thái Nguyên, điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên trước khi tái lập tỉnh (1997).
    - Đánh giá các yếu tố tác động đến quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên.
    - Làm rõ những chuyển biến về kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 13 năm xây dựng và phát triển (từ năm 1997 đến năm 2010), rút ra những bài học thành công và cả những hạn chế, yếu kém cần khắc phục trong quá trình thực hiện đổi mới.
    - Đưa ra một số kinh nghiệm chủ yếu góp phần thúc đẩy mạnh hơn nữa quá trình chuyển đổi kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên trên con đường hội nhập và phát triển, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích quá trình chuyển biến của nền kinh tế và đời sống xã hội tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu- Về không gian: Tỉnh Thái Nguyên với tổng diện tích tự nhiên 3.531,02 km[SUP]2[/SUP] và dân số 1.131.287 người [73.19]. Đơn vị hành chính của tỉnh gồm 1 thành phố là Thái Nguyên, 1 thị xã Sông Công, 7 huyện: Định Hóa, Phú Lương, Võ Nhai, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên. Khi nghiên cứu quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên, đề tài có tính tới mối quan hệ với các tỉnh lân cận và toàn vùng Đông Bắc.
    - Về thời gian, đề tài nghiên cứu vấn đề kinh tế, xã hội trong thời gian từ năm 1997 đến năm 2010 (Năm 1997: Năm tái lập tỉnh; Năm 2010: Mốc đánh dấu sau 25 năm tiến hành đổi mới đất nước). Tuy nhiên, để làm sáng tỏ quá trình biến đổi kinh tế, xã hội của tỉnh, Luận án còn đề cập khái quát tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên trước ngày tái lập (1/1/1997).
    4. Nguồn tài liệuNgoài nguồn tài liệu tham khảo mang tính lí luận, đường lối chung, chúng tôi còn khai thác những tài liệu có liên quan trực tiếp đến tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên. Chúng tôi chia nguồn tài liệu đó thành các nhóm như sau:
    - Nhóm tài liệu thứ nhất đề cập đến lí luận, thực trạng phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam thời kì đổi mới. Nhóm tài liệu này bao gồm những công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế, chính trị học, các nhà sử học, được chúng tôi khai thác tại Thư viện Quốc gia, Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên, Thư viện Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
    - Nhóm tài liệu thứ hai đề cập đến đường lối và chính sách đổi mới phát triển kinh tế, xã hội, những kết quả bước đầu của công cuộc đổi mới nói chung và Thái Nguyên nói riêng; về truyền thống lịch sử địa phương. Nhóm tài liệu này gồm các văn kiện của Trung ương Đảng; các bộ sách lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương; các văn kiện Đại hội, các chỉ thị, nghị quyết, báo cáo chính trị, tổng kết của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các chuyên gia lí luận chính trị cao cấp, các nhà nghiên cứu lịch sử, các nhà lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương.
    Nguồn tài liệu này được chúng tôi sưu tầm, khai thác tại Thư viện Quốc gia, Hà Nội; Thư viện tỉnh Thái Nguyên, Chi cục Văn thư - Lưu trữ, Sở Nội vụ và Trung tâm Lưu trữ của Tỉnh ủy Thái Nguyên .
    - Nhóm tài liệu thứ ba, gồm những báo cáo tổng kết, kế hoạch, đề án, những số liệu về kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010. Nguồn tài liệu này phản ánh thực trạng kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010, giúp chúng tôi có thể dựng lại một bức tranh lịch sử về những chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên trong phạm vi nghiên cứu. Chúng tôi sưu tầm, khai thác khá triệt để những tài liệu này tại Chi cục Văn thư - Lưu trữ, sở Nội vụ tỉnh, tại các phòng lưu trữ của các sở, ban ngành trong tỉnh; Thư viện tỉnh; Sở Văn hóa – Thông tin, Phòng Lịch sử - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Cục Thống kê tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thương mại – Du lịch; Sở Giáo dục – Đào tạo, Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên . Đó là cơ sở, cứ liệu chủ yếu trong nghiên cứu đề tài.
    Ở nhiều góc độ khác nhau, các nguồn tài liệu trên góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội của đất nước nói chung và tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh Thái Nguyên nói riêng trong từng thời kì lịch sử nhất định, giúp chúng tôi tiếp cận và đi sâu nghiên cứu toàn diện hơn về phạm vi đề tài của Luận án.
    - Nguồn tài liệu khảo sát điền dã: Thực hiện đề tài này, chúng tôi còn khai thác tư liệu từ nhân chứng, từ điều tra thực địa để thẩm định và làm phong phú hơn nguồn tài liệu phục vụ cho nội dung đề tài nghiên cứu.
