Báo Cáo Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa sự lựa chọn duy nhất đúng trên con đường tiến lên CNX

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục

    A. Mở đầu

    B. Nội dung.


    I. Quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội bỏ qua chế độ Tư Bản Chủ Nghĩa-sự lựa chọn tất yếu trên con đường đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội và khả năng thực hiện ở Việt Nam.

    1. Tính tất yếu.

    2.Khả năng thực hiện

    II. Những nhiệm vụ chủ yếu trong thời kỳ quá độ.

    1. Phát triển lực lượng sản xuất

    2. Xây dựmg và hoàn thiện quan hệ sản xuất theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa

    2.1. Quan hệ sản xuất phải phù hợp với sức sản xuất.

    2.2. Nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước. Thực hiện phân phối theo nguyên tắc kinh tế thị trường, đẩy mạnh phúc lợi xã hội

    2.3. Tạo điều kiện để kinh tế nhà nước vươn lên nắm vai trò chủ đạo.

    2.4. Phải tính đến yếu tố thời đại, mở cửa và hội nhập với quốc tế và khu vực.

    3. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.

    4. Nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân.

    5. Xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội và bảo vệ tổ quốc.

    III. Hai đặc trưng cơ bản nhất trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam.

    1. Đa dạng hoá các hình thức sở hữu trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.

    1.1. Tính tất yếu của thực hiện đa dạng hoá sở hữu.

    1.2. Các hình thức sở hữu ơ Việt Nam.

    2. Thực hiện phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

    2.1. Tính tất yếu tồn tại nhiều thành phần kinh tế.

    2.2. Các loại hình kinh tế.

    2.3. Ý nghĩa của việc sử dụng nhiều thành phần kinh tế.

    IV. Thực trạng nền kinh tế- xã hội Việt Nam hiện nay.

    1 Những thành tựu sau 15 năm đổi mới.

    2. Những tồn tại khó khăn cần khắc phục và những vấn đề nảy sinh cần giải quyết.

    V. Những giải pháp cụ thể trên con đường từng bước đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam.

    1. Tiếp tục đổi mới lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong nông nghiệp.

    2. Xây dựng nhận thức thống nhất và đầy đủ trong xã hội về vai trò, vị trí của các loại hình kinh tế.

    3. Tạo lập đông bộ các yếu tố thị trường, đối mới nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế nhà nước.

    4. Tạo bước chuyển mạnh mẽ về phát triển nguồn nhân lực coi con người là trung tâm.

    5. Các giải pháp khác.



    A. mở đầu.

    Mac nói rằng “ sự thay thế các hình thái kinh tế- xã hội là một quá trình lich sử tự nhiên”. theo luận điểm này khuynh hướng phát triển xã hội bỏ qua chế độ Tư Bản Chủ Nghĩa không phải là kết quả của một sự lựa chọn duy ý chí, chủ quan, mà một khuynh hướng phát triển khách quan, có thực tiễn đời sống xã hội. Theo tư tưởng của Mac, chúng ta hiểu sự thay thế xã hội Tư Bản Chủ Nghĩa bằng xã hội Xã Hội Chủ Nghĩa tất yếu sẽ xảy ra.

    Vấn đề ở chỗ, nếu xem xét ở phạm vi lịch sử toàn nhân loại thì lỉch sử xã hội loài người đã phát triển qua một số hình thái kinh tế - xã hội nhất đinh. Song, do đặc điểm về lịch sử, về không gian và thời gian, không phải quốc gia nào cũng đi qua tất cả các hình thái kinh tế- xã hội có tính tuần tự từ cộng sản nguyên thủy tới Tư Bản Chủ Nghĩa theo một sơ đồ chung. Thực tế chứng tỏ rằng, trong khi một số quốc gia Tây Âu phát triển tuần tự qua các hình thái kinh tế- xã hội điển hình thì đồng thời nhiều quốc gia khác( úc, Mỹ, một số nước Tư Bản Mỹ La Tinh, một số nước châu Âu ) lại phát triển theo con đường bỏ qua một hoặc vài hình thái kinh tế xã hội nào đó. Sở dĩ có hiện tượng như vậy là vì sự vận động của xã hội thường diễn ra không đồng đều giữa các quốc gia, các vùng. Trong lịch sử thường xuất hiện những trung tâm phát triển cao hơn về sản xuất vật chất, về kỹ thuật, văn hoá sự giao lưu hợp tác giữa các trung tâm đó làm xuất hiện khả năng một số nước đi sau có thể rút ngắn tiến trình lịch sử mà không cần lặp lại tuần tự các quá trình đã qua của lịch sử nhân loại.

    Dựa vào thực tế đó Mac và LeNin cho rằng : trong những điều kiện nhất định, con đường phát triển của các dân tộc tiền Tư Bản Chủ Nghĩa không nhất thiết phải diễn ra một cách tuần tự, mà con đường ấy có thể rút ngắn để các dân tộc chậm phát triển đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội một cách nhanh hơn. hay nói cách khác là có hai hình thức quá độ đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội

    Một là, quá độ từ Chủ Nghĩa Tư Bản lên Chủ Nghĩa Xã Hội. Loại quá độ này phản ánh quy luật phát triển tuần tự của xã hội loài người.

    Hai là, quá độ từ các hình thái kinh tế- xã hội trước Chủ Nghĩa Tư Bản lên Chủ Nghĩa Xã Hội. Loại quá độ này phản ánh quy luật phát triển nhảy vọt của xã hội loài người.

    Vậy bản chất của quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội bỏ qua chế độ Tư Bản Chủ Nghĩa là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng Tư Bản Chủ Nghĩa, nhưng tiếp thu kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ Tư Bản nhất là về khoa học công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nề kinh tế hiện đại. Đồng thời từng bước xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, chống tư tưởng duy lực lượng sản xuất, chủ nghĩa kỹ trị.

    Tuy nhiên để thực hiện quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội bỏ qua chế độ Tư Bản Chủ Nghĩa cần có đủ các điều kiện sau:

    Điều kiện bên ngoài: phải có một nước giành thắng lợi trong cách mạng vô sản, tiến lên xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội. Công cuộc xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở nước này là tấm gương và tạo điều kiện để giúp đỡ cac nước lạc hậu tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội bỏ qua giai đoạn phát triểnTư Bản Chủ Nghĩa.

    Điều kiện bên trong: phải hình thành tổ chức đảng cách mạng vô sản, phải giành được chính quyền về tay mình, xây dựng được các tổ chức nhà nước mà bản chất là xô viết nông dân và xô viết những người lao động. Trong văn kiện đại hội Đảng IX đã chỉ rõ con đường đi lên của Việt Nam là sự phát trỉên quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội bỏ qua chế độ Tư Bản Chủ Nghĩa.vậy lý do Việt Nam lựa chọn con đường này là:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...