Thạc Sĩ PTNNL trong lĩnh vực GD-ĐT ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦUCông nghiệp hoá, hiện đại hoá là con đường tất yếu của mọi quốc gia nhằm phát triển kinh tế xã hội. Để thực hiện công nghiệp hoá , hiện đại hoá cần phải huy động mọi nguồn lực cần thiết (trong nước và từ nước ngoài), bao gồm: nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, nguồn lực công nghệ, nguồn lực tài nguyên, các ưu thế và lợi thế (về điều kiện địa lý, thể chế chính trị, ). Trong các nguồn này thì nguồn nhân lực là quan trọng, quyết định các nguồn lực khác.
    Hiện nay, ở nước ta sự nghiệp cộng nghiệp hoá, hiện đại hoá đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với việc phát triển nguồn nhân lực (PTNNL), nhất là NNL GD - ĐT ( vì NNL GD - ĐT là cái quyết định chất lượng nguồn nhân lực nói chung của đất nước), đòi hỏi một đội ngũ lao động trí tuệ có trình độ quản lý, chuyên môn và kỹ thuật cao, có ý thức kỷ luật, lòng yêu nước, có thể lực, để có thể đảm đương nhiệm vụ GD - ĐT, cung cấp nguồn nhân lực theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
    Trên thực tế trong những năm qua và hiện nay mặc dù NNL GD - ĐT đã tăng cả về số lượng, chất lượng và sự thay đổi về cơ cấu, v.v Tuy nhiên với yêu cầu cao của phát triển kinh tế và quá trình hội nhập đang đặt ra thì NNL trong GD - ĐT còn nhiều bất cập : chất lượng NNL GD - ĐT còn chưa cao so với đòi hỏi của phát triển kinh tế – xã hội, cơ cấu NNL GD - ĐT thiếu cân đối , cơ chế , chính sách sử dụng NNL (nhất là sử dụng nhân tài trong lĩnh vực này ) con chưa phù hợp, chưa thoả đáng, việc đầu tư cho NNL GD-ĐT còn thấp. Chính vì vậy việc PTNNL trong GD - ĐT đang đặt ra là hết sức quan trọng, và cần thiết. Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX đã định hướng cho PTNNL Việt Nam “Người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo bồi dưỡng và phát triển bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn với một nền khoa học- công nghệ và hiện đại’’.
    CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ1. Lý do chọn đề tài
    Hiện nay cả nước đang quan tâm đến vấn đề giáo dục, với mong muốn nước ta sớm có được một nền giáo dục tiên tiến, đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của đất nước. Việc PTNNL trong GD - ĐT phải đặt trong chiến lược phát triển, kinh tế - xã hội, phải đặt ở vị trí trung tâm , chiến lược của mọi chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Chiến lược phát triển NNL GD-ĐT của nước ta phải đặt trên cơ sở phân tích thế mạnh và những yếu điểm của nó, để từ đó có chính sách khuyến khích, phát huy thế mạnh ấy, đồng thời cần có những giải pháp tích cực, hạn chế những mặt yếu kém trong việc PTNNLtrong GD - ĐT. Có như vậy chúng ta mới có được nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    Trên cơ sở đó, việc làm rõ vấn đề: “PTNNL trong lĩnh vực GD-ĐT ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp’’. Tác giả luận văn nhằm luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD-ĐT đang đặt ra trong giai đoạn hiện nay và những năm tới .
    2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
    2.1 Đối tượng
    Dưới góc độ kinh tế chính trị, luận văn nghiên cứu NNL trong lĩnh vực GD-ĐT với tư cách là nhân tố quan trọng nhất để phát triển nguồn nhân lực.
    2.2 Mục tiêu nghiên cứu
    Phân tích thực trạng NNL trong lĩnh vực GD-ĐT, chỉ ra những thành công, hạn chế chủ yếu trong lĩnh vực này, từ đó đưa ra những quan điểm và một số giải pháp cơ bản nhằm PTNNL trong lĩnh vực GD-ĐT ở Việt Nam.
    3. Phương pháp nghiên cứu
    3.1. Phương pháp trực quan
    Là phương pháp quan sát cung cấp các thông tin về quan niệm, thái độ, giá trị và hành vi tự thuật của đối tượng. Các phương pháp quan sát cung cấp thông tin về hành vi thực cho phép hiểu rõ hơn hành vi được nghiên cứu.
    3.2. Phương pháp lý luận.
    Là phương pháp thu thập thông tin khoa học dựa trên sự nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có và bằng các thao tác tư duy logic để rut ra các kết luận khoa học.
    3.3. Phương pháp điều tra.
    Là dùng một hệ thống câu hỏi theo những nội dung xác định nhằm thu thập những thông tin khách quan nói lên nhận thức và thái độ của người được điều tra.
    4. Tóm tắt nội dung, bố cục của bài.ChươngI. Đặt vấn đề.
    Chương II. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về PTNNL lĩnh vực GD-ĐT.
    Chương III" class="mceSmilieSprite mceSmilie7" alt=":p" title="Stick Out Tongue :p">hương pháp nghiên cứu[i].[/i][/i][/B]
    [B][i]Chương IV[/i][i][B]: [/B]Thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD-ĐT ở Việt Nam.[/i][/B]
    [B][i]Chương V:[/i][/B][B] [i][B]Kết luận và kiến nghị[/B][/i][i][B].[/B][/i][/B]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...