Luận Văn Quả dưa đỏ cùng Tố Tâm những nét tương đồng và khác biệt

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỤC LỤC 1
    DẪN NHẬP. 3
    0.1 Lí do chọn đề tài 3
    0.2 Lịch sử vấn đề . 4
    0.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .6
    0.4 Phương pháp nghiên cứu .6
    0.5 Bố cục trình bày 7
    NỘI DUNG . 8
    1. Đôi nét về Nguyễn Trọng Thuật với Quả dưa đỏ và Hoàng Ngọc Phách với Tố Tâm 8
    1.1. Nguyễn Trọng Thuật với tiểu thuyết Qủa dưa đỏ. 8
    1.1.1. Tác giả Nguyễn Trọng Thuật – một trong những người viết cuốn tiểu thuyết Quốc ngữ đầu tiên miền Bắc. 9
    1.1.2. “Quả dưa đỏ” – cô gái Việt nga dậy sớm 10
    1.2. Hoàng Ngọc Phách với tiểu thuyết Tố Tâm 13
    1.2.1. Tác giả Song An - Hoàng Ngọc Phách một ngòi bút khiêm nhường .13
    1.2.2. Tiểu thuyết “Tố Tâm” - một “làn sóng dư luận” tại Hà thành14
    2. Một số vấn đề chung về văn học hiện đại, tiểu thuyết và quá trình hiện đại hóa văn xuôi Việt Nam 17
    2.1. Một số vấn đề chung về tiểu thuyết 18
    2.2. Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX – giai đoạn chuyển tiếp, tạo tiền để cho văn học hiện đại phát triển. 21
    2.3. Văn học Việt Nam ba mươi năm đầu thế kỉ XX – buổi giao thời ban đầu đầy biến động của nền văn học hiện đại 25
    3. So Sánh tiểu thuyết Quả dưa đỏ và tiểu thuyết Tố Tâm để thấy được những nét tương đồng và vài đặc trưng khác biệt 31
    3.1.“Quả dưa đỏ” và “Tố Tâm” – Những nét tương đồng. 31
    3.2.“Qủa dưa đỏ” và “Tố Tâm” những đặc trưng khác biệt 34
    4. Bí quyết thành công của Nguyễn Trọng Thuật và Hoàng Ngọc Phách 40
    4.1. Bí quyết thành công của Nguyễn Trọng Thuật trong Qủa dưa đỏ. 40
    4.2. Bí quyết thành công của Song An - Hoàng Ngọc Phách trong tiểu thuyết Tố Tâm 44
    KẾT LUẬN 48
    INDEX 52
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 54



    DẪN NHẬP

    0. 1 Lí do chọn đề tài
    Cuộc sống thật muôn màu, muôn sắc, muôn chiều và đa dạng, không có điều gì mà không tìm thấy nơi sự sống đang ngự trị. Những mảng màu của cuộc sống luôn song hành cùng nhau, có tối, sáng, có thăng, trầm. Nghệ thuật phản ánh cuộc sống, những sắc diện của cuộc sống được phóng chiếu qua lăng kính của nghệ thuật cũng phong phú và đa sắc.
    Tác phẩm văn học một khi đã đi cùng năm tháng, mang trong mình sức sống vượt không gian lẫn thời gian có lẽ đều chất chứa nỗi niềm và hơi thở của thời đại.
    Có những tác phẩm khi vừa ra đời liền lập tức nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của người đọc nhưng ngay sau đó lại rơi vào quên lãng. Lại có những tác phẩm phải trải qua một quá trình thử thách mới chứng minh được những giá trị đích thực của chính nó. Và còn rất nhiều số phận tác phẩm văn chương khác phải bước đi trên con đường chọn lọc, đào thải khắt khe bởi thời gian. Qủa dưa đỏTố Tâm là những tác phẩm như thế.
