Tiểu Luận Qua môn học Ánh sáng và Màu sắc anh chị tâm đắc nhất điều gì? Ứng dụng điều đó vào thiết kế trang tr

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    QUA MÔN HỌC ÁNH SÁNG & MÀU SẮC EM TÂM ĐẮC CẢ ÁNH SÁNG & MÀU SẮC.

    I). KHÁI NIỆM VỀ MÀU SẮC:

    Màu sắc là cảm giác mang đến cho hệ thần kinh của người từ sự kết hợp tín hiệu của ba loại tế bào cảm thụ màu ở mắt người. Cảm giác này cũng bị ảnh hưởng "dài hạn" từ trí nhớ lưu lại quá trình học hỏi từ khi lớn lên trong xã hội, và "ngắn hạn" bởi các hiệu ứng ánh sáng của phông nền.

    Màu sắc hoặc hình dạng những cảm giác mà nó đem lại cho con người thì rất đa dạng
    vì thế có thể xem màu sắc là một tín hiệu thị giác rất mạnh. àu sắc về cơ bản được phân loại dựa trên hai phương diện hình thức và nội dung: Biểu hiện bên ngoài của màu sắc (external): Màu sắc với tư cách là hiện tượng bên ngoài, là quang phổ ánh sáng thấy được của bước sóng từ nguồn sáng hoặc bề mặt phản xạ ánh sáng. Nội hàm của màu sắc (internal): là cảm nhận thị giác và nhận thức của con người về bước sóng ánh sáng tác động lên mắt.

    Vòng tròn màu cơ bản được tạo ra từ 3 màu gốc: Đỏ - Vàng - Lục lam. Từ ba màu này chúng được pha hai hoặc nhiều màu với nhau ta sẽ có hàng tỷ sắc màu để lựa chọn và sử dụng cho công việc thiết kế.

    1/ Màu dương tính: Màu được tạo ra từ một nguồn sáng. Ví dụ: khi những màu cơ bản: Đỏ; Xanh lá cây và Xanh da trời phối hợp với nhau sẽ tạo ra màu trắng.

    2/ Màu âm tính: Là màu được xác định bởi sự hấp thu ánh sáng. Ví dụ: khi màu Xanh lục, Đỏ cánh sen và Vàng được phối hợp chúng sẽ tạo ra màu nâu đen. Nếu bạn phối những màu dương tính cơ bản bạn sẽ được những màu âm tính cơ bản và ngược lại. Hiểu được mối quan hệ đối nghịch này trong màu sắc rất cần thiết khi phải xác định và chỉnh sửa những trục trặc về màu sắc.

    Ví dụ: Nếu một hình ảnh quá xanh, bạn có 2 cách để tiếp cận vấn đề: Hoặc tăng thêm màu vàng vốn là màu đối nghịch với xanh da trời nhằm làm trung hoà màu xanh da trời. Hoặc giảm bớt màu xanh da trời trong hình ảnh. Cả 2 cách đều đi đến cùng một kết quả là giảm bớt được màu xanh.

    3/ Vòng tròn màu căn bản (the color wheel): Vòng tròn màu căn bản có 12 cung chia đều theo hình nan quạt trên diện tích hình tròn, mỗi cung có 8 cấp độ màu đi dần vào tâm vòng tròn từ đậm đến nhạt. 12 cung x 8 cấp độ sẽ tạo ra 106 màu căn bản và được đánh số từ 1 đến 106 đó cũng là kí hiệu khi ta chọn màu . Ví dụ: Số 1 là màu đỏ sậm nhất (C:0 – M:100 – Y:100 – K:45) số 36 là màu vàng tươi (C:0 – M:0 – Y:100 – K:0) số 84 (C:80 – M:100 – Y:0 – K:0) là màu tím rượu nếp than (híc nghe mà thèm) số 68 (C:100 – M:60 – Y:0 – K:0) là màu xanh nước biển

    Vòng tròn màu căn bản được tạo ra từ 3 màu: Đỏ - Vàng - Lục lam. Từ ba màu này, màu sắc được pha lẫn hai màu với nhau ( ví dụ: Đỏ + Vàng = Da cam) rồi ba màu trộn lại với nhau, cứ thế ta sẽ có hơn 3.400 màu thông dụng nhất trong thiết kế đồ hoạ và nếu cứ pha , pha và pha trộn mãi bạn sẽ có hàng ty tỷ sắc màu cho riêng bạn.

