Tiểu Luận Qua một vài tác phẩm văn học hiện đại, hãy phân tích để làm sáng tỏ mối quan hệ giữa tư du

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Tiểu Luận Qua một vài tác phẩm văn học hiện đại, hãy phân tích để làm sáng tỏ mối quan hệ giữa tư duy lôgic và tư duy hình tượng

    MỞ ĐẦU

    Trong một tác phẩm văn học
    , tư duy logic và tư duy hình tượng có một vai trò hết sức quan trọng, có thể nói chính chúng đã góp phần đưa tác phẩm trở nên có gía trị trong cuộc sống của chúng ta nói chung và trong văn học nghệ thuật nói riêng; thậm chí còn có tác dụng rất lớn trong nhiều lĩnh vực khác như: Khoa học chính trị, ngoại giao, thương mại, v.v .
    Chúng ta hẳn còn nhớ những lời lẽ bất hủ trong bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chủ tịch đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày 2.9.1945, tư duy logic và tư duy hình tượng trong bản Tuyên ngôn của Bác lại dựa trên luận đề trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ (1776) và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp (1791): Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng . Và ngay sau khi dẫn trích, Người đã đưa ra hàng loạt các bằng chứng, dẫn chứng . để kết tội tày trời giặc Pháp: chúng chẳng những cướp nước ta mà còn làm cho nhân dân ta lâm vào tình cảnh cơ hàn tủi nhục . Vậy, cái gì đã giúp cho bản Tuyên ngôn của Bác hết sức đanh thép và đầy sức thuyết phục sau khi công nhận luận đề trong Tuyên ngôn độc lập và nhân quyền của Pháp và Mĩ để kết tội chúng, rồi tuyên bố cho cả toàn thể nhân dân và trên toàn thế giới được biết từ nay: dân tộc Việt Nam hoàn toàn được tự do, hoàn toàn được độc lập ? Phải chăng chính tư duy logic và tư duy hình tượng đã góp phần tạo cho sự thắng lợi của bản Tuyên ngôn của Người đi vào lịch sử.
    Vậy tư duy logic và tư duy hình tượng là gì? Theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đạt, Giảng viên khoa Ngữ văn trường ĐHKHXH và Nhân Văn: tư duy lôgic là tư duy chính xác{tiền đề, kết đề và lý lẽ}, có cơ sở khoa học thực tiễn của tác giả được phản ánh một cách trực diện trong tác phẩm. Còn tư duy hình tượng lại là cơ sở sáng tạo ra các hình tượng khách quan và chủ quan, đồng thời tạo nên các phép so sánh đối chiếu liên tưởng trong tác phẩm; qua đấy người nói đưa ra những lý lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một hệ thống xác tín nào đó, rút ra một (một số) kết luận hay chấp nhận một số kết luận nào đó của tác phẩm.
    Trong văn học, sự sáng tạo nên một tác phẩn hay của mỗi nhà văn đều có sự khác nhau mà chủ yếu là do trình độ văn hóa, học vấn, do nguồn gốc xuất thân, do hoàn cảnh xã hội .Đây là những yếu tố chi phối đến thói quen và cách sử dụng ngôn ngữ của mỗi nhà văn cụ thể. Chính những sự chi phối trên mà mỗi nhà văn khi cho ra đời một tác phẩm văn học nghệ thuật đều mang những phong cách ngôn ngữ riêng biệt của mình. Thế nhưng sự thành công của mỗi tác phẩm văn học nghệ thụât chính là ở chỗ đem đến cho người đọc sự chia sẻ cảm thông, làm cho người đọc có thể vui với cái vui của nhân vật, có thể buồn với cái buồn của nhân vật, sót xa với những số phận oan trái, căm hờn với những cảnh đời nghiệt ngã, đau đớn với nỗi đau của nhân vật. Không những thế người đọc còn cảm nhận được tâm tư tình cảm của tác giả thông qua hệ thống các nhân vật và nội dung của tác phẩm. Muốn đạt được sự thành công như vậy thì đòi hỏi mỗi nhà văn khi sáng tạo một tác phẩm văn học phải am hiểu cuộc sống, có vốn từ ngữ phong phú, có thể sử dụng các phương tiện ngôn ngữ tinh xảo, có khả năng tác động đến cảm xúc, suy nghĩ của người đọc. Như vậy đối với quá trình sáng tạo văn học, muốn tác phẩm của mình đến được với công chúng và được công chúng đón nhận thì đòi hỏi mỗi nhà văn không ngừng lao động và sáng tạo, để có thể cho ra những tác phẩm văn học nghệ thuật hay. Một tác phẩm văn học nghệ thuật được công nhận là hay, là thành công không chỉ được đánh giá bởi nội dung phản ánh của tác phẩm đó, mà nó còn phụ thuộc vào trình độ sáng tạo nghệ thuật của tác giả trong tác phẩm đó, trong đó vấn đề về tư duy lôgic và tư duy hình tượng của tác giả được phản ánh trong tác phẩm là vấn đề vô cùng quan trọng để góp phần tạo nên sự thành công của tác phẩm.
    [​IMG]


     
Đang tải...