    Tìm hiểu về Tố TâmQủa dưa đỏ chúng ta không chỉ có điều kiện hiểu được đầy đủ, sâu sắc giá trị tác phẩm của Nguyễn Trọng Thuật và Hoàng Ngọc Phách mà qua đó còn có thể rút ra được những kết luận có giá trị khái quát về bản chất, quy luật phát triển và quy luật sáng tạo của văn học đương thời.
    Thực tế cho chúng ta thấy việc nghiên cứu dựa trên sự đối sánh giữa các tác phẩm của các nhà văn rất nhiều. Song, hầu như người viết nhận thấy, vấn đề đối sánh giữa Tố TâmQủa dưa đỏ chưa thật sự được “định hình” một cách rõ rệt.
    Vì vậy, người viết cảm thấy việc tìm hiểu tác phẩm Qủa dưa đỏTố Tâm của Nguyễn Trọng Thuật và Hoàng Ngọc Phách dưới dạng đối sánh khá quan trọng và thú vị. Tiếp cận vấn đề này, chúng ta có thể hiểu sâu hơn nghệ thuật sáng tác của Nguyễn Trọng Thuật và Hoàng Trọng Phách nói riêng, và nghệ thuật sáng tác trong nền văn học hiện đại những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX trong quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nói chung. Đó cũng chính là câu trả lời cho vấn đề tại sao người viết chọn đề tài tìm hiểu đề tài Quả dưa đỏ cùng Tố Tâm những nét tương đồng và khác biệt.
    0. 2 Lịch sử vấn đề
    Trong nghiên cứu về cuộc đời của Nguyễn Trọng Thuật và Hoàng Ngọc Phách, các công trình nghiên cứu hầu hết đều khẳng định vai trò và vị trí của cả hai tác giả trong nền văn học hiện đại.
    Những công trình nghiên cứu về giai đoạn văn chương buổi đầu hiện đại hóa đã đề cập rất nhiều đến tiểu thuyết “Tố Tâm”. Một số điển hình như những nghiên cứu dày công “Nhà văn hiện đại” của Vũ Ngọc Phan, “Việt Nam văn học sử giản ước tân biên” của Phạm Thế Ngũ, “Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại” của Phan Cự Đệ, Hầu hết trong những công trình này đều xem xét tiểu thuyết “Tố Tâm” trong vai trò mở đường cho văn xuôi lãng mạn Việt Nam hiện đại. Cũng có một số tác giả tìm kiếm những giá trị nghệ thuật và vị trí của “Tố Tâm” trong nền văn học nước nhà như Võ Phúc Châu với tiểu luận “Tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách trong buổi đầu hiện đại hóa văn học Việt Nam”, Nguyễn Q. Thắng với bài nghiên cứu “Tố Tâm - Tiểu thuyết một thời”,[1]
    Về Qủa dưa đỏ, dường như ít mang được “sức lửa” nên cũng thiếu vắng những công trình nghiên cứu lớn. Trong quá trình tìm hiểu người viết thấy nghiên cứu về tác phẩm này trước hết phải kể đến Thiếu Sơn, trong bài viết về Qủa dưa đỏ, với nhận định Qủa dưa đỏ là một cuốn sách đáng khen “Sách viết có công phu, có chủ ý, nói là tiểu thuyết mà rặt những ý nghĩa cao thâm, thiệt là hay vừa lành: hay vì nó không đến nỗi vô vị vô duyên, lành vì nó không ảnh hưởng gì xấu đến người đọc” [1, tr.312].
    Tuy nhiên, trong Phê bình và cảo luận, ông cũng phê bình An Tiêm, cho rằng nhân vật này còn nhiều hạn chế. Theo ông, An Tiêm không phải là một người mà chỉ là cái lí tưởng hóa một tín đồ của Nho giáo.
