Chuyên Đề Pr - quan hệ công chúng biện pháp hữu hiệu để xây dựng thương hiệu

Thảo luận trong 'Báo Chí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    PR- QUAN HỆ CÔNG CHÚNG, BIỆN PHÁP HỮU HIỆU ĐỂ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
    LỜI NÓI ĐẦU


    Theo một báo cáo gần đây, “2/3 các vị giám đốc Marketing và giám đốc nhãn hiệu ở Mỹ tin rằng PR giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu” (nguồn: Marketing report-1999).


    Trong bối cảnh thị trường hiện nay, hàng hoá và dịch vụ đa dạng, phong phú, người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc phân biệt, đánh giá sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp đều cố gắng tạo một phong cách, một hình ảnh, một ấn tượng, một uy tín riêng cho sản phẩm của mình nhằm đem lại cho sản phẩm hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng hay nói cách khác, đưa thương hiệu vào tiềm thức khách hàng.


    Các doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu bằng nhiều phương pháp: thông qua quảng cáo, PR, giá cả hoặc bằng chính sản phẩm, với mục tiêu chung là làm sao đưa thương hiệu vào tiềm thức khách hàng. Trong đó, có thể nói hoạt động PR có tác động tích cực vào việc quảng bá thương hiệu. Trên thế giới, PR đã không còn là khái niệm mới. PR giúp doanh nghiệp truyền tải các thông điệp đến khách hàng và những nhóm công chúng quan trọng. Khi truyền đi thông điệp, PR giúp sản phẩm dễ đi vào nhận thức của khách hàng, hay cụ thể hơn là giúp khách hàng dễ dàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với một thương hiệu. Hơn nữa, thông điệp PR ít mang tính thương mại do sử dụng các phương tiện trung gian hoặc các bài viết trên báo, vì chứa đựng lượng thông tin đa dạng, phong phú nên dễ gây cảm tình và dễ được công chúng chấp nhận.


    Còn ở Việt Nam, đã qua cái thời doanh nghiệp coi PR - quan hệ công chúng như một thứ công cụ quá lạ lẫm và xa xỉ. Tuy vậy, để hiểu PR như một công cụ mang lại hiệu quả cao, thông tin đến đối tượng rộng hơn với chi phí thấp thì không phải doanh nghiệp nào cũng thường trực trong nhận thức kinh doanh. Những vấn đề nêu trên cũng chính là lí do để tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “PR - quan hệ công chúng - biện pháp hữu hiệu để phát triển thương hiệu” với mục tiêu phân tích và hiểu rõ hơn nữa vai trò và tác dụng của PR vào các hoạt động quản lí, xây dựng thương hiệu.


    Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Điệp, người đã hướng dẫn giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này, và xin cảm ơn công ty PR Pioneer Communications đã cung cấp những thông tin quý báu về thị trường PR tại Việt Nam để tôi có thể hoàn thành đề tài.


    MỤC LỤC


    DANH SÁCH BẢNG BIỂU 4
    CHƯƠNG I. THƯƠNG HIỆU 6
    I. TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG HIỆU 6
    1. Khái niệm thương hiệu 6
    2. Tầm quan trọng của thương hiệu 6
    2.1. Vai trò của thương hiệu đối với khách hàng 6
    2.2. Vai trò của thương hiệu đối với công ty 7
    II. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU 8
    1. Quảng cáo 9
    2. Khuyến mại 11
    3. Tiếp thị trực tiếp 12
    4. PR - Quan hệ cộng đồng 13


    CHƯƠNG II. PR – QUAN HỆ CÔNG CHÚNG BIỆN PHÁP HỮU HIỆU TRONG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU 15
    I. KHÁI LƯỢC VỀ PR - QUAN HỆ CÔNG CHÚNG 15
    1. Lịch sử PR 15
    1.1. PR (Public Relation) là gì? 15
    1.2. Lịch sử hình thành của PR 15
    2. Định nghĩa và phân biệt PR với quảng cáo, Marketing và khuyến mại 16
    2.1. Định nghĩa về PR 16
    2.2. Phân biệt PR với quảng cáo và mỗi quan hệ tương hỗ 18
    2.3. Phân biệt PR và Marketing 19
    2.4. Phân biệt PR và khuyến mại. 21
    3. Vai trò của PR 21
    4. Ưu, nhược điểm của PR 24

    II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ỨNG DỤNG PR VÀO XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TẠI VIỆT NAM 25
    1. Tổng quan về thị trường PR tại Việt Nam 25
    1.1. PR được sử dụng chủ yếu ở các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài 25
    1.2. Nhận thức còn thiếu sót về PR của các doanh nghiệp Việt Nam 26
    1.3. Thị phần ngành PR - sự độc tôn của các công ty Việt Nam 27
    2. Các công cụ PR 29
    2.1. Quan hệ báo chí 29
    2.1.1. Vai trò và tầm quan trọng 29
    2.1.3. Khai thác PR qua kênh báo chí 32
    2.2. Tổ chức sự kiện 35
    2.3. Trách nhiệm xã hội 37
    2.4. Quản trị khủng hoảng 39
    2.5. Quan hệ chính phủ 40
    3. PR xây dựng thương hiệu mới 43
    3.1. PR có độ tin cậy lớn 44
    3.2. PR cung cấp đầy đủ thông tin về thương hiệu 45
    3.3. Thông tin đại chúng xây dựng thương hiệu 46


    CHƯƠNG III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48
    1. Một vài nhận định 48
    2. Kiến nghị 48
    2.1. Cách thức áp dụng PR 48
    2.2. Đào tạo PR 49
     
Đang tải...