Tài liệu PR chinh phục lòng tin

Thảo luận trong 'Thương Mại - Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cùng với quảng cáo, PR (quan hệ công chúng) dù du nhập vào Việt Nam chưa bao lâu nhưng đã khẳng định vị thế quan trọng trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp, thậm chí, tác giả Alries & Laura Ries còn khẳng định rằng “Quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi“ trong cuốn sách cùng tên mới ra mắt độc giả Việt Nam.
    Nhưng thực tế có hoàn toàn như vậy?

    Chị Hoàng Dạ Thi, cố vấn PR cho một công ty sản xuất phim cho biết: “Thời gian còn học ở nước ngoài, thầy giáo của tôi có giới thiệu với sinh viên về quyển sách đó. Điều khiến tôi tâm đắc nhất là quảng cáo như những đốm lửa và PR khiến những đám lửa đó bùng lên thành một đám cháy”. Theo luận điểm này, rõ ràng là quảng cáo và PR có mối quan hệ gắn bó hữu cơ. Tùy từng tình huống cụ thể mà các nhà tiếp thị sẽ vận dụng PR và quảng cáo một cách linh hoạt, quyết định PR đi trước hay sau quảng cáo. Nghĩa là, cho đến thời điểm này, quảng cáo vẫn giữ vai trò chưa thể thay thế. Chẳng hạn, mật độ và tần suất của các chương trình quảng cáo trên truyền hình ngày càng dày đặc và chưa hề có dấu hiệu chững lại.
    Thông thường, đối với những sản phẩm, sau những màn quảng cáo “dội bom“, các doanh nghiệp sẽ sử dụng đến PR. Xét trong phạm vi hẹp là quảng cáo trên truyền hình và báo chí, thông tin đưa đến khách hàng phải đảm bảo tiêu chuẩn độ chính xác, cô đọng, gây ấn tượng để truyền tải thông điệp trong khoảng thời gian ngắn. Đó chính là khiếm khuyết lớn nhất của quảng cáo. Để thông tin đến với người xem đầy đủ và chi tiết hơn, đó là nhiệm vụ của PR. Hoạt động này mang lại cho người tiếp nhận thông tin sự hiểu biết sâu sắc hơn đối với chủ thể cần chuyển tải.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...