    Lược sử tiểu thuyết Việt Nam, tạp chí Thời Tập số II ngày 18-9-1974 do Viên Linh chủ trương khởi đăng loạt bài của Lê Duy Oanh, gốc Bắc như người chủ trương, về Hoàng Ngọc Phách, Nhất Linh, Ngô Tất Tố, Hồ Biểu Chánh khi nói về tiểu thuyết thời tiền chiến cũng giữ một luận điệu đã trở thành hầu như hiển nhiên:
    “Ông Nguyễn Bá Học, một cây viết của nhóm Nam Phong có lẽ đã là người đầu tiên dùng quốc ngữ để viết tiểu thuyết theo thể truyện ngắn. Ông Học đã cho đăng trên Nam Phong gần 10 truyện ngắn trong số có những chuyện hiện còn được nhiều người nhắc tới như “Câu chuyện gia đình” (1918), “Chuyện ông Lỵ Chăm; Có gan làm giàu” . Đồng thời, ông Phạm Duy Tốn, cũng trong nhóm Nam Phong và là người thông thạo Tây học, cũng đã dùng chữ quốc ngữ để viết những truyện ngắn như “Sống chết mặc bay” (1918), “Con người sở khanh”. Văn Pháp của ông Tốn đã có vẻ linh hoạt gọn gàng sắc sảo hơn văn của ông Học. Nhưng cả hai ông, nhất là ông Học, đã được hậu sinh coi như hai người mở đường cho loại tiểu thuyết mới Việt Nam bằng chữ Quốc ngữ. Chừng sáu bảy năm sau, cũng trong nhóm Nam Phong, có thêm ông Nguyễn Trọng Thuật, với cuốn tiểu thuyết “Quả dưa đỏ” xuất bản năm 1925 và đã được giải thưởng văn chương của Hội Khai Trí Tiến Đức, ông Nguyễn Trọng Thuật được hậu sinh coi như một trong hai người đầu tiên viết tiểu thuyết dài bằng chữ quốc ngữ, vị thứ hai, người được coi như đã cùng với ông Thuật mở đường cho loại chuyện dài là ông Song An - Hoàng Ngọc Phách, tác giả cuốn truyện danh tiếng Tố Tâm . nội dung “Quả dưa đỏ” chỉ là một chuyện đã cũ, chuyện An Tiêm, còn nội dung truyện Tố Tâm hoàn toàn mới mẻ và được hậu thế coi như cuốn truyện đầu tiên của loại tiểu thuyết lãng mạn bằng quốc ngữ. Với Tố Tâm, Song An Hoàng Ngọc Phách xứng đáng được coi như thủy tổ của tiểu thuyết lãng mạn Việt Nam tiền chiến.
    Khi nói tới ảnh hưởng văn hóa ngoại quốc trong tiểu thuyết Việt Nam, Lê Huy Oanh viết: “Sang thời kỳ chữ Quốc ngữ, những tiểu thuyết gia am tường nho học như cụ Nguyễn Bá Học hoặc cụ Nguyễn Trọng Thuật đều vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng của Tàu cả về tư tưởng lẫn hình thức. Sau đó tới ảnh hưởng Tây phương. Thể văn tiểu thuyết mới kể từ Song An - Hoàng Ngọc Phách trở đi là thể văn hoàn toàn du nhập từ Tây phương”.
    Về vấn đề Nguyễn Trọng Thuật với Quả dưa đỏ cùng Song An với Tố Tâm những nét tương đồng và khác biệt hầu như chưa được đề cập đến.
    Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các công trình đi trước đã giúp người viết có được sự định hướng ban đầu. Trên cơ sở đó, người viết sẽ đi vào nghiên cứu cụ thể và trọn vẹn tiểu thuyết “Qủa dưa đỏ” và “Tố Tâm” để làm nổi bật vấn đề người viết cần đề cập. Đó là vấn đề Quả dưa đỏ cùng Tố Tâm những nét tương đồng và khác biệt.
