Thạc Sĩ Quá trình áp dụng ISO 9001-2008 tại phòng kế hoạch – cung tiêu tập đoàn Hoa Sen

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/7/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Cuối năm 2006, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức
    thương mại thế giới WTO, điều này đem lại rất nhiều lợi ích, nhưng cũng mang
    lại nhiều thách thức cho các doanh nghiệp trong nước. Đòi hỏi các doanh
    nghiệp cần phải có những biện pháp đúng đắn để có thể đứng vững trên thị
    trường, đạt được những tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu của thị trường quốc tế.
    Và một trong các phương thức để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, chính là
    triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2008. Việc áp
    dụng thành công hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2008 sẽ giúp cho
    doanh nghiệp quản lý hoạt động kinh doanh doanh một cách tốt nhất, tiết kiệm
    tối đa chi phí, tăng cường hiệu quả sản xuất, cải tiến chất lượng sản phẩm và
    môi trường làm việc; đem lại lợi thế cạnh tranh tốt nhất cho doanh nghiệp ở thị
    trường trong nước và quốc tế.
    Tuy nhiên, việc áp dụng các yêu cầu quản lý chất lượng theo ISO trong
    một doanh nghiệp luôn có những khó khăn nhất định. Để có thể hoàn thiện và
    nâng cao hiệu quả áp dụng ISO 9001 cho doanh nghiệp Việt Nam, nhóm đã
    chọn đề tài “Quá trình áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2008 tại
    Phòng Kế hoạch Cung tiêu thuộc Tập đoàn Hoa Sen” để tìm hiểu, và từ đó, đề
    xuất các giải pháp không chỉ riêng cho Hoa Sen, mà có thể làm tham khảo cho
    các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.
    2. Mục tiêu
    Nêu một số quy trình quản lý chất lượng đang áp dụng tại Phòng Kế
    hoạch – Cung tiêu thuộc Tập đoàn Hoa Sen, những thuận lợi và khó khăn, từ đó
    đưa ra các giải pháp để hoàn thiện việc áp dụng ISO 9001 tại Phòng nói riêng và
    Tập đoàn Hoa Sen nói chung.
    3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
    Tập đoàn Hoa Sen là một tập đoàn chiếm thị phần lớn (40%) về sản xuất,
    cung cấp tôn, thép, nhựa tại Việt Nam. Từ năm 2003, Tập đoàn đã tiến hành áp
    dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 và đã đạt được
    những thành quả nhất định. Và để cụ thể, nhóm đã chọn Phòng Kế hoạch -
    Cung tiêu thuộc Tập đoàn Hoa Sen để phân tích, đánh giá các Quy trình Quản
    lý chất lượng đang áp dụng tại phòng, và để ra các giải pháp để hoàn thiện.Trang 3
    Chương 1
    GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ISO 9001 : 2008
    1.1 Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế - ISO
    Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO - International Organization for
    Standardization) được thành lập từ năm 1947, có trụ sở đặt tại Geneva - Thụy
    Sĩ. ISO là một hội đoàn toàn cầu của hơn 150 các các cơ quan tiêu chuẩn quốc
    gia (mỗi thành viên của ISO là đại diện cho mỗi quốc gia của mình), Tổng cục
    Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là thành viên chính thức của ISO từ năm 1977
    Tổ chức ISO chịu trách nhiệm ban hành các tiêu chuẩn quốc tế (ISO)
    khuyến nghị áp dụng nhằm thuận lợi hóa thương mại tòan cầu và bảo vệ an
    toàn, sức khỏe và môi trường cho cộng đồng. Hiện nay, ISO với gần 3000 tổ
    chức kỹ thuật với hệ thống các Ban Kỹ thuật (TC-Technical committee); Tiểu
    ban kỹ thuật (STC); Nhóm công tác (WG) và Nhóm đặc trách có nhiệm vụ soạn
    thảo các tiêu chuẩn quốc tế. Tiêu chuẩn quốc tế ISO được ban hành sau khi
    được thông qua theo nguyên tắc đa số đồng thuận của các thành viên chính thức
    của ISO.
