Luận Văn QLNN về tôn giáo tại địa bàn Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp (101 trang)

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: QLNN đối với hoạt động tôn giáo tại địa bàn Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    1.
    Lý do chọn đề tài:

    1.1 Vấn đề tôn giáo luôn là một vấn đề xã hội phức tạp, tế nhị và nhạy cảm. Khi nói đến tôn giáo có nhiều ý kiến ngược chiều nhau, thậm chí đối lập hẳn với nhau. Có người cho rằng tôn giáo gắn với mê tín dị đoan, với sự bất ổn. Có người lại cho rằng tôn giáo, tín ngưỡng là nhu cầu tinh thần của con người, là đức tin của con người đối với các đấng chí tôn mà người ta tôn thờ. Làm sao để các tôn giáo hoạt động một cách bình thường theo giáo lý, giáo luật của từng tôn giáo và phù hợp với pháp luật của mỗi quốc gia; phát huy những giá trị tích cực, hạn chế những mặt phức tạp, nhạy cảm và cũng chính là để mọi người có cách nhìn biện chứng, khoa học, khách quan về tôn giáo quả là công việc không ít khó khăn. Để giải quyết khó khăn này, vai trò quản lý của Nhà nước đối với tôn giáo là vô cùng quan trọng.

    1.2 Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo. Mỗi tôn giáo có quá trình hình thành, xuất hiện và hoạt động, có hệ thống giáo lý, giáo luật, tổ chức khác nhau. Hơn nữa, đặc điểm, tình hình tôn giáo cũng mỗi vùng mỗi khác. Do đó, vấn đề đặt ra cho tất cả các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương là phải có những giải pháp quản lý sao cho phù hợp đặc điểm tình hình tôn giáo chung cho cả nước và cho từng vùng, từng địa phương.

    1.3 Thành phố Hồ Chí Minh là Thành phố lớn nhất nước, đồng thời cũng là địa phương có số lượng tôn giáo, tín đồ, chức sắc, nhà tu hành nhiều nhất nước. Theo số liệu thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ năm 2002, TP.Hồ Chí Minh có 1.654.858 tín đồ trong tổng số 16.719.091 tín đồ trong cả nước, chiếm gần 10%.

    Trong số 24 quận huyện của Thành phố Hồ Chí Minh, Quận 10 là một trong những quận trung tâm, là địa bàn có nhiều tôn giáo và tín đồ, hơn nữa là nơi có hai trung tâm lớn của Phật giáo và Tin Lành.

    Trong thời gian qua, chính quyền các cấp của Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có các cấp chính quyền của Quận 10, đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm quản lý tốt hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn. Trong tình hình mới, hoạt động của các tôn giáo nói chung, ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã có nhiều thay đổi, nhiều “màu sắc” mới. Theo đó, vấn đề đặt ra cho chính quyền các cấp trong cả nước, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh và Quận 10 phải có những giải pháp mới, phù hợp với tình hình mới, trước hết là phải tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo. Trong ý nghĩa đó, khóa luận này muốn tìm hiểu về mặt lý luận và thực tế mối quan hệ giữa Nhà nước với tôn giáo nói chung, thực tế công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo tại địa bàn Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, và góp phần giải quyết vấn đề đặt ra trên đây.

    MỤC LỤC

    Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO
    Chương II: Tình hình tôn giáo và quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn quận 10.

    2.1 Tổng quan về Quận 10:
    2.2 Tình hình tôn giáo trên địa bàn quận 10:
    2.3 Tình hình quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn Quận:
    2.4 Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo của Quận trong thời gian tới:
    Chương III: Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn Quận 10.
    3.1 Những cơ sở xây dựng giải pháp:
    3.2 Những nguyên tắc và yêu cầu khi xây dựng giải pháp:
    3.3 Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa Bàn quận 10:
    3.4 Một số kiến nghị cụ thể:
    · Kết luận.
    · Tài liệu tham khảo.
    · Phụ lục.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...