Luận Văn Qua cơ sở lý luận về lạm phát.phân tích tình trạng lạm phát và các biện pháp ở Việt Nam tro

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Luận Văn Qua cơ sở lý luận về lạm phát.phân tích tình trạng lạm phát và các biện pháp ở Việt Nam trong năm 2008


    TÓM TẮT
    Việt Nam sau 12 năm kiểm soát được lạm phát (1995-2007),từ tháng 12 năm 2007,lạm phát quay trở lại với chỉ số CPI 2 con số.Giá cả mặt hàng tiêu dùng thiết yếu tăng vọt các tháng đầu năm 2008,Chính phủ đã thực hiện chiến lược kiềm chế lạm phát “cả gói” với 8 giải pháp.Nhớ những biện pháp kịp thời và linh hoạt của Chính phủ,tình hình lạm phát cuối tháng năm 2008 đã được kiềm chế,tuy vậy giá cả vẫn ở mức cao và vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp.Lạm phát là một hiện tượng mà cả thế giới đều quan tâm,nghiên cứu về lạm phát để từ đó rút ra những bài học vế lý lụân và thực tiễn là nhiệm vụ của các học giả,các nhà nghiên cứu,đặc biệt là các diễn đàn nghiên cứu khoa học của chuyên ngành kinh tế trong các trường đại học.Đề tài đã hệ thống hoá lý luận cơ bản về lạm phát và phân tích các diễn biến thực tế của lạm phát ở Việt Nam qua chỉ số CPI và lãi suất ngân hàng, tỉ giá hối đoái,tốc độ giảm GDP trong nước,chỉ số giá vàng,USD trên thế giới trong giai đoạn tứ tháng 12/2007 đến 11/2008 và dự báo rủi ro,thach thức đế xuất hệ giải pháp trong thời gian tới với kì vọng tham gia hoạch định chính sach vĩ mô.bổ sung kiến thức về lý luận và thực tiễn,nâng cao chất lượng giảng dạy,nghiên cứu học tập cho sinh viên và các bạn đồng nghiệp.







    LỜI MỞ ĐẦU
    1.Tính cấp thiết của đề tài

    Không lúc nào như thời gian từ năm 2008 đến nay, vấn đề lạm phát và tăng trưởng thu hút sự quan tâm của nhiều giới khác nhau:từ người dân thường mỗi ngày khi ra chợ có cảm nhận như mình bị móc túi; các chủ doanh nghiệp phải vật lộn với những toan tính từ chi phí vật tư, hàng hoá, dịch vụ, lương công nhân đến giá thành, giá bán, thị trường cung cấp vật tư, hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm; các chủ nhà băng tính toán lãi suất huy động và cho vay như thế nào vừa để thu hút tiền gửi của người gửi tiền và người vay vốn có thể chấp nhận với lãi suất cao hơn; các nhà lập pháp, hành pháp và hoạch định chính sách đau đầu về những đơn thuốc chữa trị cho nền kinh tế khi lâm vào bão bệnh “lạm phát cường độ cao”, hậu quả là tăng trưởng bị suy giảm, đời sống nhân dân, nhất là người nghèo, người có thu nhập thấp gặp khó khăn; trong dài hạn, Chính phủ lại lo ngại khi tăng trưởng kinh tế bị suy giảm gây hậu quả giảm phát, làm cho đời sống của các tầng lớp dân cư càng gặp khó khăn hơn, sức mua giảm dẫn đến kinh tế bị suy thoái, những ảnh hưởng tiêu cực từ khủng hoảng tài chính từ nước Mỹ và toàn cầu đang tác động xấu đến nền kinh tế nước ta, thị trường xuất khẩu hàng hoá bị giảm sút, vốn đầu tư gián tiếp có nguy cơ bị rút khỏi thị trường chứng khoán, vốn đầu tư trực tiếp không thực hiện được như cam kết. Để kích thích nền kinh tế, trong lúc tích luỹ của nền kinh tế, dự trữ ngân sách, dự trữ ngoại hối của nước ta còn rất hạn hẹp, Nhà nước ta không đủ nguồn lực để cung cấp các gói kích thích nền kinh tế như các nước phát triển hoặc như Trung Quốc, Ấn Độ với hàng trăm tỷ đô la; Nhà nước chỉ có những khoản kích thích bằng tăng vốn đầu tư trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, trợ cấp bằng tăng các khoản cho vay, giảm thuế, giảm lãi suất cho vay, tăng lương hoặc giảm giờ làm việc, giảm giá hàng hoá, dịch vụ hoặc tăng trợ cấp cho các đối tượng chính sách.
    Để làm rõ mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế trong nước và thế giới, về lý thuyết và thực nghiệm nhóm chúng tôi có một số ý kiến về tình hình lạm phát hiện nay, nếu có ý nào còn sai sót mời thầy bổ sung thêm, nhóm em xin chân thành cảm ơn.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Hệ thống hóa lý luận về lạm phát.
    - Phân tích và đánh giá thực trạng tình hình lạm phát trong năm 2008
    - Dự báo mức lạm phát trong một vài tháng cuối năm 2008
    - Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng kiềm chế và chống lạm phát trong năm 2008
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Trong phạm vi nghiên cứu, chuyên đề đi sâu vào nhận định tình hình biến động nội tại chuỗi gia tăng lạm phát, nhìn nhận lý do khách quan của sự biến động, từ đó có cơ sở để đưa ra những kiến nghị và giải pháp trong công tác quản lý và kiềm chế lạm phát, từ đó có làm tốt lên công tác ổn định kinh tế vĩ mô.


    Luận văn chia làm 3 chương, dài 25 trang
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...