    Hiện nay ISO đã soạn thảo và ban hành gần 16.000 tiêu chuẩn cho sản
    phẩm, dịch vụ, hệ thống quản lý, thuật ngữ, phương pháp
    Hiện ISO có các bộ tiêu chuẩn:
    - Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 (gồm ISO 9000, ISO 9001, ISO 9004 ): Hệ
    thống quản lý chất lượng.
    - Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 (gồm ISO 14001, ISO 14004 ): Hệ thống
    quản lý môi trường.
    - Bộ tiêu chuẩn ISO 22000 (gồm ISO 22000, ISO 22002, ISO 22003, ISO
    22004, ISO 22005, ISO 22006 ): Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
    - ISO/TS 22003:2007: Quản lý hoạt động đánh giá hệ thống an toàn thực
    phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000.
    - ISO/IEC 17021:2006: Hệ thống tiêu chuẩn cho các tổ chức chứng nhận.
    - ISO/TS 19649: quy định kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn HTQLCL ngành
    công nghiệp ôtô toàn cầu
    - ISO 15189: Hệ thống quản lý phòng thí nghiệm y tếTrang 4
    1.2 Hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001 : 2008
    Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 do Bộ Tiêu chuẩn Quốc tế hóa (ISO) ban hành,
    nhằm cung cấp các hướng dẫn quản lý chất lượng, và xác định các yếu tố cần
    thiết của 1 hệ thống chất lượng để đảm bảo chất lượng của sản phẩm hay dịch
    vụ mà 1 tổ chức cung cấp.
    Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 gồm:
    - ISO 9000 - 2005: Cơ sở và từ vựng,
    - ISO 9001 - 2008: Các yêu cầu,
    - ISO 9004 - 2009: Quản lý sự thành công lâu dài của tổ chức – phương
    pháp tiếp cận quản lý chất lượng,
    - ISO 19011 - 2011: Hướng dẫn đánh giá các hệ thống quản lý.
    Các phiên bản của Tiêu chuẩn Việt Nam ISO 9001 tại Việt Nam: ISO
    9001:1987; ISO 9001:1994; ISO 9001:2000; ISO 9001:2008.
    1.2.1 Mục đích áp dụng:
    Chứng tỏ khả năng cung cấp sản phẩm đồng nhất đáp ứng các yêu cầu của
    khách hàng và các yêu cầu pháp lý khác.
    Nâng cao sự thoả mãn khách hàng qua việc áp dụng có hiệu lực hệ thống
    này, xây dựng các quá trình để cải tiến thường xuyên và phòng ngừa các sai lỗi.
    1.2.2 Nguyên tắc áp dụng:
    – Nguyên tắc 1: Hướng vào khách hàng
    Doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng của mình và vì thế cần hiểu các
    nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, để không chỉ đáp ứng mà
    còn phấn đấu vượt cao hơn sự mong đợi của họ.
    – Nguyên tắc 2: Sự lãnh đạo
    Lãnh đạo thiết lập sự thống nhất đồng bộ giữa mục đích và đường lối của
    doanh nghiệp. Lãnh đạo cần tạo ra và duy trì môi trường nội bộ trong
    doanh nghiệp để hoàn toàn lôi cuốn mọi người trong việc đạt được cắc
    mục tiêu của doanh nghiệp
    – Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người
    Con người là nguồn lực quan trọng nhất của một doanh nghiệp và sự
    tham gia đầy đủ với những hiểu biết và kinh nghiệm của họ rất có ích cho
    doanh nghiệp
    – Nguyên tắc 4: Tiếp cận theo quá trình
    Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các nguồn và các
    hoạt động có liên quan được quản lý như một quá trình
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...