    4/ Cách dùng màu: ã Cấp thứ nhất (Primary) - Dùng 3 màu: Đỏ - Vàng - Lục lam để phối ra các sắc độ màu khác nhau.

    ã Cấp thứ hai (Secondary): Nếu lấy màu đỏ chồng lên màu vàng sẽ được màu da cam, lấy màu đỏ chồng lên lục lam sẽ có màu tím, lấy màu vàng chồng lên màu lục lam sẽ được màu xanh lá cây Cách lấy 2 màu chồng lên nhau để tạo ra màu khác như trên được gọi là màu chồng đơn.

    ã Cấp thứ ba (Tertiary): Từ 3 màu căn bản: Đỏ - Vàng - Lục lam chúng ta đã phối ra màu da cam – xanh lá – tím. Nếu chồng các màu ở cấp Primary và Secondary, ta sẽ được các màu ở cấp Tertiary là: Đỏ cam – Vàng cam – Vàng xanh – Xanh lơ – Xanh tím và Đỏ tím.
    *** Không có “cái gọi là” màu đen, màu xám hay màu trắng vì màu trắng chỉ là sắc độ giảm tối đa của một trong 12 màu trên vòng tròn màu, màu xám và đen chính là sắc độ tăng tối đa của những màu trên

    5/ Trình tự phối màu:
    ã Bước 1: Xác định rõ hiệu ứng màu sắc bạn muốn đạt được.
    ã Bước 2: Chọn 1 màu chính đặc trưng cho chủ đề muốn thể hiện.
    ã Bước 3: Chọn 1 màu hỗ trợ cho màu chính. Để có thể tìm được màu hỗ trợ một cách nhanh chóng, bạn dùng 2 màu đối diện nhau trong vòng tròn màu căn bản.

    Ví dụ: Màu đỏ được chọn là màu chính thì màu hỗ trợ cho nó là màu xanh lá cây. Tương tự như vậy ta có các cặp màu chính và màu hỗ trợ như sau: Màu Gạch cua – Xanh ve chai. - Da cam – Xanh dương. Nghệ - Chàm. Vàng – Tím. Vàng xanh - Đỏ tím Màu chính và màu hỗ trợ có tính năng làm tăng nét rực rỡ, linh động và giúp nhau nổi bật lên.

    Ví dụ: Nếu ta đặt cánh hoa vàng trên phông nền tím, hoa vàng sẽ rực rỡ hơn nhờ màu tím làm nền đệm. Nhưng nếu cũng với cách thức ấy, dùng nền màu trắng hay xanh lá thì cánh hoa vàng không nổi bật được.

    Nếu đặt mảng màu đỏ tươi cạnh màu xanh lá cây thì cũng có hiệu ứng tương tự.
    ã Bước 4: Từ màu chính và màu phối hợp chọn ra màu thứ ba hài hoà với 2 màu trước.
    Một số khái niệm màu trong thiết kế:

    ã Hệ màu RGB: Là bộ màu gồm 03 màu cơ bản: Đỏ (R) Xanh lá cây (G) và Xanh da trời (B)
    RGB là không gian màu dương tính thường được sử dụng phổ biến vì nó rất thuận lợi trong việc chỉnh sửa.
    ã Hệ màu CMYK: Là sự phối hợp giữa Cyan (da trời) Magenta (tím) Yellow (vàng) và blacK (đen)
    CMYK là không gian màu âm tính thường được dân in ấn sử dụng.

    ã Hệ màu Lab:Anh chàng này khá đặc biệt, bạn hãy thử chuyển một file RGB sang Lab thử xem (Image > Mode > Lab Color) Trong bảng Channel nó sẽ giải mã cho bạn, nó chính là các kênh ảnh. Trong đó thông tin về kênh màu đen trắng L đã được tách ra từ thông tin chung của màu sắc. Kênh a mang thông tin màu xanh sang đỏ và kênh b mang thông tin màu xanh sang vàng. Lab là một không gian màu độc lập và chỉnh sửa màu trong hệ của nó là một công việc thú vị vì một sự di chuyển nhẹ nhàng trên kênh a hoặc kênh b cũng tạo ra những thay đổi mạnh mẽ nhất về màu sắc. Lab là hệ màu rất thích hợp trong chỉnh sửa ảnh KTS

    ã Hệ màu HSB: Hue liên quan đến màu sắc, Saturation (độ thấm qua) xác định số lượng màu sắc và Brihtness (độ chói) liên quan đến số lượng ánh sáng có trong màu sắc. HSB thường được dùng trong việc chỉnh sửa ảnh chân dung.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...