Tiểu Luận PR và giải quyết khủng hoảng doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài.

    PR hiện nay là một công việc còn tương đối mới mẻ, tuy nhiên cũng đã và đang dần nhận được sự quan tâm đặc biệt của rất nhiều người, nhất là các doanh nhân, và những nhân viên PR trẻ đang định hướng nghề nghiệp. So với những nghành nghề khác, dường như PR dễ bị hiểu lệch lạc hơn về mục đích thực sự của nó. Và xét ở một khía cạnh nào đó, PR có một mối quan hệ vô cùng thân thiết và tương hỗ với báo chí. PR từ khi xuất hiện đã đươc xác nhận là một “đối tác tin cậy” của báo chí. Có thể nói một trong những nhiệm vụ chính của bộ phận quan hệ công chúng (PR) của một tổ chức là xử lý các tình huống khủng hoảng. Nhận thấy điều đó, nhóm đã chọn đề tài: “PR và giải quyết khủng hoảng doanh nghiệp”. Đề tài được thực hiện với mục đích duy nhất là tìm hiểu phần nào về PR và phân tích đưa ra hướng giải quyết khủng hoảng của doanh nghiệp.

    2. Đối tượng nghiên cứu.

    Đối tượng nghiên cứu ở đây chính là công việc của các nhân viên tại một số công ty chuyên về PR hiện nay cũng như cách đối mặt và giải quyết khủng hoảng trong doanh nghiệp.

    3. Phạm vi nghiên cứu.

    Tiểu luận được nghiên cứu với những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước.

    4. Phương pháp nghiên cứu.

    Tiểu luận sẽ đi sâu vào chuyên môn của bộ môn PR và giải quyết khủng hoảng trong doanh nghiệp và những biện pháp thường được sử dụng trong công việc giải quyết khủng hoảng đó. Phương pháp nghiên cứu sẽ dựa trên những tài liệu thu thập về một cuộc khủng hoảng cụ thể, bên cạnh đó sẽ là những phân tích, đánh giá, tổng hợp và so sánh.

    5. Ý nghĩa và giá trị thực tiễn của đề tài nghiên cứu.

    Về mặt khoa học, đề tài nghiên cứu khảo sát đánh giá những vấn đề liên quan đến xử lý khủng hoảng trong doanh nghiệp như nắm bắt, đối đầu và giải quyết những sự việc xung quanh cuộc khủng hoảng đó.

    Về mặt thực tiễn, đề tài góp phần nâng cao nhận thức, hiệu quả thông tin về một lát cắt cụ thể nhưng quan trọng nhất đối với những ai quan tâm tới nghề PR, một nghề không còn mới nhưng vẫn hút được sự quan tâm đặc biệt của giới doanh nhân và giới trẻ hiện nay. Đặc biệt hơn, PR chính là một nghề có quan hệ mật thiết với báo chí như đã nói ở trên.

    6. Kết cấu của tiểu luận.

    Tiểu luận bao gồm ba chương.

    Chương1. Cơ sở lý luận.

    Chương 2. Thực trạng công tác PR ở Việt Nam hiện nay và phân tích, giải quyết khủng hoảng của một số doanh nghiệp.

    Chương 3. Đề xuất giải pháp và kiến nghị





    MỤC LỤC

    DANH MỤC VIẾT TẮT 1

    LỜI NÓI ĐẦU 2


    1. Lý do chọn đề tài. 2

    2. Đối tượng nghiên cứu. 2

    3. Phạm vi nghiên cứu. 2

    4. Phương pháp nghiên cứu. 2

    5. Ý nghĩa và giá trị thực tiễn của đề tài nghiên cứu. 3

    6. Kết cấu của tiểu luận. 3

    CHƯƠNG1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

    1.1. PR là gì? 4

    1.2. Vai trò của PR trong doanh nghiệp. 6

    1.3. Các hoạt động của PR. 7

    1.3.1. PR nội bộ. 7

    1.3.2. Hoạt động đối ngoại. 7

    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PR Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ PHÂN TÍCH, GIẢI QUYẾT KHỦNG HOẢNG CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP 9

    2.1. Thực trạng công tác PR ở Việt Nam hiện nay. 9

    2.2. Phân tích và giải quyết khủng hoảng của một số doanh nghiệp cụ thể. 12

    2.2.1. Tình huống sữa Dielac. 12

    2.2.3. Cuộc khủng hoảng thương hiệu của công ty Toyota 19



    CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 24

    3.1. Một số giải pháp cho việc giải quyết khủng hoảng doanh nghiệp. 24

    3.1.1. Kịch bản xử lý khủng hoảng 24

    3.1.2. Hướng xử lý khủng hoảng thương hiệu 26

    3.2. Kiến nghị. 28

    3.2.1. Đối với Doanh nghiệp 28

    3.2.2. Đối với nhà nước 28

    KẾT LUÂN 30
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...