    0. 3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
    Để tìm hiểu và làm rõ đề tài, người viết sử dụng cuốn sách Văn xuôi lãng mạn Việt Nam Tập 1. Quyển 2 do nxb Thành phố Hồ Chí Minh và nxb Văn hóa Sài gòn đồng xuất bản năm 2005 gồm 600 trang và cuốn sách Tâm lí tiểu thuyết Tố Tâm do nxb Văn nghệ Hội nghiên cứu giảng dạy Văn học Tp. Hồ Chí Minh xuất bản năm 1988, gồm 104 trang làm nguồn nghiên cứu chính.
    Ngoài ra, người viết còn sử dụng thêm một số tác phẩm khác có bàn về Qủa dưa đỏTố Tâm cũng như hai tác giả Song An và Đồ Nam Tử.
    Để hoàn thành tốt bài viết này, người viết đã tham khảo qua một số sách của các giáo sư: Cao Huy Đỉnh, Đào Xuân Quý, Hà Minh Đức, Đỗ Lai Thúy, Trần Đình Sử, và một số luận văn thạc sĩ, luận văn tốt nghiệp liên quan đến đề tài.
    0. 4 Phương pháp nghiên cứu
    Để tìm hiểu đề tài người viết chủ yếu dựa vào những phương pháp sau:
    0. 4. 1 Phương pháp so sánh, đối chiếu giữa Qủa dưa đỏTố Tâm để tìm ra những điểm tương đồng và đặc trưng khác biệt giữa Nguyễn Trọng Thuật và Hoàng Trọng Phách. Sử dụng phương pháp so sánh nhằm mục đích làm nổi rõ đặc điểm trong hai tập tiểu thuyết mà người viết thực hiện đề tài.
    0. 4. 2 Phương pháp phân tích, đối chiếu để thấy cái hay cái đẹp trong mỗi tác phẩm của cả hai tác giả là Nguyễn Trọng Thuật và Hoàng Ngọc Phách.
    Được áp dụng khi phân tích tác phẩm thông qua những dấu hiệu và đặc điểm nghệ thuật mang tính nội dung để rút ra những nét tương đồng cũng như khác biệt trong tư tưởng nghệ thuật của họ. Nó được vận dụng xuyên suốt trong toàn bộ bài viết với ý nghĩa chỉ đạo người viết trong quá trình lựa chọn cũng như phân tích, bình giá vấn đề.
    Ngoài ra, trong quá trình tìm hiểu người viết sử dụng phương pháp dựa vào lịch sử và các thao tác thống kê, phân loại, tổng hợp để phục vụ làm rõ đề tài.
    0. 5 Bố cục trình bày
    Bài nghiên cứu, ngoài Mục lục, Index và Tài liệu tham khảo có ba phần chính. Trước hết là phần Dẫn nhập, sau đó là phần Nội dung và cuối cùng là phần Kết luận.
    Trong đó, phần Nội dung là phần được trình bày kĩ nhất, ở phần này thể hiện hầu như toàn bộ phương pháp, tư tưởng và nhiệm vụ giải quyết vấn đề của người viết trong việc tìm hiểu đề tài. Phần nội dung của tiểu luận gồm những nét chính như sau:
    Thứ nhất, giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm của hai tiểu thuyết và những nhận định khái quát ban đầu.
    Thứ hai, giới thiệu về một số vấn đề chung về văn học hiện đại, tiểu thuyết và quá trình hiện đại hóa văn xuôi Việt Nam.

    Thứ ba, đi vào so sánh tiểu thuyết Quả dưa đỏ và tiểu thuyết Tố Tâm để thấy được những nét tương đồng, những đặc trưng khác biệt.
    Và cuối cùng là theo cách đánh giá chủ quan của người viết, chỉ ra những bí quyết thành công của cả hai tác phẩm đang bàn là tiểu thuyết Tố Tâm và tiểu thuyết Quả dưa đỏ.


    [HR][/HR] [1] Dẫn theo khảo luận tiểu thuyết Tố Tâm của Phạm Vũ Hương Trà, ĐHSP. Tp. HCM.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...