Luận Văn QL hoạt động ngoại hối của NH NN

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quản lí hoạt động ngoại hối của ngân hàng nhà nước

    ​Mục lục​trang
    Mục lục 1
    Lời mở đầu 3
    ChươngI: Cơ sở lý luận về quản lý ngoại hối 4
    I.Khái niệm về quản lý ngoại hối. 4
    II.Mục đích của việc quản lý ngoại hối. 5
    1.Điều tiết tỷ giá thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. 5
    2.Bảo tồn quỹ dự trữ ngoại hối Nhà nước. 5
    3.Cải thiện cán cân thanh toán . 6
    III.Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái. 6
    1.Khái niệm tỷ giá. 6
    2.Các loại chế độ tỷ giá hối đoái. 7
    2.1 Chế độ tỷ giá cố định. 7
    2.2 Chế độ tỷ giá thả nổi. 7
    2.3 Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý. 8
    3.Quá trình phát triển của hệ thốngtỷ giá hối đoái quốc tế. 9
    Chương II: Thực trạng quản lý ngoại hối ở Việt Nam. 11
    I.Các công cụ điều hành tỷ giá. 11
    1.Mục đích và khả năng can thiệp của NHNN 12
    2.Hệ thống các công cụ can thiệp trong quản lý ngoại hối. 12
    II.Thực trạng quản lý ngoại hối ở Việt Nam. 15
    1.Sự phát triển của hệ thống tỷ giá ở Việt Nam. 15

    2.Thời kỳ thả nổi tỷ giá (1989 - 1992) 17
    3.Chính sách điều hành tỷ giá hối đoái tự chủ theo cơ chế thị trường. 18
    4.Cơ chế điều hành tỷ giá trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay. 19
    III.Sự phá giá đồng VND nên hay không nên? 19
    1.Phá giá tiền tệ và những tác động của nó. 19
    2.Tỷ giá của đồng VND hiện nay. 20
    3. Phá giá hay không phá giá VND? 22
    Chương III: Giải pháp cho vấn đề quản lý ngoại hối ở Việt Nam. 23
    I.Mục tiêu của chính sách tỷ giá ở Việt Nam. 23
    1.Các mục tiêu của chính sách tỷ giá trong giai đoạn tới. 23
    2.Định hướng xây dựng chính sách tỷ giá trong giai đoạn tới. 24
    II.Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý ngoại hối. 25
    III.Hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá. 26

    Lời mở đầu​ Kể từ sau đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế nước ta có những chuyển biến quan trọng. Nền kinh tế thoát khỏi tình trạng khủng hoảng trầm trọng, tỷ lệ tăng trưởng đạt nhanh và ổn định. Lạm phát được khống chế ở mức độ vừa phải, cơ cấu kinh tế có những thay đổi đáng kể. Nền kinh tế Việt Nam đang dần hoàn thiện đặc điểm của một nền kinh tế tiền. Sau hơn 15 năm của thời kỳ đổi mới chuyển sang kinh tế thị trường, quản lý hối đoái và tỷ giá là hai vấn đề kinh tế thu hút sự quan tâm lớn của dư luận, các doanh nghiệp, người dân, cả các nhà khoa học, cơ quan xây dựng chính sách.
    Chính sách quản lý ngoại hối thuộc hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, nhằm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với ngoại tệ lưu thông, sử dụng trên quốc gia mình cũng như trong quan hệ đối ngoại, theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong những năm qua với chức năng tham mưu cho Chính phủ và thực thi chính sách quản lý ngoại hối, điều hành tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước không ngừng đổi mới và hoàn thiện công tác này, phù hợp với tiến trình vận động của nền kinh tế, sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam hướng tới sự phù hợp với thông lệ quốc tế và nguyên lý của kinh tế thị trường theo định hướng chiến lược chung.
    Chính vì vậy mà em đã chọn đề tài :“ Vai trò quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước” cho tiểu luận môn học của mình. Với khuôn khổ kiến thức cũng như tài liệu có hạn, em xin trình bày về một số vấn đề như: Cơ sở lý luận về tỷ giá và quản lý ngoại hối, cơ chế điều hành quản lý ngoại hối ở nước ta hiện nay, và cuối cùng là một số giải pháp cho vấn đề quản lý ngoại hối ở nước ta.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...