Luận Văn Quá trìn CPH Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam & tình hình CPH thực tế ở công ty bánh kẹo Hải Châu

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quá trình CPH Doanh nghiệp Nhà nước ở VN & tình hình CPH thực tế ở Cty bánh kẹo Hải Châu

    LỜI MỞ ĐẦU



    Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương lớn của đảng và nhà nước ta nhằm huy động vốn của công nhân viên chức trong doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân khác để đầu tư đổi mới doanh nghiệp nhà nước đồng thời tạo điều kiện để những người góp vốn và công nhân viên chức trong doanh nghiệp nâng cao vai trò làm chủ, tạo thêm động lực thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước kinh doanh có hiệu quả . Đó là một xu hướng tất yếu và cần thiết của một nền kinh tế mới. Để thực hiện được điều đó thì quả là không dễ dàng, vì vậy cần phảo có những bước đi đúng đắn dưới sự chỉ đạo của đảng và nhà nước nhằm đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước làm động lực thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. Qua tình hình thực tế và được nghiên cứu môn pháp luật kinh tế nên em mạnh dạn chọn đề tài Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam và tình hình cổ phần hoá thực tế ở công ty bánh kẹo Hải Châu.

    Đề tài của em gồm:

    Chương 1 : Một số khái niệm và quy định của nhà nước về cổ phần hoá

    Chương 2 : Quá trình cổ phần hoá tại công ty bánh kẹo Hải Châu.

    Chương 3 : Một số ý kiến nhận xét về cách thức tiến hành cổ phần hoá tại công ty nhà nước hiện nay



    CHƯƠNG 1

    MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN

    1.1.THẾ NÀO LÀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP?

    Cổ phần hoá doanh nghiệp là việc các doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần. Hay cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là làm thay đổi quyền sở hữu và phương thức quản lý kih doanh nhằm đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp và khẳng định sức mạnh của doanh nghiệp nhà nước đối với nền kinh tế của đất nước.

    Công ty cổ phần là công ty trong đó :

    - số thành viên gọi là cổ đông mà công ty phải có trong suốt thời gian hoạt động ít nhất là bẩy.

    - Vốn điều lệ của công ty chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu. Mỗi cổ đông có thể mua thêm một hoặc nhiều cổ phiếu.

    - Cổ phiếu có thể phát hành có thể ghi tên hoặc không ghi tên.Cổ phiếu không ghi tên được tự do chuyển nhượng. Cổ phiếu có ghi tên chỉ được chuyển nhượng nếu được sự đồng ý của hội đồng quản trị. Công ty cổ phần được tự do đặt tên. Trên bảng hiệu, hoá đơn quảng cáo, báo cáo, tài liệu, giấy tờ giao dịch khác của công ty đều phải ghi tên công ty kèm theo chữ “Công ty cổ phần” và vốn điều lệ công ty.

    Cơ quan có quyền quyết định cho cổ phần hoá doanh nghiệp:

    * Thủ tướng chính phủ phê duyệt các doanh nghiệp thành viên trong các tổng công ty 91 được tiến hành cổ phần hoá do Hội đồng quản trị của các tổng công ty 91 đề nghị.

    * Thủ tướng chính phủ uỷ quyền cho các bộ trưởng, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cho các DN thuộc thẩm quyền quản lí của mình được tiến hành cổ phần hoá.

    * Thủ tướng chính phủ uỷ quyền cho các bộ trưởng, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cho các DN thành viên trông tổng công ty 90 được tiến hành cổ phần hoá do Hội đồng quản trị của tổng công ty đề nghị.

    DNNN được cổ phần hoá phải có đủ các điều kiện sau :

    Theo quy định tại điều 7 nghị định 28/CP :

    + DN có quy mô vừa và nhỏ (trừ doanh nghiệp cổ phần hoá theo hình thức quy định tại điểm 1 điều 9 của nghị định 28/CP)

    + Không thuộc diện những doanh nghiệp cần thiết giữ 100% vốn đầu tư của nhà nước.

    + Có phương án kinh doanh hiệu quả.

    Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được tién hành theo các hình thức :

    ð Giữ nguyên giá trị hiện có của doanh nghiệp phát hành cổ phiếu theo quy định nhằm thu hút têm vốn để phát triển DN.

    ð Bán một phần hiện có của giá trị DN

    ð Tách một bộ phận doanh nghiệp đủ điều kiện cổ phần hoá

    Người có quyền mua cổ phiếu của DN cổ phần hoá:

    - Các tổ chức có tư cách pháp nhân.

    - Các tổ chức xã hội được pháp luật công nhận.

    - Công dân VN từ 18 tuổi trở lên.

    - Việc bán cổ phiếu cho cá công ty nước ngoài theo quy định riêng của chính phủ. Cổ phiếu được bán công khai tại DN cổ phần hoá hoặc được bán thông qua các ngân hàng thương mại và các công ty tài chính được chỉ định.

    Thủ tục chuyển đổi DNNN được cổ phần hoá thành công ty cổ phần :

    Sau khi thực hiện cổ phần hóa, DN sẽ hoạt động theo chế độ công ty cổ phần quy định trong Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 1/1/2000.

    DN đăng kí kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, hồ sơ đăng kí gồm những giấy tờ sau:

    ủ Quyết định chuyển đổi DNNN thành công ty cổ phần của cơ quan có thẩm quyền.

    ủ Điều lệ công ty đã được đại hội đông cổ đông thông qua.

    ủ Biên bản bầu hội đồng quản trị và cử giám đốc điều hành.

    ủ Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước trước khi cổ phần hoá.

    Nguyên tắc xác định giá trị doanh nghiệp :

    Giá trị thực tế của DN là giá toàn bộ tài sản hiện có của DN tại thời điểm cổ phần hoá mà người mua, người bán cổ phần phải chấp nhận. Các yếu tố xác định giá trị thực tế :

    | Số liệu trong sổ sách kế toán của DN

    | Phẩm chất và tính năng kỹ thuật của tài sản, giá thị trường về tài sản đó tại thời điểm cổ phần hoá.

    | Lợi thế kinh doanh của DN như vị trí địa lý,uy tín mặt hàng

    DN có thể thuê công ty kiểm toán độc lập xác định giá trị thực tế của DN. Những DN không thực hiện đúng chế độ pháp luật về thông kê kế toán thì cơ quan có thẩm quyền quyết định thuê kiêm toán độc lập xác định.

    1.2.SỰ CẦN THIẾT, Ý NGHĨA VÀ TÁC DỤNG CỦA CỔ PHẦN HOÁ :

    g Cổ phần hoá góp phần giải quyết những khó khăn về vốn nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của khu vực DNNN.

    g Cổ phần hóa doanh nghiệp tạo điều kiện cho người lao động thực hiện quyền làm chủ thực sự của mình đối với doanh nghiệp.

     
Đang tải...