    5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu- Về cơ sở lí luận, chúng tôi xuất phát từ quan điểm phát triển kinh tế, xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kì đổi mới, thời kì hội nhập.
    - Về phương pháp nghiên cứu, Luận án chủ yếu dựa vào phương pháp nghiên cứu lịch sử kết hợp với phương pháp logic.
    Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp và điền dã.
    6. Những đóng góp mới của Luận án- Luận án tái hiện một cách hệ thống, chân thật quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010.
    - Từ kết quả nghiên cứu, Luận án đánh giá về lợi thế, tiềm năng nguồn lực phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên; Nêu bật đặc điểm, thành tựu, ưu điểm cũng như hạn chế, bất cập trong quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của tỉnh; Làm rõ nguyên nhân dẫn đến những thành tựu và hạn chế. Từ đó, Luận án đưa ra một số kinh nghiệm chủ yếu, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong xu thế hội nhập.
    - Luận án sẽ là một chuyên đề phục vụ cho việc nghiên cứu và xây dựng đường lối phát triển kinh tế của tỉnh; nghiên cứu, giảng dạy lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương; tuyên truyền giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước cho các thế hệ cán bộ lãnh đạo và nhân dân địa phương; góp phần khẳng định vị thế mới, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong những giai đoạn tiếp theo.
    7. Kết cấu Luận ánNgoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, Luận án kết cấu thành 4 chương:
    - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.
    - Chương 2: Quá trình chuyển biến kinh tế của tỉnhThái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010.
    - Chương 3: Quá trình chuyển biến xã hội của tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010.
    - Chương 4: Đánh giá quá trình chuyển biến, kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Đào Duy Anh (2008), Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu của Công ty cổ phần chè Quân Chu, Thái Nguyên trước thềm hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn Thạc sĩ, Thái Nguyên.
    2. Nguyễn Thị Mai Anh (2012), Chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 1991 - 2011, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội.
    3. Ari Kokko (2008), Việt Nam 20 năm đổi mới, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.
    4. Vũ Vân Anh (2010), Nghiên cứu và đánh giá chỉ số phát triển con người (HDI) ở tỉnh Thái Nguyên, Đề tài cấp Bộ, Thái Nguyên.
    5. Vũ Đình Bách (2002), Kinh tế học vĩ mô, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
    6. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2000), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, Tập I (1965 – 2000), Thái Nguyên.
    7. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2005), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, Tập II (1965 – 2000), Thái Nguyên.
    8. Ban Chấp hành Trung ương (1989), Nghị quyết Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế, xã hội miền núi, Hà Nội.
    9. Ban chỉ đạo điều tra lao động - việc làm tỉnh Thái Nguyên (2006), Thực trạng lao động - việc làm tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên.
    10.Bộ lao động - Thương binh xã hội (2004), Số liệu thống kê xóa đói giảm nghèo giai đoạn 1998 – 2000 và 2001 – 2003, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.
    11.Lí Đức Chính (2005), Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên trong thời kì đổi mới (1986 - 2004), Luận văn Thạc sĩ, Thái Nguyên.
    12.Trường Chinh (1987), Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước và của thời đại, NXB Sự thật, Hà Nội.
    13.Nguyễn Sinh Cúc (1995), Nông nghiệp Việt Nam (1945 – 1995), NXB Thống kê, Hà Nội.
    14.Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2007), Báo cáo nhanh kết quả điều tra nông nghiệp nông thôn năm 2006, Thái Nguyên.
    15.Cục thống kê Bắc Thái (1983), Số liệu thống kê 1976 - 1982 tỉnh Bắc Thái, Bắc Thái.
    16.Cục thống kê Bắc Thái (1985), Bắc Thái 20 năm xây dựng và phát triển kinh tế - văn hóa (1965 - 1984).
    17.Cục thống kê Thái Nguyên (1997), Niên giám thống kê (1990 - 1996) tỉnh Thái Nguyên, NXB Thống kê, Hà Nội.
    18.Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV, NXB Sự thật, Hà Nội.
    19.Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V, NXB Sự thật, Hà Nội.
    20.Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự thật, Hà Nội.
    21.Đảng Cộng sản Việt Nam (1990), Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, NXB Sự thật, HN.
    22.Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, NXB Sự thật, Hà Nội.
    23.Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB Sự thật, Hà Nội.
    24.Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    25.Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    26.Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    27.Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    28. Đảng bộ tỉnh Bắc Thái (1991), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Thái lần thứ VI.
    29. Đảng bộ tỉnh Bắc Thái (1996), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Thái lần thứ VII.
    30.Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (1997), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XV.
    31.Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2001), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVI.
    32.Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2006), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVII.
    33.Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2010), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...